“Tuổi thơ dữ dội” kể về câu chuyện của các chiến sĩ trinh sát thiếu niên thuộc Trung đoàn Trần Cao Vân ở Huế những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Truyện có rất nhiều nhân vật: Lượm, Mừng, Quỳnh “sơn ca”, Bồng “da rắn”… Mỗi nhân vật trong truyện có một sự hấp dẫn riêng nhưng tôi thích nhất là những câu chuyện về nhân vật Mừng.
Mừng là con trai của một chị bán bún ở chợ Bao Vinh. Cha mẹ em thương nhau nhưng chưa kịp cưới xin thì cha em chẳng may ốm chết, để lại mẹ em một mình mang tiếng chửa hoang.
Sinh Mừng chưa được bao lâu, mẹ em phải gửi con nhờ người nuôi hộ, rồi lên thuyền ra sông Hương làm đĩ nuôi thân. Một gã giang hồ tên là Năm Ngựa mê nhan sắc của mẹ Mừng, đem tiền chuộc ra và lấy làm vợ. Mẹ Mừng đi theo Năm Ngựa, làm thân tôi đòi cho y, chịu trăm điều tủi cực, cốt để Mừng lớn lên không phải mang tiếng con hoang.
Năm Ngựa ở với mẹ con Mừng chẳng được bao lâu thì bỏ theo một người đàn bà khác. Nhưng lâu lâu, Năm Ngựa vẫn tìm về hành hạ mẹ Mừng và lấy hết tiền bạc. Mẹ Mừng cắn răng chịu đựng hết, miễn sao Năm Ngựa không nói ra việc Mừng là con hoang và mẹ Mừng đã từng làm đĩ.
Huế nổ súng kháng chiến, Mừng trốn nhà đi theo Vệ Quốc Đoàn làm trinh sát. Năm đó em mới 12 tuổi. Lí do đi theo Vệ Quốc Đoàn của Mừng rất đơn giản, em muốn được trèo lên trên ngọn mấy cây cổ thụ trong doanh trại Vệ Quốc Đoàn để hái lá tầm gửi làm thuốc chữa bệnh cho mẹ, vì mẹ em vốn bị hen suyễn kinh niên.
Mặt trận Huế vỡ, Mừng theo Vệ Quốc Đoàn rút lên chiến khu Hoà Mỹ. Trước khi rời thành phố, em đã nhờ đồng đội mang những bọc lá tầm gửi mà em hái được về cho mẹ. Mừng không dám tự mình về gặp mẹ, vì em sợ sẽ thương mẹ quá mà ở nhà luôn, không đi theo Vệ Quốc Đoàn nữa, và như thế thì mẹ em sẽ còn khổ lâu. “Em muốn theo các anh đánh Tây cho nước nhà được độc lập, để sau ni lỡ mạ em có mắc bệnh chi còn nặng hơn cả bệnh hen suyễn, cũng được Chính phủ chữa cho lành...” - Mừng giải thích với chỉ huy đơn vị.
Trong đội trinh sát của Mừng có một đội viên tên là Kim. Cậu ta là người của mật thám Pháp cài vào nhưng cả đơn vị không ai biết. Một hôm, lợi dụng lúc cả đơn vị đi vắng, Kim dùng máy ảnh gián điệp chụp trộm bản đồ bố phòng của chiến khu nhưng bị Mừng bất ngờ trở về bắt gặp. Kim liền dùng súng khống chế Mừng rồi đưa em rời chiến khu, trốn sang đồn quân Pháp.
Ở đồn giặc, Mừng gặp lại Năm Ngựa, người mà bấy lâu nay em vẫn đinh ninh là cha. Năm Ngựa bấy giờ đã làm tay sai cho Pháp. Y dụ dỗ Mừng chỉ điểm những vị trí quan trọng trên chiến khu cho quân Pháp tấn công, nhưng Mừng làm ra vẻ ngây ngô không biết gì để chỉ. Một bữa, lợi dụng giặc canh gác lơ là, Mừng trốn khỏi đồn giặc rồi tìm đường trốn lên chiến khu.
Nhưng bấy giờ cả chiến khu đều đã nghi ngờ Mừng là Việt gian, nên khi Mừng vừa quay trở lại thì bị bắt giam. Mừng không tài nào giải thích được cho mọi người hiểu là em bị nghi oan. Với khả năng của một cậu bé vốn dĩ được coi là ngờ nghệch nhất đội trinh sát, em chỉ có thể nói với mọi người những câu mà em nghĩ là thành khẩn: “Thằng Kim mới Việt gian chứ em đời mô”, “Dạ… em là Vệ Quốc Đoàn… em không biết chi hết”. Nhưng chẳng ai tin Mừng.
Trong những ngày Mừng theo Vệ Quốc Đoàn kháng chiến, mẹ em ở nhà gồng gánh đi khắp các chiến khu của tỉnh Thừa Thiên để tìm em. Nhưng đến chiến khu nào hỏi, người ta cũng nói không có chiến sĩ trinh sát nào tên Mừng ở đó. Chỉ còn duy nhất chiến khu Hoà Mỹ là mẹ Mừng chưa đến được.
Lúc bấy giờ, giặc Pháp đang vây chiến khu Hoà Mỹ và chuẩn bị mở đợt tấn công lên đó. Vệ Quốc Đoàn trên chiến khu bị vây, lương thực và đạn dược cạn kiệt, phải tính kế rút khỏi chiến khu. Trước khi rút đi, Vệ Quốc Đoàn quyết định đánh một trận cuối cùng. Họ lựa chọn một bãi đất trống mà chắc chắn địch phải đi qua khi tiến vào chiến khu và bố trí trận địa lôi ở đó. Một nhóm trinh sát được giao nhiệm vụ lập đài quan sát trên một ngọn cây cao gần bãi đất trống để theo dõi đường di chuyển của địch.
Mẹ Mừng nghe tin chiến khu Hoà Mỹ bị vây, liền xung phong vào đội dân công hoả tuyến, gánh gạo tiếp tế cho Vệ Quốc Đoàn. Chị hi vọng là sẽ tìm thấy Mừng ở chiến khu duy nhất mà chị chưa đến này. Nhưng gánh được gạo lên đến chiến khu thì chị cũng đã bị thương rất nặng do trúng nhiều đạn giặc, tính mạng rất nguy cấp.
Tình cờ, một chú bé trinh sát tên là Nghi nhận ra mẹ của Mừng khi chị đang được chăm sóc ở trạm xá của chiến khu. Nghi chính là người đã thay Mừng mang lá về cho mẹ năm xưa. Em liền kể lại cho mẹ Mừng nghe tình cảnh của Mừng. “Chừ hắn không còn là Vệ Quốc Đoàn nữa. Hắn trốn về Huế theo cha hắn làm Việt gian, rồi lại mò lên chiến khu làm gián điệp cho Tây. Chừ hắn đang bị giam ở trại tù chờ ngày đưa ra toà án binh xét xử”.
Người mẹ khốn khổ không tài nào tin nổi rằng thằng con khờ khạo của chị, đứa con mà chị bất chấp bom đạn đi tìm khắp cả tỉnh Thừa Thiên lại là Việt gian. “Răng? Cháu nói răng? Thằng con chị đi theo cha hắn làm Việt gian? Chừ đang bị Chính phủ giam tù? Ui chao? Ui chao? Răng mà con dại rứa con ơi!”
Chị khẩn khoản xin được gặp con một lần, để kể cho nó biết sự thật về cuộc đời nó. Thế là Mừng được giải đến trạm xá gặp mẹ. Trong những hơi thở cuối cùng của một người đang phải giằng co với thần chết, mẹ Mừng đã kể hết cho Mừng nghe về thân phận của Mừng, về cuộc đời tủi cực của chị và hành trình đi tìm Mừng vất vả khắp tỉnh Thừa Thiên.
“…Mạ sống là vì con. Mạ phải chịu trăm cay nghìn đắng, nhục nhã ê chề, lút mày lút mặt cũng vì con. Con mà chết rồi thì mạ còn biết sống làm chi. Rồi mạ hay tin con đi Vệ Quốc Đoàn, mạ mừng biết mấy. Con theo Chánh phủ, theo kháng chiến, đời con rứa là được nên người….”
“…Mạ đang ở dưới Thệ Chí thì nghe tin chiến khu Hoà Mỹ giặc nhẩy dù, bao vây chiến khu, Vệ Quốc Đoàn ta cạn lương sắp chết đói. Mạ liền đôn đáo chạy tới xin các anh du kích, cho mạ đi tiếp tế gạo, muối. Bom rơi đạn nổ mạ cũng liều… Chỉ có chiến khu Hoà Mỹ là mạ chưa tới, chưa chừng con mình hắn đang theo Vệ Quốc Đoàn, đánh giặc trên đó… Mạ nghĩ rứa mà mạ bị Tây bắn nát chân, thủng bụng, mạ cũng gắng gùi gạo bò lết cho thấu chiến khu, con ơi. Rứa mà chừ mạ được gặp con thì té ra con đi làm Việt gian, bị Chánh phủ giam tù. Ôi chao, đau lòng mạ quá con ơi! Biết nông nỗi ni thì mạ đừng gặp con còn hơn!”.
Mẹ của Mừng nói xong thì tắt thở. Mừng không thể nào tin ngày em được gặp mẹ cũng là ngày mất mẹ vĩnh viễn. Em cũng không tài nào giải thích được cho mẹ hiểu là em bị oan. Trong cơn đau đớn và tuyệt vọng, em chỉ biết hét lên: “Mạ! Mạ! Không phải! Không phải! Con không phải Việt gian! Con là Vệ Quốc Đoàn! Mạ ơi!”.
“Con không phải Việt gian! Con là Vệ Quốc Đoàn!” - Mừng lặp đi lặp lại. Nhưng không ai có thì giờ để nghe em nói, vì giặc đã bắt đầu nổ súng tấn công, và mọi người phải khẩn trương di tản khỏi chiến khu. Xác của mẹ Mừng được chôn cất vội vã, còn em bị đưa trở lại trại giam. Nghi là người áp giải em.
Trên đường trở lại trại giam, một quả bom giặc rơi ngay trước mặt Nghi và Mừng. Nghi liền nhảy ngay xuống một cái hố đại bác ở cạnh đó để tránh bom. Dứt tiếng nổ, Nghi nhảy lên khỏi miệng hố thì chẳng thấy Mừng đâu nữa.
Lúc này, Mừng đang chạy trở lại nơi chôn xác mẹ. “Mẹ em cũng nghi em là Việt gian. Chừ em phải đến chỗ mẹ em… Em phải nói răng cho mẹ em đừng nghi em nữa” - Mừng định bụng.
Nhưng khi chạy ngang qua đài quan sát, Mừng chợt sững người vì tất cả những đồng đội của em làm nhiệm vụ ở đó đều đã hi sinh do trúng đạn pháo. Tiếng chuông điện thoại đổ dồn trên ngọn cây. Mừng liền trèo lên đài quan sát, nhưng bị trúng đạn giặc suýt ngã lộn xuống đất. Cố hết sức mình, Mừng trèo lên nấc thang cuối cùng và chụp lấy ống nghe.
Đằng kia đầu dây là giọng của Trung đoàn trưởng. Từ trong hầm chỉ huy, ông ra lệnh cho Mừng quan sát đường đi của giặc. Đúng lúc bọn giặc đi vào bãi đất trống, Mừng liền báo cho Trung đoàn trưởng. Kèm theo tiếng hô tấn công của Trung đoàn trưởng, một tiếng nổ long trời lở đất vang lên, chôn vùi bọn giặc giữa trận địa lôi.
Trong tiếng bom đạn nổ đinh tai nhức óc, Trung đoàn trưởng nghe giọng nói yếu ớt của Mừng vọng ra từ ống nghe: “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!”. Mừng hi sinh khi mới được 13 tuổi, mang theo cả một ước nguyện chưa thành là đánh đuổi hết bọn Tây để Chính phủ chữa bệnh cho mẹ, và cả một mối oan hờn bị chính người mẹ mà em thương yêu nhất nghi ngờ là Việt gian.
Tôi đọc “Tuổi thơ dữ dội” không biết đã bao nhiêu lần, nhưng lần nào đến đoạn kể về mẹ con em Mừng, nước mắt tôi cũng chực chảy ra. Một cậu bé 12 tuổi, ăn chưa no, lo chưa tới, trốn nhà đi theo Vệ Quốc Đoàn chỉ để tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Một người mẹ, cả đời cơ cực, chịu trăm nỗi đắng cay chỉ để cho thằng con duy nhất không phải tủi thân với người đời. Việc làm của em Mừng, tôi nghĩ bây giờ rất nhiều người, thậm chí lớn hơn Mừng nhiều tuổi, cũng không làm được. Việc làm của mẹ em Mừng, tôi nghĩ bây giờ cũng rất nhiều người, thậm chí còn chưa cực khổ bằng chị ấy, cũng không làm được.
Tôi có quen một số người bạn, đương nhiên gái, và thường là đẹp. Họ than thở với tôi về nỗi chồng họ thế nọ thế kia. Tôi chưa lập gia đình nên chẳng có kinh nghiệm gì để chia sẻ với bạn tôi. Nhưng tôi thường kể cho các bạn tôi nghe câu chuyện về mẹ con em Mừng.
Tôi chẳng biết câu chuyện của tôi sẽ có tác dụng đến mức nào và các bạn tôi có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không. Nhưng tôi nghĩ, để cho gia đình êm ấm, thường thì phụ nữ vẫn cần phải có những hi sinh nhất định. Có bạn hỏi ngược lại tôi, bây giờ là thời đại nào rồi mà còn bắt phụ nữ phải chịu đựng. Ừ thì đương nhiên bây giờ đã là “thời đại nào” rồi, và đương nhiên các bạn tôi cũng không đến nỗi lầm lỗi gì mà phải cam chịu như mẹ của em Mừng. Nhưng nói ngược lại thì chồng của các bạn cũng làm gì mà đến nỗi như Năm Ngựa, huống chi bây giờ các bạn còn có nhiều điều kiện để bảo vệ bản thân và gia đình của mình hơn mẹ em Mừng năm xưa.
Ứng xử thế nào là tuỳ theo hoàn cảnh và lựa chọn của mỗi người, nhưng nếu thiếu đi sự hi sinh của phụ nữ, thì mỗi gia đình trước sau cũng sẽ như trận địa lôi ở chiến khu Hoà Mỹ mà thôi. Tôi nghĩ thế. Còn tội trạng của lũ đàn ông, tôi sẽ kể trong một câu chuyện khác.
Mừng là con trai của một chị bán bún ở chợ Bao Vinh. Cha mẹ em thương nhau nhưng chưa kịp cưới xin thì cha em chẳng may ốm chết, để lại mẹ em một mình mang tiếng chửa hoang.
Sinh Mừng chưa được bao lâu, mẹ em phải gửi con nhờ người nuôi hộ, rồi lên thuyền ra sông Hương làm đĩ nuôi thân. Một gã giang hồ tên là Năm Ngựa mê nhan sắc của mẹ Mừng, đem tiền chuộc ra và lấy làm vợ. Mẹ Mừng đi theo Năm Ngựa, làm thân tôi đòi cho y, chịu trăm điều tủi cực, cốt để Mừng lớn lên không phải mang tiếng con hoang.
Năm Ngựa ở với mẹ con Mừng chẳng được bao lâu thì bỏ theo một người đàn bà khác. Nhưng lâu lâu, Năm Ngựa vẫn tìm về hành hạ mẹ Mừng và lấy hết tiền bạc. Mẹ Mừng cắn răng chịu đựng hết, miễn sao Năm Ngựa không nói ra việc Mừng là con hoang và mẹ Mừng đã từng làm đĩ.
Huế nổ súng kháng chiến, Mừng trốn nhà đi theo Vệ Quốc Đoàn làm trinh sát. Năm đó em mới 12 tuổi. Lí do đi theo Vệ Quốc Đoàn của Mừng rất đơn giản, em muốn được trèo lên trên ngọn mấy cây cổ thụ trong doanh trại Vệ Quốc Đoàn để hái lá tầm gửi làm thuốc chữa bệnh cho mẹ, vì mẹ em vốn bị hen suyễn kinh niên.
Mặt trận Huế vỡ, Mừng theo Vệ Quốc Đoàn rút lên chiến khu Hoà Mỹ. Trước khi rời thành phố, em đã nhờ đồng đội mang những bọc lá tầm gửi mà em hái được về cho mẹ. Mừng không dám tự mình về gặp mẹ, vì em sợ sẽ thương mẹ quá mà ở nhà luôn, không đi theo Vệ Quốc Đoàn nữa, và như thế thì mẹ em sẽ còn khổ lâu. “Em muốn theo các anh đánh Tây cho nước nhà được độc lập, để sau ni lỡ mạ em có mắc bệnh chi còn nặng hơn cả bệnh hen suyễn, cũng được Chính phủ chữa cho lành...” - Mừng giải thích với chỉ huy đơn vị.
Trong đội trinh sát của Mừng có một đội viên tên là Kim. Cậu ta là người của mật thám Pháp cài vào nhưng cả đơn vị không ai biết. Một hôm, lợi dụng lúc cả đơn vị đi vắng, Kim dùng máy ảnh gián điệp chụp trộm bản đồ bố phòng của chiến khu nhưng bị Mừng bất ngờ trở về bắt gặp. Kim liền dùng súng khống chế Mừng rồi đưa em rời chiến khu, trốn sang đồn quân Pháp.
Ở đồn giặc, Mừng gặp lại Năm Ngựa, người mà bấy lâu nay em vẫn đinh ninh là cha. Năm Ngựa bấy giờ đã làm tay sai cho Pháp. Y dụ dỗ Mừng chỉ điểm những vị trí quan trọng trên chiến khu cho quân Pháp tấn công, nhưng Mừng làm ra vẻ ngây ngô không biết gì để chỉ. Một bữa, lợi dụng giặc canh gác lơ là, Mừng trốn khỏi đồn giặc rồi tìm đường trốn lên chiến khu.
Nhưng bấy giờ cả chiến khu đều đã nghi ngờ Mừng là Việt gian, nên khi Mừng vừa quay trở lại thì bị bắt giam. Mừng không tài nào giải thích được cho mọi người hiểu là em bị nghi oan. Với khả năng của một cậu bé vốn dĩ được coi là ngờ nghệch nhất đội trinh sát, em chỉ có thể nói với mọi người những câu mà em nghĩ là thành khẩn: “Thằng Kim mới Việt gian chứ em đời mô”, “Dạ… em là Vệ Quốc Đoàn… em không biết chi hết”. Nhưng chẳng ai tin Mừng.
Trong những ngày Mừng theo Vệ Quốc Đoàn kháng chiến, mẹ em ở nhà gồng gánh đi khắp các chiến khu của tỉnh Thừa Thiên để tìm em. Nhưng đến chiến khu nào hỏi, người ta cũng nói không có chiến sĩ trinh sát nào tên Mừng ở đó. Chỉ còn duy nhất chiến khu Hoà Mỹ là mẹ Mừng chưa đến được.
Lúc bấy giờ, giặc Pháp đang vây chiến khu Hoà Mỹ và chuẩn bị mở đợt tấn công lên đó. Vệ Quốc Đoàn trên chiến khu bị vây, lương thực và đạn dược cạn kiệt, phải tính kế rút khỏi chiến khu. Trước khi rút đi, Vệ Quốc Đoàn quyết định đánh một trận cuối cùng. Họ lựa chọn một bãi đất trống mà chắc chắn địch phải đi qua khi tiến vào chiến khu và bố trí trận địa lôi ở đó. Một nhóm trinh sát được giao nhiệm vụ lập đài quan sát trên một ngọn cây cao gần bãi đất trống để theo dõi đường di chuyển của địch.
Mẹ Mừng nghe tin chiến khu Hoà Mỹ bị vây, liền xung phong vào đội dân công hoả tuyến, gánh gạo tiếp tế cho Vệ Quốc Đoàn. Chị hi vọng là sẽ tìm thấy Mừng ở chiến khu duy nhất mà chị chưa đến này. Nhưng gánh được gạo lên đến chiến khu thì chị cũng đã bị thương rất nặng do trúng nhiều đạn giặc, tính mạng rất nguy cấp.
Tình cờ, một chú bé trinh sát tên là Nghi nhận ra mẹ của Mừng khi chị đang được chăm sóc ở trạm xá của chiến khu. Nghi chính là người đã thay Mừng mang lá về cho mẹ năm xưa. Em liền kể lại cho mẹ Mừng nghe tình cảnh của Mừng. “Chừ hắn không còn là Vệ Quốc Đoàn nữa. Hắn trốn về Huế theo cha hắn làm Việt gian, rồi lại mò lên chiến khu làm gián điệp cho Tây. Chừ hắn đang bị giam ở trại tù chờ ngày đưa ra toà án binh xét xử”.
Người mẹ khốn khổ không tài nào tin nổi rằng thằng con khờ khạo của chị, đứa con mà chị bất chấp bom đạn đi tìm khắp cả tỉnh Thừa Thiên lại là Việt gian. “Răng? Cháu nói răng? Thằng con chị đi theo cha hắn làm Việt gian? Chừ đang bị Chính phủ giam tù? Ui chao? Ui chao? Răng mà con dại rứa con ơi!”
Chị khẩn khoản xin được gặp con một lần, để kể cho nó biết sự thật về cuộc đời nó. Thế là Mừng được giải đến trạm xá gặp mẹ. Trong những hơi thở cuối cùng của một người đang phải giằng co với thần chết, mẹ Mừng đã kể hết cho Mừng nghe về thân phận của Mừng, về cuộc đời tủi cực của chị và hành trình đi tìm Mừng vất vả khắp tỉnh Thừa Thiên.
“…Mạ sống là vì con. Mạ phải chịu trăm cay nghìn đắng, nhục nhã ê chề, lút mày lút mặt cũng vì con. Con mà chết rồi thì mạ còn biết sống làm chi. Rồi mạ hay tin con đi Vệ Quốc Đoàn, mạ mừng biết mấy. Con theo Chánh phủ, theo kháng chiến, đời con rứa là được nên người….”
“…Mạ đang ở dưới Thệ Chí thì nghe tin chiến khu Hoà Mỹ giặc nhẩy dù, bao vây chiến khu, Vệ Quốc Đoàn ta cạn lương sắp chết đói. Mạ liền đôn đáo chạy tới xin các anh du kích, cho mạ đi tiếp tế gạo, muối. Bom rơi đạn nổ mạ cũng liều… Chỉ có chiến khu Hoà Mỹ là mạ chưa tới, chưa chừng con mình hắn đang theo Vệ Quốc Đoàn, đánh giặc trên đó… Mạ nghĩ rứa mà mạ bị Tây bắn nát chân, thủng bụng, mạ cũng gắng gùi gạo bò lết cho thấu chiến khu, con ơi. Rứa mà chừ mạ được gặp con thì té ra con đi làm Việt gian, bị Chánh phủ giam tù. Ôi chao, đau lòng mạ quá con ơi! Biết nông nỗi ni thì mạ đừng gặp con còn hơn!”.
Mẹ của Mừng nói xong thì tắt thở. Mừng không thể nào tin ngày em được gặp mẹ cũng là ngày mất mẹ vĩnh viễn. Em cũng không tài nào giải thích được cho mẹ hiểu là em bị oan. Trong cơn đau đớn và tuyệt vọng, em chỉ biết hét lên: “Mạ! Mạ! Không phải! Không phải! Con không phải Việt gian! Con là Vệ Quốc Đoàn! Mạ ơi!”.
“Con không phải Việt gian! Con là Vệ Quốc Đoàn!” - Mừng lặp đi lặp lại. Nhưng không ai có thì giờ để nghe em nói, vì giặc đã bắt đầu nổ súng tấn công, và mọi người phải khẩn trương di tản khỏi chiến khu. Xác của mẹ Mừng được chôn cất vội vã, còn em bị đưa trở lại trại giam. Nghi là người áp giải em.
Trên đường trở lại trại giam, một quả bom giặc rơi ngay trước mặt Nghi và Mừng. Nghi liền nhảy ngay xuống một cái hố đại bác ở cạnh đó để tránh bom. Dứt tiếng nổ, Nghi nhảy lên khỏi miệng hố thì chẳng thấy Mừng đâu nữa.
Lúc này, Mừng đang chạy trở lại nơi chôn xác mẹ. “Mẹ em cũng nghi em là Việt gian. Chừ em phải đến chỗ mẹ em… Em phải nói răng cho mẹ em đừng nghi em nữa” - Mừng định bụng.
Nhưng khi chạy ngang qua đài quan sát, Mừng chợt sững người vì tất cả những đồng đội của em làm nhiệm vụ ở đó đều đã hi sinh do trúng đạn pháo. Tiếng chuông điện thoại đổ dồn trên ngọn cây. Mừng liền trèo lên đài quan sát, nhưng bị trúng đạn giặc suýt ngã lộn xuống đất. Cố hết sức mình, Mừng trèo lên nấc thang cuối cùng và chụp lấy ống nghe.
Đằng kia đầu dây là giọng của Trung đoàn trưởng. Từ trong hầm chỉ huy, ông ra lệnh cho Mừng quan sát đường đi của giặc. Đúng lúc bọn giặc đi vào bãi đất trống, Mừng liền báo cho Trung đoàn trưởng. Kèm theo tiếng hô tấn công của Trung đoàn trưởng, một tiếng nổ long trời lở đất vang lên, chôn vùi bọn giặc giữa trận địa lôi.
Trong tiếng bom đạn nổ đinh tai nhức óc, Trung đoàn trưởng nghe giọng nói yếu ớt của Mừng vọng ra từ ống nghe: “Anh ơi, anh đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!”. Mừng hi sinh khi mới được 13 tuổi, mang theo cả một ước nguyện chưa thành là đánh đuổi hết bọn Tây để Chính phủ chữa bệnh cho mẹ, và cả một mối oan hờn bị chính người mẹ mà em thương yêu nhất nghi ngờ là Việt gian.
Tôi đọc “Tuổi thơ dữ dội” không biết đã bao nhiêu lần, nhưng lần nào đến đoạn kể về mẹ con em Mừng, nước mắt tôi cũng chực chảy ra. Một cậu bé 12 tuổi, ăn chưa no, lo chưa tới, trốn nhà đi theo Vệ Quốc Đoàn chỉ để tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Một người mẹ, cả đời cơ cực, chịu trăm nỗi đắng cay chỉ để cho thằng con duy nhất không phải tủi thân với người đời. Việc làm của em Mừng, tôi nghĩ bây giờ rất nhiều người, thậm chí lớn hơn Mừng nhiều tuổi, cũng không làm được. Việc làm của mẹ em Mừng, tôi nghĩ bây giờ cũng rất nhiều người, thậm chí còn chưa cực khổ bằng chị ấy, cũng không làm được.
Tôi có quen một số người bạn, đương nhiên gái, và thường là đẹp. Họ than thở với tôi về nỗi chồng họ thế nọ thế kia. Tôi chưa lập gia đình nên chẳng có kinh nghiệm gì để chia sẻ với bạn tôi. Nhưng tôi thường kể cho các bạn tôi nghe câu chuyện về mẹ con em Mừng.
Tôi chẳng biết câu chuyện của tôi sẽ có tác dụng đến mức nào và các bạn tôi có suy nghĩ gì về câu chuyện đó không. Nhưng tôi nghĩ, để cho gia đình êm ấm, thường thì phụ nữ vẫn cần phải có những hi sinh nhất định. Có bạn hỏi ngược lại tôi, bây giờ là thời đại nào rồi mà còn bắt phụ nữ phải chịu đựng. Ừ thì đương nhiên bây giờ đã là “thời đại nào” rồi, và đương nhiên các bạn tôi cũng không đến nỗi lầm lỗi gì mà phải cam chịu như mẹ của em Mừng. Nhưng nói ngược lại thì chồng của các bạn cũng làm gì mà đến nỗi như Năm Ngựa, huống chi bây giờ các bạn còn có nhiều điều kiện để bảo vệ bản thân và gia đình của mình hơn mẹ em Mừng năm xưa.
Ứng xử thế nào là tuỳ theo hoàn cảnh và lựa chọn của mỗi người, nhưng nếu thiếu đi sự hi sinh của phụ nữ, thì mỗi gia đình trước sau cũng sẽ như trận địa lôi ở chiến khu Hoà Mỹ mà thôi. Tôi nghĩ thế. Còn tội trạng của lũ đàn ông, tôi sẽ kể trong một câu chuyện khác.
tự nhiên cay sống mũi khi đọc về mẹ con Mừng, còn bao mãnh đời như thế trong thời chiến lẫn thời bình...
Trả lờiXóalại nói về sự hy sinh của người phụ nữ, trc nay Xh luôn đề cao đức tính này của người phụ nữ rồi. Và chị em cũng nên lấy làm tự hào về khả năng trời phú cho này ( lạc quan tí chứ nhỉ), nên em nghĩ chị em phụ nữ cũng nên duy trì và phát huy đức tính này nhất là trong xã hội ngày nay khi mà csong ngày càng theo xu hướng đẩy mạnh cái tôi lên..Tuy nhiên sự hy sinh ở đây nên "tỉnh táo", ko mù quáng, hy sinh cũng có thể hiểu như là sự nhún nhường, nên cứ chịu thiệt một chút nếu mình thấy là cần thiết thì rồi mình sẽ nhận dc điều xứng đáng thôi. Nhưng cũng nên nói vai trò người đàn ông đóng góp ko ít trong việc khích lệ phụ nữ duy trì và phát triển đức tính tốt này, vì đôi khi sự hy sinh mà không dc công nhận thì cũng dễ làm người ta nản lòng mà buông rơi lắm...Ai thì cũng muốn dc "ghi công' mà :-)
Ta muốn ban cho Ng vài cái khen khi đọc bài này.
Trả lờiXóa1 là khen cho ngươi đã k dành ngày nghỉ đi du hí đó đây, bắt ghẹ bắt cua mà ở nhà kể lại chuyện hay này cho mọi ng nghe!
2 là khen cho ng vì đã cảm nhận được sự hy sinh của ng phụ nữ, ng mẹ dành cho con cái, gia đình.
Ta thì ta cảm thông cho số phận của mẹ con chị Mừng hơn là ngưỡng mộ. Có lẽ vì sinh ra thời đó, nên sự cố gắng của ng Mẹ dành cho con cũng chỉ dừng lại ở đó thôi. Và ta cũng muốn nói với ASol rằng, nếu phụ nữ nào ngày nay mà giữ quan niệm là mình phải hi sinh cho co cái, cho gia đình thì đó là người phụ nữ đang phá vỡ gia đình mình đấy!
Ta hỏi hơi ngu, theo quan điểm của anh Cay, để giữ hạnh phúc cho gia đình anh thì vợ anh nên hi sinh cho gã hàng xóm nhà anh chăng, hay là cho gã đồng nghiệp của thị ở công ty?
XóaKhà khà Lão chơi ta đấy phỏng! Ý ta nói là nếu phụ nữ nào ngày mà giữ quan điểm hi sinh cho gia đình và con cái như ngày xưa ấy thì là phá gia đình mình lão ạ! Tỷ như điều thông dụng trước đây là ng phụ nữ trong gia đình cứ chịu đựng sự chì chiết, thậm chí là đánh đập của ng chồng, luôn sống trong uất hận chồng nhưng vẫn chịu đựng vì nghĩ như vậy để con có cha có mẹ. Nhưng nếu xã hội bây giờ mà vậy thì đó là người mẹ lựa chon con đường đẩy con mình vào chỗ hư hỏng, lệch lạc về nhân cách nhanh nhất! Hay như chuyện hoạt động của xã hội của người phụ nữ, ngày xưa người phụ nữ sau khi lập gia đình là chú tâm vào quán xuyến "cái bếp", làm tròn cái đó, coi như ok, k cần biết ngoauf kia xh đang như thế nào. Bây giờ mà vậy thì cuộc sống hôn nhân chắc được 10 năm, khi con chừng 6 tuổi là k thể giáo dục được con, và khi kinh tế rủng rỉnh tý thì cua ghẹ ai quanh khắp nhà ASol ạ! Và còn nhiều, nhiều thứ đòi hỏi người phụ nữ thời nay cần giảm bớt sự hi sinh như ngày xưa mà chăm lo cho bản thân mình hơn mới bảo vệ được gia đình mình.( Người ta thống kê được rằng, con cái của những gia đình có Ba, Mẹ bất hòa dễ rơi vào trạng thái tự kỉ và cuộc sống sau này của chúng cũng k hạnh phúc tỷ lệ cao hơn những gia đình Ba Mẹ chúng ly hôn đấy nhé!).
XóaCòn thị nhà ta, ra chỉ mong thị ấy hy sinh cho gã hàng xóm hay chàng đồng nghiệp của thị chút tình cảm, để ta có cái Cơ sắc, ra hát bài ca giải phóng, ta đi ngao du sơn thủy thôi ( lúc đó ta rủ Lão đi nghe)! Khà khà khà....
Ôi tôi cắn rơm cắn cỏ, tôi lạy anh Cay. Tôi đã viết là "Nhưng nói ngược lại thì chồng của các bạn cũng làm gì mà đến nỗi như Năm Ngựa, huống chi bây giờ các bạn còn có nhiều điều kiện để bảo vệ bản thân và gia đình của mình hơn mẹ em Mừng năm xưa". Chứ còn anh đối xử với vợ đến cái mức như anh nói thì tôi cũng mong vợ anh bỏ nhà đi theo hàng xóm quách, chứ sống với anh thế thì khác gì sống với Năm Ngựa! ;))
XóaẤy chết! Lão nói vậy hóa ra Cay tôi là thứ bỏ đi à! Ta yêu vợ ta lắm chứ! Nàng là hơi thở, là cuộc sống của ta! Khà khà, chỉ có điều nhiều khi ta cha hiểu nàng muốn gì thôi!
Trả lờiXóaNhư vậy là hơi thở có mùi. Nha sĩ khuyên lão nên dùng kem đánh răng P/S! ;))
XóaTruyện này của Phùng Quán 10 lần đọc thì cả 10 lần đều phải khóc Cơ dưng mà cũng phải phục tài bác Sol, từ những câu chuyện vu vơ, những người bạn đẹp của bác than thở về chồng mà bác liên tưởng đến tận câu chuyện của mẹ Mừng thời chống Pháp :D
Trả lờiXóaỜ, bạn anh toàn chưn dài nên anh liên tưởng cũng phải dài, cô ạ! ;))
XóaNhẽ ra nhà Sô phải lôi tấm gương nóng hổi của bà vợ Việt Nam anh hùng tên Thúy Liễu vợ ông Hoàng Hùng - cố đồng nghiệp của ngài ra kể cho bạn ngài mới phải chứ. Chị Mừng lỗi thời lạc hậu rồi ;))
Trả lờiXóaÔi, hình tượng cao đẹp như chị Liễu thì không văn nào có thể tả xiết! Solitaire này nằm mơ cũng không dám nghĩ đến ngày được viết bài ca ngợi chị ấy. Có chăng là nghĩ đến việc dùng bút để vẽ voi cho các liệt nữ Vườn cải như chị Nát, cô Nông, cô Cát, cô Phượng... mà thôi! :v
XóaNhà Sô có muốn đoàn tụ với đồng nghiệp Hoàng Hùng ko mà dám khơi mào cuộc chiến với từng ấy liệt nữ thế hử? Có muốn ta tống ngài đi tiêm phòng Sởi để được thưởng mũi co giãn tử cung ko :)))
XóaVâng vâng, mời chị! Để ta xem chị tiêm ta bằng cái gì! ;))
XóaThứ quan trọng là thống nhất quan điểm anh họ ạ. Chứ chị hi sinh đường chị, anh hiểu đường anh thì đường ai nấy đi nha :D. Đàn ông ấy, xét về mặt khoa học, họ ko thể làm nhiều việc cùng một lúc, ko suy nghĩ đa chiều và phức tạp như phụ nữ. Chính khoản này làm hai bên lệch pha trước một sự việc nào đó. Thế nên, người ta bảo để gia đình yên ổn, phụ nữ bớt mồm miệng đi chút, bớt suy nghĩ đi một chút còn đàn ông, khoan dung rộng lượng với đàn bà một chút, và yêu bản thân ít đi một chút thì ok hết thôi :D
Trả lờiXóaCô Nguyên nói phát đúng luôn. Nhưng vấn đề là làm thế nào để phụ nữ có thể bớt mồm bớt miệng đi chút mới là vấn đề. Tôi nhớ có nhà triết học cực kì lỗi lạc nào đó có phát biểu một tiên đề bất hủ: "Phụ nữ nói là phụ nữ tồn tại". Nếu căn cứ vào tiên đề đó thì tôi e là không tài nào bắt phụ nữ bớt nói được, vì như thế thì khác gì bảo họ chấm dứt sự tồn tại của chính mình? ;))
XóaBớt nói ko có nghĩa là ko dc nói, nghĩa là vẫn nói và không phủ nhận chính mình, nghĩa là nhà triết học vẫn cực kì lỗi lac vs cô Nguyên vẫn quá đúng à nha!
Trả lờiXóabắt phụ nữ bớt nói thật chẳng khác nào cấm trẻ con khóc nhè! hé hé
Xóa