Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

Trịnh Đá


Trịnh Công Sơn (số điện thoại 1939-2001) là một trong những nhà thạch học nổi tiếng nhất của Việt Nam thế kỷ 20. Ông sinh ra ở Đắk Lắk nhưng lớn lên ở Huế. Chính những năm tháng tuổi thơ lang thang ở phường Đập Đá đã nuôi dưỡng trong tâm hồn người con xứ Huế này một tình yêu mãnh liệt đối với đá. Do đó trong suốt cả cuộc đời “ở trọ trần gian” của mình, Trịnh Công Sơn đã có rất nhiều nghiên cứu về loại vật liệu này, trong đó hai công trình tiêu biểu nhất là “Tuổi đá buồn” (công bố năm 1961) và “Rồi như đá ngây ngô” (công bố năm 1972).

Khác với các nhà thạch học khác thường tập trung nghiên cứu về các đặc tính cơ, lí, hoá của đá cũng như khả năng ứng dụng của nó vào việc chế tác đồ trang sức hoặc làm vật liệu xây dựng, Trịnh Công Sơn chủ yếu đi sâu tìm hiểu đặc điểm sinh học và tâm lý của đá với mong muốn khám phá những điều huyền bí ẩn sâu trong đời sống nội tâm và cảm xúc của loài đá.

Ngoài hai công trình trứ danh kể trên, các phát hiện của Trịnh Công Sơn về đá còn được công bố trong rất nhiều công trình khác nhau như: “Biển nhớ” (Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ, sỏi đá trông em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ), “Diễm xưa” (Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động. Làm sao em biết bia đá không đau. Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng. Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau), “Ngẫu nhiên” (Hòn đá lăn trên đồi, hòn đá rớt xuống nhành mai, rụng cánh hoa mai gầy, chim chóc hót tiếng qua đời), “Tình nhớ” (Những bước chân mềm mại đã đi vào đời người, như từng viên đá cuội rớt vào lòng biển khơi)... Những nghiên cứu này của Trịnh Công Sơn đã có ảnh hưởng không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức của con người về thế giới của loài đá tưởng chừng như vô tri vô giác.

Đặc biệt, trong công trình “Hãy yêu nhau đi” công bố năm 1970, Trịnh Công Sơn đã làm cả thế giới chấn động khi phát hiện loài đá cũng có khả năng mang thai (có tin vui):

Hãy ru nhau trên những lời gió mới
Hãy yêu nhau cho gạch đá có tin vui
Hãy kêu tên nhau trên ghềnh dưới bãi
Dù mai nơi này người có xa người...

Đáng tiếc là, trong khi quá say sưa với thành công của các công trình nghiên cứu về cảm xúc và khả năng mang thai của loài đá, thì nhà thạch học Trịnh Công Sơn lại quên mất cái việc nghiên cứu khả năng mang thai của loài người. Chính vì thế, mãi đến hơn 20 năm sau khi nhà thạch học rời khỏi nơi ở trọ để chuyển về nhà riêng của mình ở chốn “xa xăm cuối trời” (01/4/2001), người ta vẫn chưa phát hiện được một phụ nữ nào tự nhận là đã từng có thai với Trịnh Công Sơn, kể cả Bích Diễm, Dao Ánh, Lệ Mai (tức Khánh Ly), Hồng Nhung hay Michiko Yoshii...

Thế chứ lị!

18 nhận xét:

  1. "Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo.
    Mùa xanh lá,loài sâu ngủ quên trong tóc chiều.
    Cuộc đời đó,nửa đêm tiếng ca lên như than phiền.
    Bàng hoàng lạc gió mây miền,trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm..."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Âm nhạc của Trịnh chịu ảnh hưởng nhiều từ triết lí của đạo Phật, nên chắc là Sư cũng thích nhạc Trịnh. Mỗi tội, họ Trịnh có tài âm nhạc nên gái theo ầm ầm, còn Sư thì chỉ có mỗi tài làm thơ Đường nên chẳng được mấy gái ưa, quay đi quay lại cũng chỉ gã Bồ Nông mà thôi! :))

      Xóa
    2. Ôi ! Vừa không biết sáng tác,hát thì như tiếng gõ rỉ trên tàu,thảo nào chẳng có gái nào theo ta.
      "Hạt bụi nào hoá kiếp thân Sư,để một mai Sư về làm cát bụi..." !

      Xóa
    3. Sư chọn nhầm nghề cmnr! Nhẽ Sư phải theo ông Lý Bạch hay Đỗ Phủ gì đó mà đánh đu với nàng thơ, hoặc không thì theo tên hát rong họ Trịnh kia đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo...

      Xóa
  2. Ấy chết ! Ta hiện đang hài lòng với hiện tại,lên đây đu với ông,với lão Bồ Nông là vui rồi.Chứ nếu đu theo họ Trịnh kia thì có khi giờ lại hát ê a bán kẹo kéo dọc Bờ Kè thì bỏ mẹ ! (mà khi hát lại văng toàn miểng ra,kẹo kéo thì éo bán được,có khi còn ăn đòn ấy chứ !)
    Mà đu theo Lý Bạch,Đỗ Phủ thì không đủ sức,nên dễ đứng đường,có khi giờ này đang vật vờ cạnh một cây ATM nào đó để "vái ông đi qua,vái bà đi lại" !

    "Lâu không gặp Lý Bạch.
    Cứ giả khùng,giả sai.
    Người đời muốn giết chết.
    Nhưng ta thì mến tài.
    Giang hồ,rượu cứ uống.
    Thơ viết cả nghìn bài.
    Nay già,đừng đi nữa.
    Về đọc sách,nằm dài"

    Bài "Không gặp" của Đỗ Phủ viết tặng Lý Bạch.
    Nay ông nhắc tới 2 ông đó nên tôi ngâm tặng ông !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vừa nhắc Lý Bạch và Đỗ Phủ là lão ta chơi ngay ra một tràng thơ Đàng, thế mà dám bảo là không đủ sức đánh đu với thi thiên, thi thánh? Hay ông dẹp quách mấy con tàu chẳng bao giờ được lên Tây Bắc kia, về làm thơ cho qua ngày đoạn tháng?

      Xóa
    2. Mô phật ! Bao giờ cây ATM của Vietcombank có thể nhả ra tiền lẻ thì ta sẽ xem xét cái khuyến nghị của ông.

      Xóa
    3. Sư coi 50k là tiền lẻ thì nó là tiền lẻ, chứ cần gì phải đợi bọn Vietcombank? Chẳng phải Phật pháp cũng dạy chúng ta như thế hay sao, mô Phật?

      Xóa
    4. Mô phật ! Nếu có thể thì tất cả những người kiếm sống bằng bát mẻ muốn tờ 100k,200k,thậm chí 500k đều là tiền lẻ.Nhưng ước mơ đó vẫn chỉ là mơ ước.
      Ta kể ông nghe chuyện này :
      Hồi năm 2006,một lần có bà tầm U 40,xuống tàu bán đậu hũ nhưng chẳng ai mua.Gần hết ngày rùi,ế hàng,bả bèn gạ một ông chú mua cho bà với,bả chỉ xin mấy đồng lẻ để đi đò về nhà thôi.Ông kia mới bảo :"Tiền lẻ anh không có đâu bởi tiền của anh nhỏ nhất là tờ 50k" !!!

      Mà A Solitaire có biết hồi 2006 một bịch đậu hũ dưới tàu giá bao nhiêu ko ? Là 100k trở lên !
      Vậy đấy,mình muốn coi 50k là tiền lẻ nhưng cái người sở hữu họ lại không nghĩ như vậy ! Mô phật !

      Xóa
    5. Cái đệch! Tàu hũ già mà giá mắc thế?

      Xóa
    6. Hì hì ! "Tàu hũ đây ! Tàu hũ đây ! Aiii...! tàu hũ nè !

      Xóa
    7. ông phải đi qua nhà lão Bồ Nông mà rao tàu hũ, chứ mời tôi mua khéo tôi oánh cho không có đường mà chạy giờ!

      Xóa
    8. Hé hé ! Đấy là ta nhắc lại chứ ta làm gì có tàu hũ mà bán hở ông.
      Ta muốn ăn tàu hũ,ta muốn ăn tàu hũ !

      Xóa
    9. Ta đã trình Trưởng phòng Bồ Nông duyệt cho Sư đi thống kê ghẹ ở Quất Lâm rồi đấy. Sư xem kết hợp công tư thế nào cho tiện thì làm. Nhớ đề phòng mưa rơi!

      Xóa
    10. Rất cám ơn ông,và để đề phòng mưa rơi,nhờ ông nói hộ với lão Bồ cấp luôn cho tôi dăm bộ áo mưa luôn nhá ! Hé hé !

      Xóa
    11. Ok, ok! Ta phải lo cho sức khoẻ của Sư, chứ chẳng may Sư có mệnh hệ gì thì ai chăm sóc vườn cải cho ta. Hehe

      Xóa
    12. Lão chủ vườn bảo ta chăm vườn cho lão,trong khi ta cần mẫn bắt sâu,tỉa lá cho cái vườn cải thối của lão thì lão lại đi hú hí,nào là đấm lưng,nào là ăn Ghẹ đặc sản sắp tuyệt chủng ở Đồ Sơn...có khi giờ này lão còn đang mải thể hiện cái dâm phong của lão với cô Waiter xinh đẹp Ở Nhà khách số 2 nữa chứ.
      Haizzz ! Ai bảo ta lại là một người thích cải,mùng tơi làm gì cơ chứ !

      Xóa
    13. Nào nào, Sư phải từ từ cho tôi trình diễn xong cái màn áo tắm rồi tôi sẽ hầu chuyện Sư. Chuyên ngành của Sư là "mùng tơi" cơ mà, làm gì mà "rau húng" thế! :))

      Xóa