“Cơ sở văn hoá Việt Nam” là một trong số hai môn bổ sung (aka môn phụ) mà em được/phải học trong kỳ đầu tiên ở Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội).
Tài liệu học duy nhất mà em có để phục vụ môn này là quyển giáo trình “Cơ sở văn hoá Việt Nam”. Cái bìa của nó nom như bìa quyển sách trong ảnh, nhưng hồi đó nó in mầu xanh. Ở trang bìa có ghi tác giả là Trần Ngọc Thêm, trang bên trong có ghi học hàm học vị của bác ấy là PGS, TSKH.
Thủa ấy em nghèo lắm, nghèo đến mức mùng tơi cũng chẳng có mà rớt. Nhưng em vẫn nghiến răng nghiến lợi mua cho được quyển “Cơ sở văn hoá Việt Nam”, trước là ủng hộ tác giả, sau là để phục vụ việc học hành cho nó thêm phần tử tế.
Có được quyển sách trứ danh kia, em chúi đầu đọc lấy đọc để, trước là để có cái mà viết hôm đi thi, sau là vì quyển ấy cũng có nhiều nội dung tỏ ra cũng thú vị, tỉ như âm dương, ngũ hành hay tín ngưỡng phồn thực…
Hôm thi môn “Cơ sở văn hoá Việt Nam”, em cứ thế đi hai bàn tay không, vào phòng thi cứ thế cắm đầu viết. Kết quả là bài thi của em được điểm 7, còn em thì được các anh khoá trên ở cùng phòng kí túc xá chê hâm và khen giỏi. Hâm là vì đi thi mà không cầm tài liệu. Còn giỏi là vì thi không cần tài liệu mà cũng qua.
Bỏ qua những lời khen chê vô thưởng vô phạt ấy, nói thực lòng là em rất thích môn “Cơ sở văn hoá Việt Nam” cũng như quyển giáo trình thần thánh kia của bác Thêm. Thích đến nỗi nhiều nội dung trong đó em vẫn còn nhớ rất rõ, kể cả khi đã ra trường nhiều năm.
Ấy thế mà hôm nay, khi đang lên mạng lướt web thì em chợt phát hiện ra một sự thật trần trụi, trần hơn cả cô gì người mẫu khi đang bị ông gì hoạ sĩ kiêm kiến trúc sư giở trò bậy bạ: quyển “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của bác Thêm, hoá ra, lại là một tác phẩm đạo văn.
Các bác bảo, thế có khổ em không, thế có phí rượu không!?
Tài liệu học duy nhất mà em có để phục vụ môn này là quyển giáo trình “Cơ sở văn hoá Việt Nam”. Cái bìa của nó nom như bìa quyển sách trong ảnh, nhưng hồi đó nó in mầu xanh. Ở trang bìa có ghi tác giả là Trần Ngọc Thêm, trang bên trong có ghi học hàm học vị của bác ấy là PGS, TSKH.
Thủa ấy em nghèo lắm, nghèo đến mức mùng tơi cũng chẳng có mà rớt. Nhưng em vẫn nghiến răng nghiến lợi mua cho được quyển “Cơ sở văn hoá Việt Nam”, trước là ủng hộ tác giả, sau là để phục vụ việc học hành cho nó thêm phần tử tế.
Có được quyển sách trứ danh kia, em chúi đầu đọc lấy đọc để, trước là để có cái mà viết hôm đi thi, sau là vì quyển ấy cũng có nhiều nội dung tỏ ra cũng thú vị, tỉ như âm dương, ngũ hành hay tín ngưỡng phồn thực…
Hôm thi môn “Cơ sở văn hoá Việt Nam”, em cứ thế đi hai bàn tay không, vào phòng thi cứ thế cắm đầu viết. Kết quả là bài thi của em được điểm 7, còn em thì được các anh khoá trên ở cùng phòng kí túc xá chê hâm và khen giỏi. Hâm là vì đi thi mà không cầm tài liệu. Còn giỏi là vì thi không cần tài liệu mà cũng qua.
Bỏ qua những lời khen chê vô thưởng vô phạt ấy, nói thực lòng là em rất thích môn “Cơ sở văn hoá Việt Nam” cũng như quyển giáo trình thần thánh kia của bác Thêm. Thích đến nỗi nhiều nội dung trong đó em vẫn còn nhớ rất rõ, kể cả khi đã ra trường nhiều năm.
Ấy thế mà hôm nay, khi đang lên mạng lướt web thì em chợt phát hiện ra một sự thật trần trụi, trần hơn cả cô gì người mẫu khi đang bị ông gì hoạ sĩ kiêm kiến trúc sư giở trò bậy bạ: quyển “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của bác Thêm, hoá ra, lại là một tác phẩm đạo văn.
Các bác bảo, thế có khổ em không, thế có phí rượu không!?
Ôi, thần tượng sụp đổ. Thế này bảo sao Thêm giáo sư đầy tình nhân văn với Tồn giáo sư. Falling skie
Trả lờiXóaRất tiếc là hiện nay bác Tồn cũng quay lại tố bác Thêm đạo văn. Bác Tồn còn gửi cả thư cho Thủ tướng về việc này! :))
Xóa