1. “Cha giàu, cha nghèo” là một cuốn sách dạy làm giàu thuộc vào hàng best-seller cách đây khoảng chục năm. Tôi đọc nó theo lời khuyên của một anh bạn lớn tuổi học chung lớp cao học.
Hồi đó tôi mới ra trường, vừa đi làm vừa tranh thủ học thêm. Còn anh đã là chủ một doanh nghiệp khá lớn. Tuy khác biệt tuổi tác và nghề nghiệp nhưng tôi và anh chơi khá thân. Tôi quý anh vì anh hay chỉ bảo cho tôi những điều hơn lẽ thiệt trong cuộc sống. Còn anh quý tôi, có lẽ là tại vì tôi khá chỉn chu và học hành nghiêm túc.
Có một lần anh hỏi tôi về thu nhập. Tôi cũng thật thà kể về mức lương mà tôi nhận được hàng tháng. Anh cười và bảo tôi bỏ quách cái mác công chức để ra ngoài làm kinh doanh cùng anh. Tôi cám ơn anh và nói không có ý định thay đổi công việc, bởi vất vả lắm tôi mới chen chân vào được cơ quan, và công việc đó cũng phù hợp với định hướng nghề nghiệp mà các cụ vạch ra cho tôi từ thời còn đi học. Thế là anh khuyên tôi tìm đọc “Cha giàu, cha nghèo”.
2. Nội dung chính của “Cha giàu, cha nghèo” là dạy con người ta về những kế sách làm giàu. Trong sách đó có đề cập đến quan điểm về tiền bạc của hai người cha: cha giàu và cha nghèo.
Người cha nghèo cho rằng ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu. Đứng trước một vật đắt tiền hay một tài sản giá trị lớn, cha nghèo thường tự nhủ, mình không mua nổi vật đó. Và ông phải vật lộn để kiếm từng đồng bạc.
Cha giàu thì ngược lại. Ông cho rằng thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu. Khi đứng trước một tài sản giá trị lớn hay vật đắt tiền, cha giàu thường tự đặt ra cho mình câu hỏi, làm thế nào để mua được vật đó. Và công việc mà ông theo đuổi, chỉ đơn giản là làm một nhà đầu tư.
Nhưng điểm khác biệt quan trọng nhất mà hai người cha dạy con của mình, ấy là cách thức kiếm tiền. Trong khi người cha nghèo dạy rằng: “Phải học cho giỏi thì mới được làm việc ở những công ty tốt”, thì người cha giàu lại bảo: “Học cho giỏi thì mới mua được những công ty tốt”.
Và đó cũng chính là lí sự để anh bạn tôi khuyên tôi bỏ công việc đang làm và ra ngoài kinh doanh. Nhưng tất nhiên, tôi vẫn chẳng nghe theo.
3. Có một lần ba tôi ra Hà Nội ở chung với tôi. Ba bị mắc một căn bệnh mà bệnh viện tuyến tỉnh không thể điều trị được, đành phải chuyển lên tuyến trung ương.
Hằng ngày, tôi đi làm, còn ba ở nhà xem tivi và đọc sách. Sau giờ làm việc, tôi về đón ba tôi và đưa ba đến bệnh viện để khám và điều trị. Đều đặn như thế khoảng 2 tháng.
Một hôm tôi đi làm về, thấy ba đang đọc “Cha giàu, cha nghèo”. Tôi bảo, ba là cha nghèo. Ba tôi hỏi vì sao. Tôi trả lời, bởi từ bé đến giờ, ba luôn dạy con phải học hành chăm chỉ để sau này kiếm được việc làm tốt. Ba tôi cười.
Một hôm khác đang trên đường từ bệnh viện trở về nhà, ba tôi ngồi sau xe đột nhiên bảo sau này tôi chắc cũng trở thành cha nghèo. Tôi hỏi vì sao. Ba tôi bảo vì thấy tôi thường lái xe đi sát vào lề bên phải và chẳng bao giờ vượt xe người khác, như thế nghĩa là người không ưa mạo hiểm, giống người cha nghèo. Hai cha con cùng cười.
4. Kết thúc đợt điều trị, bệnh tình của ba tôi thuyên giảm rõ rệt. Ba lên tàu về quê, hẹn một thời gian sau sẽ quay lại Hà Nội để khám và điều trị tiếp.
Nhưng sau đó vì nhiều nguyên nhân mà bệnh của ba không qua khỏi. Ba về với ông bà vào một ngày giữa thu, khi tôi đang viết dở dang luận án tiến sĩ. Từ lúc ấy, tôi chẳng có tâm trí nào tập trung vào việc học hành nghiên cứu. Nhiều đêm nằm ngủ, tôi mơ thấy ba tôi hiện về hỏi đã làm luận án xong chưa.
Phải hơn hai năm sau, tôi mới bình tâm trở lại và tiếp tục bắt tay vào hoàn thành luận án. Rồi tôi cũng bảo vệ xong để nhận học vị tiến sĩ, theo đúng như ước nguyện của ba tôi lúc còn sống.
Bây giờ thì tôi đã là tiến sĩ rồi, chẳng phải lo nghĩ về cái món nợ bảo vệ luận án đeo nặng trên vai suốt mấy năm, cũng chẳng phải lo bị ba tôi quở trách về sự học hành chểnh mảng. Nhưng thi thoảng vào lúc rỗi, tôi vẫn lôi “Cha giàu, cha nghèo” ra đọc và nhớ lại những câu chuyện cha giàu, cha nghèo mà ba và tôi đã từng nói với nhau.
Tôi không biết sau này con mình thích kiếm tiền hay không. Tôi cũng chẳng biết sau này tôi sẽ trở thành cha giàu hay cha nghèo. Nhưng tôi biết một điều chắc chắn là dù làm cha giàu hay cha nghèo, thì tôi sẽ luôn cố gắng để làm một người cha tốt. Tôi tự hứa với ba tôi như vậy.
Hồi đó tôi mới ra trường, vừa đi làm vừa tranh thủ học thêm. Còn anh đã là chủ một doanh nghiệp khá lớn. Tuy khác biệt tuổi tác và nghề nghiệp nhưng tôi và anh chơi khá thân. Tôi quý anh vì anh hay chỉ bảo cho tôi những điều hơn lẽ thiệt trong cuộc sống. Còn anh quý tôi, có lẽ là tại vì tôi khá chỉn chu và học hành nghiêm túc.
Có một lần anh hỏi tôi về thu nhập. Tôi cũng thật thà kể về mức lương mà tôi nhận được hàng tháng. Anh cười và bảo tôi bỏ quách cái mác công chức để ra ngoài làm kinh doanh cùng anh. Tôi cám ơn anh và nói không có ý định thay đổi công việc, bởi vất vả lắm tôi mới chen chân vào được cơ quan, và công việc đó cũng phù hợp với định hướng nghề nghiệp mà các cụ vạch ra cho tôi từ thời còn đi học. Thế là anh khuyên tôi tìm đọc “Cha giàu, cha nghèo”.
2. Nội dung chính của “Cha giàu, cha nghèo” là dạy con người ta về những kế sách làm giàu. Trong sách đó có đề cập đến quan điểm về tiền bạc của hai người cha: cha giàu và cha nghèo.
Người cha nghèo cho rằng ham mê tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu. Đứng trước một vật đắt tiền hay một tài sản giá trị lớn, cha nghèo thường tự nhủ, mình không mua nổi vật đó. Và ông phải vật lộn để kiếm từng đồng bạc.
Cha giàu thì ngược lại. Ông cho rằng thiếu thốn tiền bạc là nguồn gốc của mọi điều xấu. Khi đứng trước một tài sản giá trị lớn hay vật đắt tiền, cha giàu thường tự đặt ra cho mình câu hỏi, làm thế nào để mua được vật đó. Và công việc mà ông theo đuổi, chỉ đơn giản là làm một nhà đầu tư.
Nhưng điểm khác biệt quan trọng nhất mà hai người cha dạy con của mình, ấy là cách thức kiếm tiền. Trong khi người cha nghèo dạy rằng: “Phải học cho giỏi thì mới được làm việc ở những công ty tốt”, thì người cha giàu lại bảo: “Học cho giỏi thì mới mua được những công ty tốt”.
Và đó cũng chính là lí sự để anh bạn tôi khuyên tôi bỏ công việc đang làm và ra ngoài kinh doanh. Nhưng tất nhiên, tôi vẫn chẳng nghe theo.
3. Có một lần ba tôi ra Hà Nội ở chung với tôi. Ba bị mắc một căn bệnh mà bệnh viện tuyến tỉnh không thể điều trị được, đành phải chuyển lên tuyến trung ương.
Hằng ngày, tôi đi làm, còn ba ở nhà xem tivi và đọc sách. Sau giờ làm việc, tôi về đón ba tôi và đưa ba đến bệnh viện để khám và điều trị. Đều đặn như thế khoảng 2 tháng.
Một hôm tôi đi làm về, thấy ba đang đọc “Cha giàu, cha nghèo”. Tôi bảo, ba là cha nghèo. Ba tôi hỏi vì sao. Tôi trả lời, bởi từ bé đến giờ, ba luôn dạy con phải học hành chăm chỉ để sau này kiếm được việc làm tốt. Ba tôi cười.
Một hôm khác đang trên đường từ bệnh viện trở về nhà, ba tôi ngồi sau xe đột nhiên bảo sau này tôi chắc cũng trở thành cha nghèo. Tôi hỏi vì sao. Ba tôi bảo vì thấy tôi thường lái xe đi sát vào lề bên phải và chẳng bao giờ vượt xe người khác, như thế nghĩa là người không ưa mạo hiểm, giống người cha nghèo. Hai cha con cùng cười.
4. Kết thúc đợt điều trị, bệnh tình của ba tôi thuyên giảm rõ rệt. Ba lên tàu về quê, hẹn một thời gian sau sẽ quay lại Hà Nội để khám và điều trị tiếp.
Nhưng sau đó vì nhiều nguyên nhân mà bệnh của ba không qua khỏi. Ba về với ông bà vào một ngày giữa thu, khi tôi đang viết dở dang luận án tiến sĩ. Từ lúc ấy, tôi chẳng có tâm trí nào tập trung vào việc học hành nghiên cứu. Nhiều đêm nằm ngủ, tôi mơ thấy ba tôi hiện về hỏi đã làm luận án xong chưa.
Phải hơn hai năm sau, tôi mới bình tâm trở lại và tiếp tục bắt tay vào hoàn thành luận án. Rồi tôi cũng bảo vệ xong để nhận học vị tiến sĩ, theo đúng như ước nguyện của ba tôi lúc còn sống.
Bây giờ thì tôi đã là tiến sĩ rồi, chẳng phải lo nghĩ về cái món nợ bảo vệ luận án đeo nặng trên vai suốt mấy năm, cũng chẳng phải lo bị ba tôi quở trách về sự học hành chểnh mảng. Nhưng thi thoảng vào lúc rỗi, tôi vẫn lôi “Cha giàu, cha nghèo” ra đọc và nhớ lại những câu chuyện cha giàu, cha nghèo mà ba và tôi đã từng nói với nhau.
Tôi không biết sau này con mình thích kiếm tiền hay không. Tôi cũng chẳng biết sau này tôi sẽ trở thành cha giàu hay cha nghèo. Nhưng tôi biết một điều chắc chắn là dù làm cha giàu hay cha nghèo, thì tôi sẽ luôn cố gắng để làm một người cha tốt. Tôi tự hứa với ba tôi như vậy.
Đây là nhật ký
Trả lờiXóa