Ai đã từng một lần đọc “Tam quốc diễn nghĩa” không thể không biết đến Lữ Bố - một chiến tướng thiên hạ vô địch, càng không thể nào không biết đến Điêu Thuyền - một giai nhân tuyệt sắc.
Lữ Bố là con nuôi của Đổng Trác - một tên gian thần lũng đoạn triều cương và âm mưu soán nghịch. Còn Điêu Thuyền lại là con nuôi của Vương Doãn - một công thần của nhiều đời vua, luôn trăn trở với việc diệt tặc trừ gian, khuông phò xã tắc.
Ảnh: Lữ Bố và Điêu Thuyền trong phim “Tân Tam quốc diễn nghĩa”Ấy thế nhưng, hai người con nuôi của hai viên đại thần không cùng lý tưởng, không đội trời chung ấy, lại đem lòng yêu nhau.
Vì sao mà Lữ Bố yêu Điêu Thuyền thì quá dễ hiểu rồi - ấy là bởi nàng quá đẹp. Thế cho nên, vừa mới gặp Điêu Thuyền lần đầu tiên, toàn bộ ý chí, bản lĩnh của Lữ Bố gần như biến mất. “Từ khi gặp tiểu thư, Lữ Bố không lúc nào không nhớ đến nàng, trong mơ cũng nhìn thấy nàng. Đời này kiếp này nếu không được bầu bạn với tiểu thư, Lữ Bố sống cũng không bằng chết” - Lữ Bố nói.
Còn Điêu Thuyền cũng không hề giấu diếm tình cảm của nàng dành cho viên tướng trẻ anh hùng cái thế. Chính bởi thế nên khi nghe Vương Doãn tỏ ý muốn Điêu Thuyền quyến rũ chàng con nuôi của tên gian thần Đổng Trác, nàng đã bẽn lẽn nói với cha nuôi: “Con chỉ sợ mình không xứng với Lữ tướng quân”. Còn khi Lữ Bố quỳ xuống nói “Nếu tiểu thư không đồng ý thì Lữ Bố này sẽ quỳ mãi ở đây”, thì nàng đã phải vội vã ngắt lời: “Chàng hãy đứng lên đi rồi nói”.
Điều đó có nghĩa là, Lữ Bố và Điêu Thuyền ngay từ đầu đã phải lòng nhau. Và việc họ yêu nhau, muốn bầu bạn với nhau cũng là hoàn toàn hợp lẽ, bởi không ai có thể dùng lời nào hơn để nói về họ ngoài 4 chữ “trai tài, gái sắc”.
Éo le thay, chuyện gặp gỡ của đôi “trai tài, gái sắc” này lại là một mưu kế của Vương Doãn nhằm ly gián Lữ Bố khỏi Đổng Trác hòng tiêu diệt tên gian thần “làm càn rông rỡ”.
Bởi thế nên, khi Lữ Bố chưa kịp đem sính lễ đến rước Điêu Thuyền về phủ thì Vương Doãn đã bí mật đem Điêu Thuyền dâng cho Đổng Trác - một kẻ háo sắc có tiếng, háo đến nỗi đêm nào cũng vào cung gian dâm với cung nữ, không cần coi vua ra gì. Thế là Điêu Thuyền lại rơi vào cảnh yêu một người, nhưng lại phải ngủ với một người khác. Không có gì đau khổ và ngang trái hơn.
Nhưng một tay anh dũng vô song như Lữ Bố thì không thể nào chấp nhận được việc người trong mộng của mình phải làm thê thiếp cho người khác, cho dù kẻ đó là cha nuôi của Lữ Bố. Và do đó, việc Đồng Trác phải lên nóc tủ ngồi sau khi đem Điêu Thuyền về phủ là chuyện không có gì phải bàn cãi, bởi Lữ Bố là kẻ yêu ghét rõ ràng và có thể một tay giết chết hàng vạn binh tướng, sá gì một lão già Đổng Trác.
Nhưng từ khi giết được Đổng Trác và giành lại Điêu Thuyền, Lữ Bố cũng chẳng ngày nào được yên thân. Đấy cũng là một điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi bấy giờ đang là thời thiên hạ loạn lạc, chư hầu các xứ quanh năm đánh đá lẫn nhau để giành giật đất đai. Bởi thế nên Lữ Bố, cũng là một người ôm chí tranh dân đoạt đất, suốt ngày phải xông pha nơi hòn tên mũi đạn.
Cực một nỗi, Lữ Bố tuy có sức khoẻ vô địch nhưng mưu kế lại chẳng được bao lăm, nên thường xuyên bại trận, dần dà mất hết thành trì và quân mã. Có một điều an ủi cho Lữ Bố là trong những tháng ngày xông pha trận mạc ấy, Điêu Thuyền luôn ở bên cạnh và đồng cam cộng khổ với người mà nàng yêu.
Nhưng cũng có lẽ do quá vương vấn Điêu Thuyền nên lắm lúc Lữ Bố sao nhãng hoặc mắc những sai lầm trong việc dùng binh, mà nghiêm trọng nhất là việc không nghe lời mưu sĩ trong trận chiến với quân Tào ở thành Hạ Phì. Rốt cục, Lữ Bố thua trận, bị bắt nộp cho Tào Tháo.
Sự thất bại của Lữ Bố nhẽ ra đã có thể tránh được hoặc ít nhất cũng sẽ đến chậm hơn nếu như Lữ Bố nghe theo lời mưu sĩ, đem quân ra đóng trại ngoài thành Hạ Phì để đón đánh quân Tào. Hiềm nỗi, lúc Lữ Bố định cất quân đi thì Điêu Thuyền lại lâm bệnh nên Lữ Bố không nỡ để nàng ở nhà một mình mà ra trận. Và tất nhiên, đúng như binh pháp đã dạy, “việc binh cốt ở thần tốc”, chỉ chưa được mấy ngày, thành Hạ Phì đã bị quân Tào chiếm được, còn Lữ Bố thì bị Tào Tháo ra lệnh xử tử.
Ngày Lữ Bố bị điệu ra pháp trường, Điêu Thuyền một mực đòi đi theo, mặc cho Lữ Bố hết lời khuyên nàng nên giữ lấy mạng sống. Nhưng lúc đấy thì Điêu Thuyền chẳng còn thiết tha gì nữa, nàng chỉ muốn được cùng chết với người mình yêu. “Điêu Thuyền không có duyên sống cùng, nhưng nguyện chết cùng tướng quân” - nàng nói và ôm chặt lấy Lữ Bố khi hàng chục tay cung nỏ đang giương cung chĩa vào viên bại tướng, chỉ chờ lệnh Tào Tháo ban ra là buông tên.
Nhưng ước nguyện của Điêu Thuyền không thể thực hiện được, vì Tào Tháo muốn nàng phải sống. Điều đó là hoàn toàn dễ hiểu, bởi Tháo cũng được tiếng là người hiếu sắc, làm sao có thể để cho một tuyệt thế giai nhân như Điêu Thuyền chết theo một tên Lữ Bố mà cả thiên hạ coi là “hữu dũng vô mưu” và “ăn ở phản phúc” được.
Thế là Điêu Thuyền được đưa đến để mua vui cho Tào Tháo. Nhưng trước khi họ Tào chạm được vào người nàng thì Điêu Thuyền đã rút dao tự vẫn, bỏ lại sự tiếc nuối ngẩn ngơ cho gã gian hùng đang thế chân Đổng Trác khuynh loát triều cương.
Câu chuyện về Điêu Thuyền và Lữ Bố được La Quán Trung chép trong “Tam quốc diễn nghĩa” và được lưu truyền nhiều trong dân gian. Khi nhắc đến hai nhân vật này, bên cạnh những lời hoa mỹ dành để ca ngợi nhan sắc của Điêu Thuyền, thiên hạ đa phần đều cho rằng Lữ Bố là một tay háo sắc, chỉ vì một đứa đàn bà mà trễ nải việc quân, đến nỗi thua quân thiệt tướng, đại bại tử vong.
Trải qua hàng nghìn năm, người đời vẫn nói về Lữ Bố và Điêu Thuyền như vậy, và có lẽ nhiều đời sau vẫn còn nói như thế. Nhưng có điều gần như chắc chắn, là những người nói ra lời ấy chưa bao giờ phải đứng trước mặt một đại mỹ nhân như Lữ Bố đã từng đứng, càng chưa bao giờ được một người đẹp như Điêu Thuyền đem lòng yêu.
Còn với nhân vật Tào Tháo, mặc dù suốt cuộc đời chinh chiến của mình đã đánh bại rất nhiều thứ sử, thái thú của các châu quận và giành phần lớn đất đai thiên hạ về trong tay, nhưng rõ ràng những vinh quang trên chiến trường và chính trường không thể giúp Tháo mua được một nụ cười của người đàn bà mà tính mệnh đang nằm trong tay Tháo. Chua chát thay, người đàn bà đó lại chỉ là vợ goá của một viên bại tướng mà từ đầu đến cuối chỉ được Tháo coi là một tuồng háo sắc và hữu dũng vô mưu.
Nếu xét trên điểm này, Tào Tháo tuy đánh bại Lữ Bố, nhưng tính ra, trong công cuộc chinh phục trái tim của Điêu Thuyền, thì thiên hạ không thể không thừa nhận rằng, y đã phải chịu thua Lữ Bố vậy.
Lữ Bố là con nuôi của Đổng Trác - một tên gian thần lũng đoạn triều cương và âm mưu soán nghịch. Còn Điêu Thuyền lại là con nuôi của Vương Doãn - một công thần của nhiều đời vua, luôn trăn trở với việc diệt tặc trừ gian, khuông phò xã tắc.
Ảnh: Lữ Bố và Điêu Thuyền trong phim “Tân Tam quốc diễn nghĩa”Ấy thế nhưng, hai người con nuôi của hai viên đại thần không cùng lý tưởng, không đội trời chung ấy, lại đem lòng yêu nhau.
Vì sao mà Lữ Bố yêu Điêu Thuyền thì quá dễ hiểu rồi - ấy là bởi nàng quá đẹp. Thế cho nên, vừa mới gặp Điêu Thuyền lần đầu tiên, toàn bộ ý chí, bản lĩnh của Lữ Bố gần như biến mất. “Từ khi gặp tiểu thư, Lữ Bố không lúc nào không nhớ đến nàng, trong mơ cũng nhìn thấy nàng. Đời này kiếp này nếu không được bầu bạn với tiểu thư, Lữ Bố sống cũng không bằng chết” - Lữ Bố nói.
Còn Điêu Thuyền cũng không hề giấu diếm tình cảm của nàng dành cho viên tướng trẻ anh hùng cái thế. Chính bởi thế nên khi nghe Vương Doãn tỏ ý muốn Điêu Thuyền quyến rũ chàng con nuôi của tên gian thần Đổng Trác, nàng đã bẽn lẽn nói với cha nuôi: “Con chỉ sợ mình không xứng với Lữ tướng quân”. Còn khi Lữ Bố quỳ xuống nói “Nếu tiểu thư không đồng ý thì Lữ Bố này sẽ quỳ mãi ở đây”, thì nàng đã phải vội vã ngắt lời: “Chàng hãy đứng lên đi rồi nói”.
Điều đó có nghĩa là, Lữ Bố và Điêu Thuyền ngay từ đầu đã phải lòng nhau. Và việc họ yêu nhau, muốn bầu bạn với nhau cũng là hoàn toàn hợp lẽ, bởi không ai có thể dùng lời nào hơn để nói về họ ngoài 4 chữ “trai tài, gái sắc”.
Éo le thay, chuyện gặp gỡ của đôi “trai tài, gái sắc” này lại là một mưu kế của Vương Doãn nhằm ly gián Lữ Bố khỏi Đổng Trác hòng tiêu diệt tên gian thần “làm càn rông rỡ”.
Bởi thế nên, khi Lữ Bố chưa kịp đem sính lễ đến rước Điêu Thuyền về phủ thì Vương Doãn đã bí mật đem Điêu Thuyền dâng cho Đổng Trác - một kẻ háo sắc có tiếng, háo đến nỗi đêm nào cũng vào cung gian dâm với cung nữ, không cần coi vua ra gì. Thế là Điêu Thuyền lại rơi vào cảnh yêu một người, nhưng lại phải ngủ với một người khác. Không có gì đau khổ và ngang trái hơn.
Nhưng một tay anh dũng vô song như Lữ Bố thì không thể nào chấp nhận được việc người trong mộng của mình phải làm thê thiếp cho người khác, cho dù kẻ đó là cha nuôi của Lữ Bố. Và do đó, việc Đồng Trác phải lên nóc tủ ngồi sau khi đem Điêu Thuyền về phủ là chuyện không có gì phải bàn cãi, bởi Lữ Bố là kẻ yêu ghét rõ ràng và có thể một tay giết chết hàng vạn binh tướng, sá gì một lão già Đổng Trác.
Nhưng từ khi giết được Đổng Trác và giành lại Điêu Thuyền, Lữ Bố cũng chẳng ngày nào được yên thân. Đấy cũng là một điều hoàn toàn dễ hiểu, bởi bấy giờ đang là thời thiên hạ loạn lạc, chư hầu các xứ quanh năm đánh đá lẫn nhau để giành giật đất đai. Bởi thế nên Lữ Bố, cũng là một người ôm chí tranh dân đoạt đất, suốt ngày phải xông pha nơi hòn tên mũi đạn.
Cực một nỗi, Lữ Bố tuy có sức khoẻ vô địch nhưng mưu kế lại chẳng được bao lăm, nên thường xuyên bại trận, dần dà mất hết thành trì và quân mã. Có một điều an ủi cho Lữ Bố là trong những tháng ngày xông pha trận mạc ấy, Điêu Thuyền luôn ở bên cạnh và đồng cam cộng khổ với người mà nàng yêu.
Nhưng cũng có lẽ do quá vương vấn Điêu Thuyền nên lắm lúc Lữ Bố sao nhãng hoặc mắc những sai lầm trong việc dùng binh, mà nghiêm trọng nhất là việc không nghe lời mưu sĩ trong trận chiến với quân Tào ở thành Hạ Phì. Rốt cục, Lữ Bố thua trận, bị bắt nộp cho Tào Tháo.
Sự thất bại của Lữ Bố nhẽ ra đã có thể tránh được hoặc ít nhất cũng sẽ đến chậm hơn nếu như Lữ Bố nghe theo lời mưu sĩ, đem quân ra đóng trại ngoài thành Hạ Phì để đón đánh quân Tào. Hiềm nỗi, lúc Lữ Bố định cất quân đi thì Điêu Thuyền lại lâm bệnh nên Lữ Bố không nỡ để nàng ở nhà một mình mà ra trận. Và tất nhiên, đúng như binh pháp đã dạy, “việc binh cốt ở thần tốc”, chỉ chưa được mấy ngày, thành Hạ Phì đã bị quân Tào chiếm được, còn Lữ Bố thì bị Tào Tháo ra lệnh xử tử.
Ngày Lữ Bố bị điệu ra pháp trường, Điêu Thuyền một mực đòi đi theo, mặc cho Lữ Bố hết lời khuyên nàng nên giữ lấy mạng sống. Nhưng lúc đấy thì Điêu Thuyền chẳng còn thiết tha gì nữa, nàng chỉ muốn được cùng chết với người mình yêu. “Điêu Thuyền không có duyên sống cùng, nhưng nguyện chết cùng tướng quân” - nàng nói và ôm chặt lấy Lữ Bố khi hàng chục tay cung nỏ đang giương cung chĩa vào viên bại tướng, chỉ chờ lệnh Tào Tháo ban ra là buông tên.
Nhưng ước nguyện của Điêu Thuyền không thể thực hiện được, vì Tào Tháo muốn nàng phải sống. Điều đó là hoàn toàn dễ hiểu, bởi Tháo cũng được tiếng là người hiếu sắc, làm sao có thể để cho một tuyệt thế giai nhân như Điêu Thuyền chết theo một tên Lữ Bố mà cả thiên hạ coi là “hữu dũng vô mưu” và “ăn ở phản phúc” được.
Thế là Điêu Thuyền được đưa đến để mua vui cho Tào Tháo. Nhưng trước khi họ Tào chạm được vào người nàng thì Điêu Thuyền đã rút dao tự vẫn, bỏ lại sự tiếc nuối ngẩn ngơ cho gã gian hùng đang thế chân Đổng Trác khuynh loát triều cương.
Câu chuyện về Điêu Thuyền và Lữ Bố được La Quán Trung chép trong “Tam quốc diễn nghĩa” và được lưu truyền nhiều trong dân gian. Khi nhắc đến hai nhân vật này, bên cạnh những lời hoa mỹ dành để ca ngợi nhan sắc của Điêu Thuyền, thiên hạ đa phần đều cho rằng Lữ Bố là một tay háo sắc, chỉ vì một đứa đàn bà mà trễ nải việc quân, đến nỗi thua quân thiệt tướng, đại bại tử vong.
Trải qua hàng nghìn năm, người đời vẫn nói về Lữ Bố và Điêu Thuyền như vậy, và có lẽ nhiều đời sau vẫn còn nói như thế. Nhưng có điều gần như chắc chắn, là những người nói ra lời ấy chưa bao giờ phải đứng trước mặt một đại mỹ nhân như Lữ Bố đã từng đứng, càng chưa bao giờ được một người đẹp như Điêu Thuyền đem lòng yêu.
Còn với nhân vật Tào Tháo, mặc dù suốt cuộc đời chinh chiến của mình đã đánh bại rất nhiều thứ sử, thái thú của các châu quận và giành phần lớn đất đai thiên hạ về trong tay, nhưng rõ ràng những vinh quang trên chiến trường và chính trường không thể giúp Tháo mua được một nụ cười của người đàn bà mà tính mệnh đang nằm trong tay Tháo. Chua chát thay, người đàn bà đó lại chỉ là vợ goá của một viên bại tướng mà từ đầu đến cuối chỉ được Tháo coi là một tuồng háo sắc và hữu dũng vô mưu.
Nếu xét trên điểm này, Tào Tháo tuy đánh bại Lữ Bố, nhưng tính ra, trong công cuộc chinh phục trái tim của Điêu Thuyền, thì thiên hạ không thể không thừa nhận rằng, y đã phải chịu thua Lữ Bố vậy.
-----
(*) Tít bài viết là tôi giật vậy cho thêm phần mùi mẫn và hợp với trào lưu ăn theo phim “Napoleon và Joséphine - một thiên tình sử”, chứ tôi đoán là nhiều người chắc cũng chẳng đồng tình với cái cách giật tít của tôi. Nhưng thiên hạ đồng tình hay không thì tôi có cần quái gì. Tít nào mà tôi thích thì tôi đặt, ai không thích thì kệ người ta. Ấy cũng là vì tôi muốn học theo cách “rông rỡ làm càn” của Đổng Trác và Tào Tháo vậy!
(*) Tít bài viết là tôi giật vậy cho thêm phần mùi mẫn và hợp với trào lưu ăn theo phim “Napoleon và Joséphine - một thiên tình sử”, chứ tôi đoán là nhiều người chắc cũng chẳng đồng tình với cái cách giật tít của tôi. Nhưng thiên hạ đồng tình hay không thì tôi có cần quái gì. Tít nào mà tôi thích thì tôi đặt, ai không thích thì kệ người ta. Ấy cũng là vì tôi muốn học theo cách “rông rỡ làm càn” của Đổng Trác và Tào Tháo vậy!
Thật trác tuyệt, một thiên tình sử bất hủ! Đa tạ tác giả!
Trả lờiXóaĐọc và suy ngẫm! Một cách nhìn mới về Điêu Thuyền và Lữ Bố!
Trả lờiXóa