Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Ông cháu 2 tuổi rưỡi


1. Sáng ra ngồi ở ghế salông uống nước. Ông cháu 2 tuổi rưỡi nhảy vào giành chỗ, “ghế của em! ghế của em!”

Điềm đạm bảo ông cháu, “ghế này của bà, nếu bà mất đi thì bác là hàng thừa kế thứ nhất, còn em chỉ là hàng thừa kế thứ hai, hiểu không?”

Ông cháu, không hiểu uất ức vì mất quyền lợi hay hổ thẹn vì sự kém hiểu biết của mình, oà khóc tức tưởi như con heo đòi ăn cám.

Nhòm ông cháu vừa khóc vừa thét mà muốn phì cả cười. Ai đời người không biết chữ lại đòi lí sự với tiến sĩ kinh tế. Thế thì thua là phải, than khóc cái nỗi gì!

2. Đá bóng với ông cháu 2 tuổi rưỡi. Ông cháu vồ hụt bóng, cạp phát vào viên gạch lát nền như Ngọc Trinh cạp đất, đứng dậy khóc hu hu.

Bảo với ông cháu, “mình đái đứng cơ mà, việc đếch phải uỷ mị thế!”

Ông cháu không ý thức được việc giữ hình ảnh cao đẹp của người đái đứng, nên không chịu nín. Bảo ông cháu, “em đạp phát vào chỗ vừa ngã, cho nó chết cmnđ!”

Ông cháu quay lại chỗ viên gạch vừa bị cạp, chổng mông đạp phát như có thù mấy kiếp.

Cổ vũ ông cháu, “em đạp thêm phát nữa đi, cho bõ ghét!”

Ông cháu đang sẵn lực lượng vũ trang, chổng mông đạp phát nữa vào viên gạch oan nghiệt kia.

Xong thì quay lại vừa đá bóng vừa cười khanh khách, như thể chưa từng một lần trong đời làm Nữ hoàng nội y...

3. Đi dạo với ông cháu 2 tuổi rưỡi. Ngang đài phun nước, chỉ cho ông cháu biết cái tượng cá heo người ta dựng ở đó.

​​Dạo hết một vòng, dừng lại ở đài phun nước, chỉ vào bức tượng:

​- Cái chi đây?

- Con cá!

- Cá chi?

- Cá màu trắng!

- Không, cá chi á tề?

- Con cá biết bơi!

- Cá heo chứ?

- Cá heo!

Bài học rút ra là, khi phân loại sự vật hiện tượng gì, cũng phải đưa ra tiêu chí cụ thể. Nếu không thì người ta hoàn toàn có thể viết: Chú bộ đội đã chiến đấu rất dũng cảm và bị thương hai lần, một lần ở mông, lần kia ở Quảng Trị!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét