Thứ Tư, 6 tháng 4, 2022

So sánh kiểu tào lao




Mấy nay thấy nhiều người chia sẻ bài viết của cô này, nhưng mới ngó qua mục 1 mà tôi đã không muốn đọc tiếp, vì thấy tư duy của cô viết bài quá lởm khởm.

Nếu cô đi làm về thấy chồng nhởn nhơ ngồi chơi, còn cô phải xắn tay làm hết việc nhà, thì cô có quyền nói về sự công bằng xã hội hoặc bình đẳng vợ chồng, về những áp lực công việc cô cũng phải chịu… Đó là một hành động chính đáng và được hoan nghênh vì sự tiến bộ của xã hội.

Nhưng trong trường hợp trẻ em không chịu được áp lực học hành, mà cô lại đi so với những vất vả của cha mẹ, thì đó là một việc làm cực kỳ tào lao. Cha mẹ là người lựa chọn cách thức/môi trường giáo dục con cái, và do đó phải chịu trách nhiệm về kết quả của sự lựa chọn đó. Đồng thời, cha mẹ cũng là người lựa chọn công việc hoặc quyết định cách thức kiếm sống của mình, nên cũng phải tự chịu trách nhiệm về những áp lực công việc của mình luôn.

Nếu nói rằng, con cái phải có phần trách nhiệm với cha mẹ bởi cha mẹ phải chịu áp lực công việc để kiếm tiền nuôi con, thì lý sự đó cũng không thỏa đáng, bởi cha mẹ mới là người quyết định sinh con, và đương nhiên đã xác định được việc nuôi con phải đi kèm với áp lực kinh tế.

Thế nên, việc đem áp lực học hành của con cái ra so sánh với áp lực công việc của cha mẹ, để rồi chê trách những đứa con không chịu được áp lực học hành, là lối tư duy hết sức bậy bạ.

Trong một diễn tiến có liên quan, dạo gần đây, người ta hay ta thán về nỗi nhiều người thi 3 môn được 9 điểm mà vẫn đỗ vào trường sư phạm. Có lẽ nào, cô giáo này là một trong những trường hợp như vậy chăng?

Chứ không, thì làm sao một cô giáo dạy văn lại có nhận thức như này được!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét