Một buổi sáng, Xêkô nhìn vào gương và hỏi: “Gương kia ngự ở trên tường. Nước ta ai đẹp được dường như ta?”
Không đợi chiếc gương lên tiếng, Xêkô trả lời luôn: “Sao? Xêkô này đẹp nhất à? Gương có lừa Xêkô này không đấy? Hí hí”.
Đó là một mẩu chuyện mà tôi còn nhớ về nhân vật Xêkô trong những quyển truyện Đôrêmon mà tôi đã từng đọc thời bé.
Xêkô là người như thế nào, thì chắc là mọi người đều có thể hình dung ra: một cậu bé con nhà giàu, người không cao lắm, mái tóc thì như cái đao ba lưỡi của Nhị Lang, cái mỏ nhọn như mỏ chim, lại rất hay khoe khoang và ton hót… Nói chung là ngoài cái vẻ đẹp trai tự nhận ra, cậu bé này chẳng có điểm gì làm tôi thấy ưng cái bụng.
Ấy thế nhưng chẳng hiểu con tạo xoay vần dư lào, mà tôi lại được nhiều người gọi bằng tên của nhân vật truyện tranh ấy.
Người đầu tiên dùng tên của cậu bé Xêkô để gọi tôi là cô bạn Hoàng Thuỷ, học chung thời cấp 2. Tất nhiên là tôi chẳng ưng gì cái tên đó, bởi nói về ngoại hình, thì tôi thấy mình không giống Xêkô, còn nói về tính cách thì tôi chưa gặp được một nhân vật nào tựa như cậu bé Chaien để mách lẻo và ton hót…
Nhưng rồi theo thời gian, tôi cũng quên đi những suy nghĩ kiểu trẻ con ấy. Thay vào đó, tôi dành tâm trí để nghĩ về những việc mang tầm của người lớn hơn, đại để như làm nào để lấy le với mấy cô bạn xinh xinh cùng trường, hoặc chọn trường đại học nào để thi cho nó oách xà lách. Vân vân và mây mây.
Ấy thế mà, không hiểu sao khi tôi bắt đầu làm được những việc mang tầm vóc lớn lao ấy, thì cái tên gọi thời trẻ con mà tôi đã quên cmn từ lâu, lại quay về với tôi. Đó là khi tôi khăn gói quả mướp đến xứ Cổ Nhuế để du học.
Tôi nhớ người đầu tiên ở trường Tài chính Cổ Nhuế dùng cái tên ác ôn đó để gọi tôi, là cô bạn tên Thuỷ học cùng lớp. Vì ít tuổi hơn, nên mỗi khi gọi tôi, cô bé vẫn trang trọng dùng thêm đại từ chỉ thứ bậc: “anh Xêkô!”
Một người khác cũng hay gọi tôi bằng tên của Xêkô là cậu bí thư chi đoàn tên Long. Nhưng khác với em Thuỷ, anh chàng bí thư này không thèm dùng một đại từ nhân xưng nào, mà chỉ gọi tôi bằng hai tiếng cộc lốc: “Xêkô!”
Ngoài hai đứa mà tôi nhớ là hay gọi tôi bằng tên của Xêkô nói trên, rất nhiều bạn khác trong lớp cũng gọi tôi như vậy.
Điều ác ôn là chúng nó không chỉ dùng tên ấy để gọi tôi mỗi khi đến lớp, mà còn kể về tôi cho những bạn ở lớp khác nữa. Thành ra, trường Tài chính Cổ Nhuế hầu như ai cũng gọi tôi bằng tên ấy. Tôi nhớ mỗi lần đến lớp, ngang qua kí túc xá hoặc dãy căngtin của trường, tôi thường xuyên nghe được những câu kiểu như: “Xêkô kìa!”, “ê, Xêkô!”, “uống nước không, Xêkô?”, vân vân và lại mây mây.
Tôi không hiểu vì sao những người đã đặt được chân vào ngôi trường đào tạo tài chính - kế toán - ngân hàng danh giá bậc nhất xã Đông Ngạc, người sau này sẽ nắm toàn bộ huyết mạch của nền kinh tế, lại có thể dùng một cái tên rất chi là trẻ con như vậy để gọi tôi - một sinh viên đẹp trai con nhà giàu, tóc không bờm xờm, mỏ không nhọn, cũng chẳng hay mách lẻo và ton hót… Và tôi tự nhủ, thôi kệ xác chúng mày, bà đếch quan tâm.
Cho đến hôm vừa rồi, tôi đi dự hội thảo ở một trường đại học. Một cô bạn học chung thời đại học với tôi hiện đang công tác ở trường ấy, đăng lên Facebook một bức ảnh chụp chung hai đứa.
Ở dưới bức ảnh, bên cạnh bình luận của bạn bè, đồng nghiệp và người thân của cô bạn kia, tôi đọc được câu hỏi của một người nào đó: “Bạn Xêkô phải không nàng?”
Và bất giác, tôi nghĩ đến cái câu mà Đức Khổng Tử nhiều lần hỏi các môn đồ khi ngài lâm vào cơn bĩ cực ở nước Sái: “Đạo của ta phải chăng là sai? Tại sao ta lại gặp phải cảnh này?”
Không đợi chiếc gương lên tiếng, Xêkô trả lời luôn: “Sao? Xêkô này đẹp nhất à? Gương có lừa Xêkô này không đấy? Hí hí”.
Đó là một mẩu chuyện mà tôi còn nhớ về nhân vật Xêkô trong những quyển truyện Đôrêmon mà tôi đã từng đọc thời bé.
Xêkô là người như thế nào, thì chắc là mọi người đều có thể hình dung ra: một cậu bé con nhà giàu, người không cao lắm, mái tóc thì như cái đao ba lưỡi của Nhị Lang, cái mỏ nhọn như mỏ chim, lại rất hay khoe khoang và ton hót… Nói chung là ngoài cái vẻ đẹp trai tự nhận ra, cậu bé này chẳng có điểm gì làm tôi thấy ưng cái bụng.
Ấy thế nhưng chẳng hiểu con tạo xoay vần dư lào, mà tôi lại được nhiều người gọi bằng tên của nhân vật truyện tranh ấy.
Người đầu tiên dùng tên của cậu bé Xêkô để gọi tôi là cô bạn Hoàng Thuỷ, học chung thời cấp 2. Tất nhiên là tôi chẳng ưng gì cái tên đó, bởi nói về ngoại hình, thì tôi thấy mình không giống Xêkô, còn nói về tính cách thì tôi chưa gặp được một nhân vật nào tựa như cậu bé Chaien để mách lẻo và ton hót…
Nhưng rồi theo thời gian, tôi cũng quên đi những suy nghĩ kiểu trẻ con ấy. Thay vào đó, tôi dành tâm trí để nghĩ về những việc mang tầm của người lớn hơn, đại để như làm nào để lấy le với mấy cô bạn xinh xinh cùng trường, hoặc chọn trường đại học nào để thi cho nó oách xà lách. Vân vân và mây mây.
Ấy thế mà, không hiểu sao khi tôi bắt đầu làm được những việc mang tầm vóc lớn lao ấy, thì cái tên gọi thời trẻ con mà tôi đã quên cmn từ lâu, lại quay về với tôi. Đó là khi tôi khăn gói quả mướp đến xứ Cổ Nhuế để du học.
Tôi nhớ người đầu tiên ở trường Tài chính Cổ Nhuế dùng cái tên ác ôn đó để gọi tôi, là cô bạn tên Thuỷ học cùng lớp. Vì ít tuổi hơn, nên mỗi khi gọi tôi, cô bé vẫn trang trọng dùng thêm đại từ chỉ thứ bậc: “anh Xêkô!”
Một người khác cũng hay gọi tôi bằng tên của Xêkô là cậu bí thư chi đoàn tên Long. Nhưng khác với em Thuỷ, anh chàng bí thư này không thèm dùng một đại từ nhân xưng nào, mà chỉ gọi tôi bằng hai tiếng cộc lốc: “Xêkô!”
Ngoài hai đứa mà tôi nhớ là hay gọi tôi bằng tên của Xêkô nói trên, rất nhiều bạn khác trong lớp cũng gọi tôi như vậy.
Điều ác ôn là chúng nó không chỉ dùng tên ấy để gọi tôi mỗi khi đến lớp, mà còn kể về tôi cho những bạn ở lớp khác nữa. Thành ra, trường Tài chính Cổ Nhuế hầu như ai cũng gọi tôi bằng tên ấy. Tôi nhớ mỗi lần đến lớp, ngang qua kí túc xá hoặc dãy căngtin của trường, tôi thường xuyên nghe được những câu kiểu như: “Xêkô kìa!”, “ê, Xêkô!”, “uống nước không, Xêkô?”, vân vân và lại mây mây.
Tôi không hiểu vì sao những người đã đặt được chân vào ngôi trường đào tạo tài chính - kế toán - ngân hàng danh giá bậc nhất xã Đông Ngạc, người sau này sẽ nắm toàn bộ huyết mạch của nền kinh tế, lại có thể dùng một cái tên rất chi là trẻ con như vậy để gọi tôi - một sinh viên đẹp trai con nhà giàu, tóc không bờm xờm, mỏ không nhọn, cũng chẳng hay mách lẻo và ton hót… Và tôi tự nhủ, thôi kệ xác chúng mày, bà đếch quan tâm.
Cho đến hôm vừa rồi, tôi đi dự hội thảo ở một trường đại học. Một cô bạn học chung thời đại học với tôi hiện đang công tác ở trường ấy, đăng lên Facebook một bức ảnh chụp chung hai đứa.
Ở dưới bức ảnh, bên cạnh bình luận của bạn bè, đồng nghiệp và người thân của cô bạn kia, tôi đọc được câu hỏi của một người nào đó: “Bạn Xêkô phải không nàng?”
Và bất giác, tôi nghĩ đến cái câu mà Đức Khổng Tử nhiều lần hỏi các môn đồ khi ngài lâm vào cơn bĩ cực ở nước Sái: “Đạo của ta phải chăng là sai? Tại sao ta lại gặp phải cảnh này?”
"Vân vân và mây mây!"
Trả lờiXóaHi hi hi...
Keke
Xóa