Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Khánh Kỵ và Yêu Ly


Công tử Khánh Kỵ là con trai của Vương Liêu, vua nước Ngô thời Xuân Thu. Bấy giờ nước Ngô và nước Sở đang giao tranh, Khánh Kỵ được sai đi sứ nước ngoài để mượn quân đánh Sở.

Khánh Kỵ đi vắng, một người anh họ của Vương Liêu là công tử Quang ở nhà lừa giết chết Vương Liêu rồi đem quân ra ngoài cõi đón bắt Khánh Kỵ.

Khánh Kỵ trở về, nghe tin vua cha bị giết thì tức khắc quay xe bỏ trốn. Công tử Quang phi ngựa đuổi theo, Khánh Kỵ bỏ xe nhảy xuống đất chạy nhanh như bay, ngựa đuổi theo không kịp. Công tử Quang sai quân sĩ giương cung bắn, Khánh Kỵ giơ tay bắt lấy mũi tên, không phát nào vào mình cả. Công tử Quang biết không bắn được, đành rút quân về, tự lập làm vua nước Ngô, lấy hiệu là Hạp Lư.

Khánh Kỵ trốn sang nước khác, chiêu nạp hào kiệt, liên kết với lân quốc, chờ thời cơ báo thù. Hạp Lư được tin thì lấy làm lo lắng, sai tìm người trí dũng để giết Khánh Kỵ. Tể tướng nước Ngô là Ngũ Tử Tư liền tiến cử một người tên là Yêu Ly, nói rằng người này có sức khoẻ địch nổi muôn người.

Hạp Lư nghe nói, cho triệu Yêu Ly đến, nhưng trông thấy Yêu Ly hình thù thấp bé, mặt mũi xấu xí thì có ý không bằng lòng. Hạp Lư nói với Yêu Ly: “Khánh Kỵ sức khoẻ như voi, chạy nhanh hơn ngựa, ta e rằng nhà ngươi không địch nổi!”

Yêu Ly nói: “Giết được người ta, cốt ở trí khôn, không ở sức khoẻ. Tôi được đến gần Khánh Kỵ thì giết hắn như cắt tiết con gà mà thôi”.

Hạp Lư nói: “Khánh Kỵ là người tài trí, vẫn hay chiêu nạp những kẻ vong mệnh[1] ở bốn phương, thấy nhà ngươi là người khách ở nước Ngô đến, khi nào lại quá tin mà cho nhà ngươi đến gần?”

Yêu Ly nói: “Khánh Kỵ đã hay chiêu nạp những kẻ vong mệnh, định mưu hại nước Ngô, thì tôi xin giả cách làm một người có tội trốn đi. Xin đại vương hãy giết vợ con tôi, chặt cánh tay phải của tôi. Khánh Kỵ tất phải tin tôi mà cho đến gần, như thế mới có thể nên việc được!”

Hạp Lư nghe theo kế ấy, giả cách kiếm cớ trách tội Yêu Ly, sai chặt cánh tay phải đi rồi truyền giam vào ngục, lại còn sai bắt giam cả vợ con của Yêu Ly nữa. Một bữa, Ngũ Tử Tư sai lính canh ngục khoản đãi Yêu Ly. Yêu Ly thừa cơ lẻn trốn, rồi chạy ra ngoài cõi, yết kiến Khánh Kỵ.

Khánh Kỵ ban đầu còn nghi ngờ, nhưng khi thấy Yêu Ly bị cụt cánh tay phải, lại nghe quân do thám về báo vợ con Yêu Ly đã bị hành hình giữa chợ, thì mới tin dùng Yêu Ly.


​​Ảnh: Yêu Ly (giữa) mời Khánh Kỵ ra ngồi ở mũi thuyền
Yêu Ly xui Khánh Kỵ đem quân về đánh nước Ngô. Khánh Kỵ nghe lời, truyền tiến quân theo dòng sông mà sang đánh nước Ngô.

​​​​​Khánh Kỵ và Yêu Ly cùng ngồi một thuyền. Khi đi đến giữa dòng, Yêu Ly mời Khánh Kỵ ngồi lên mũi thuyền để chỉ huy quân sĩ. Khánh Kỵ nghe theo, lên ngồi ở mũi thuyền.

Yêu Ly chỉ có một tay, cầm ngọn giáo ngắn đứng hầu nhưng bất ngờ đâm một giáo vào bụng Khánh Kỵ, xuyên ra tận sau lưng. Khánh Kỵ xách ngược Yêu Ly lên, dìm đầu xuống nước ba lần, rồi lại ẵm lên để lên trên đầu gối, cúi nhìn mà cười và bảo rằng: “Thiên hạ lại còn có kẻ dũng sĩ này dám cả gan đâm ta!”

​​​​​Quân sĩ toan xúm lại đâm Yêu Ly nhưng Khánh Kỵ gạt đi mà bảo rằng: “Người này là dũng sĩ! Chớ nên trong một ngày để chết hai dũng sĩ của thiên hạ. Đừng giết hắn làm gì, nên tha cho hắn về Ngô để tỏ lòng trung của hắn!”

Khánh Kỵ đẩy Yêu Ly xuống dưới chân, rồi giơ tay rút ngọn giáo ra. Máu chảy như xối, Khánh Kỵ chết.

Yêu Ly nói: “Ta vì đạo thờ vua mà giết cả vợ con, thế là bất nhân; vì vua mới mà giết con vua cũ, thế là bất nghĩa; nên việc cho người mà đến nỗi tàn hại cả thân thể, cả vợ con, thế là bất trí. Đã phạm ba điều ấy, còn mặt nũi nào mà đứng trên cõi đời nữa! Dẫu công tử tha ta, ta cũng không tham sống làm gì”.

Yêu Ly nói xong, liền đâm đầu xuống sông. Người lái thuyền lại vớt Yêu Ly lên. Yêu Ly hỏi: “Nhà ngươi vớt ta làm gì?”

Người lái thuyền nói: “Nhà ngươi về nước, tất được tước lộc, sao lại không về?”

Yêu Ly nói: “Đến vợ con và tính mệnh ta cũng còn không tiếc huống chi là tước lộc. Các ngươi đem xác ta về Ngô mà lấy trọng thưởng”. Nói xong, giật lấy thanh kiếm của người đứng bên, chặt bỏ chân đi, rồi tự đâm cổ mà chết.

Về sau, tên của Khánh Kỵ và Yêu Ly được một ca sĩ nước Nam là Nguyễn Thị Lệ Mai ghép lại làm nghệ danh, gọi là Khánh Ly. Mặc dù Khánh Ly không giải thích vì sao lại muốn tên mình gắn với hai dũng sĩ sát thủ này, nhưng có thể nhận thấy, những bài mà Khánh Ly hay hát, đặc biệt là những bài do Trịnh Công Sơn sáng tác, thường chất chứa nhiều điều u uất, nhiều mâu thuẫn giằng xé không giải quyết được. Điểm này có phần giống như bi kịch về cuộc đời của Khánh Kỵ, Yêu Ly và cuộc đấu một mất một còn giữa bọn họ.

Đặc biệt, giọng hát Khánh Ly có một sức mạnh “giết người” ghê gớm. Chính vì vậy, những người đang ở trong tâm trạng sầu não, buồn chán thường được khuyến cáo không nên nghe Khánh Ly hát, bởi nếu không thì khả năng làm những chuyện dại dột rất dễ xảy ra.[2]

-----
[1] Kẻ vong mệnh: người có tội đi trốn
[2] Anh bịa đấy, các thím đừng tin! Hehe

21 nhận xét:

  1. Vậy cái tên Solitaire từ đâu ra vậy anh? :-P nghe cũng đơn độc thế này chắc nó dc sinh ra từ cái dạo chổng mông cho em nào đá ấy nhỉ :-))

    Trả lờiXóa
  2. Lão chủ vườn cải đã từng làm việc gì dại dột khi nghe Khánh Ly hát chửa?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Than ôi, mỗi khi ta làm điều dại dột thì không những chẳng chết người nào mà lại cứ tòi thêm người ra. Thế có khổ tôi không, thế có phí rượu không? :)))

      Xóa
    2. Thế này thì ngài phải kiện Khánh Ly thôi, ai lại lừa nhau thế bao giờ? :)) Tính từ lúc ngài nghe Khánh Ly từ bé đến giờ, chắc những lần dại dột phải đến hàng nghìn ấy nhể ;))

      Xóa
    3. Chị cứ nói thế oan cho Khánh Ly. Theo đúng quy trình thì đầu tiên bao giờ cũng phải thêm người đã, sau đó mới phát sinh nghiệp vụ buồn chán, dẫn đến làm điều dại dột. Ta mới đang ở bước một của quy trình! :))

      Xóa
    4. Ngài định âm mưu phá hoại chính sách dân số và kế hoạch hóa gđ của Đảng và Nhà nước ta đấy phỏng? Đề nghị ngài lần sau nghe Khánh Ly phải mang theo Ba con Sói, lếu không thì thuốc Furaka cũng được :))

      Xóa
    5. Thì nhà chị không thấy ta vừa nghe Khánh Ly vừa fun ra kải đấy thôi, cần gì mang theo thuốc Furaka nữa! Còn Ba Con Sói là phương tiện dùng để trang cấp cho lão Sư mấy lị lão Bồ đi công tác Đồ Sơn, ta chẳng dám dây! ;)))

      Xóa
    6. Khổ thân nhà Sô, có Ba Con Sói cũng phải tùng tiệm để dành cho hai đại ka Dâm Sư và Bồ Nông đi công cán. Bản thân phải dùng Furaka nên mới ra nông nỗi bây giờ ra đường ko dám oánh trẻ con. Nhẽ ra ko có Ba con sói hộ tống bảo vệ thì ngài phải biết đường dùng tạm...túi nilon chứ, ai đời lại xài Furaka! Ai cũng hồn nhiên như ngài thì chẳng mấy đất nước vỡ nợ vì tăng dân số :)))

      Xóa
    7. Chị đừng có mà tuyên truyền nhảm! Thêm người thì thêm sức mạnh chứ làm sao mà vỡ nợ? Chị không thấy mấy nước đông dân, nước nào cũng hùng hổ như trẻ trâu đấy à? ;))

      Xóa
  3. Từ ngày mê đôi chưn dài của NT, A Sol cũng có những liên tưởng dài miên man như chưn của NT luôn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế nên người ta mới nói rằng con đường nhận thức chân lý là từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng! :)))

      Xóa
  4. Khổ thân em, lúc nghe Khánh Ly hát thì lại chả làm được điều gì dại dột. Thế mà đến lúc nghe cái đứa khốn nạn nào nó tru lên "yêu nhau cởi áo đắp chung" gì gì đấy là em lại làm điều dại dột. Giờ thì ôm hận , có khốn nạn thân em không >"<

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú chết là đúng cmnr, còn oan ức lắm đấy mà kêu! Các cụ dạy là cởi áo đắp chung, nhưng theo định luật bảo toàn quần áo của Mendeleev, đã cởi cái này ra thì phải biết mang thêm cái kia vào chứ! :))) Chú hồi đi học chắc chỉ biết cắm đầu vào cua gái chứ chẳng học hành gì! ;)))

      Xóa
  5. Mẽ, thì ban đầu em cứ nghĩ là cởi áo đắp chung thì đắp 1 lần 2 cái áo. Vậy cũng gọi là bảo toàn quần áo rồi chứ em có vứt đi chỗ khác đếu đâu. Giá mà hồi đó gặp bác thì giờ này đâu phải ngồi than ngắn thở dài thế này. Đúng là khốn nạn quá đi mà :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi đừng có mà than van nữa! Lúc chú sướng thì không kêu anh, giờ khốn nạn thì tự chịu đi!

      Xóa
  6. Ah, anh bắt đầu nghe nhạc KL từ hồi nào vậy a So?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghe từ lúc 4 hay 5 tuổi gì đấy, hồi đó chỉ có đĩa Sơn Ca 7 thôi. Hay nhức nhối!

      Xóa
  7. Nghe từ bé thế mà sao hồi xưa ko thấy làm bậy hè :-))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cho nên a So đưa ra nhận định ở phần kết coi bộ chưa thuyết phục em lắm :-P

      Xóa
    2. Chẳng nhẽ lúc làm bậy thì anh lại phải gọi cô Phượng đến chứng kiến và lập biên bản ư? Cô thiệt là!

      Xóa