1. Tào Tháo xua đại quân đánh Từ Châu, Lưu Bị cô thế đành sai người cầu cứu Viên Thiệu. Bọn mưu sĩ Hà Bắc hết thảy đều khuyên Thiệu khởi binh để mưu việc đồ bá thiên hạ, chỉ có Điền Phong và Thư Thụ ra sức can ngăn. Thiệu không nghe lời can, truyền cất quân đánh nhau với Tào Tháo.
Tuy nhiên, quân Thiệu vì nội bộ lủng củng, không hoà thuận với nhau nên chỉ đào hào đắp luỹ, giữ nhau với quân Tào chứ chẳng ai nghĩ gì đến việc tiến binh, thành ra anh em Lưu Quan Trương ở Từ Châu bị Tào Tháo đánh cho thua chạy tan tác. Trương Phi trốn vào núi, Lưu Bị chạy sang nương nhờ Viên Thiệu, Quan Vân Trường đầu hàng Tào Tháo.
Lưu Bị ở Hà Bắc, sớm tối xui Thiệu xuất quân đánh Tháo. Thiệu muốn cất quân đi nhưng Điền Phong ra sức can ngăn. Thiệu nổi giận, bắt Điền Phong tống ngục rồi truyền lệnh xuất quân.
Thư Thụ thấy Điền Phong phải giam vào ngục, liền họp cả họ hàng lại, phân tán hết gia tài rồi mới theo Thiệu ra trận. Họ hàng ai cũng rỏ nước mắt đi tiễn.
Thư Thụ khuyên không nên cho Nhan Lương đi một mình2. Viên Thiệu sai đại tướng là Nhan Lương làm tiên phong, tiến đánh thành Bạch Mã của Tháo. Thư Thụ khuyên Thiệu không nên cho Nhan Lương đi một mình. Thiệu không nghe.
Nhan Lương dẫn quân đến Bạch Mã, giết được một vài tướng Tào nhưng sau đó bị Quan Vân Trường chém chết. Quân của Nhan Lương thua chạy tan tác.
Thiệu lại sai đại tướng là Văn Sú đem mười vạn quân vượt sông Hoàng Hà đến Quan Độ đánh nhau với quân Tào. Thư Thụ khuyên Thiệu nên giữ lại một nửa số quân bên này sông để phòng bất trắc. Thiệu không nghe, còn mắng Thụ làm trì hoãn lòng quân. Thụ trở ra, than thở rồi cáo bệnh, không ra bàn việc quân nữa.
Văn Sú dẫn quân sang sông Hoàng Hà đánh nhau với quân Tào nhưng lại bị Quan Vân Trường chém chết. Quân của Sú bị quân Tào đuổi đánh, ngã xuống sông chết quá nửa.
Thiệu thấy quân mình thua trận luôn, liền truyền lui về, không ra đánh nữa.
Viên Thiệu thét tả hữu đem Thư Thụ giam ở trong quân3. Năm sau, Thiệu lại cất quân ra Quan Độ đánh nhau với Tào Tháo. Thư Thụ bàn: “Bên kia không có lương, lợi ở sự đánh nhanh; bên ta có lương, nên giữ lâu, nếu kéo dài được ngày tháng, quân địch chẳng phải đánh cũng tất thua”.
Thiệu giận mắng: “Điền Phong đã làm nản lòng quân, ta còn để tội cho đến khi về, nay sao mày cũng nói gở nốt?”
Rồi thét tả hữu đem Thư Thụ giam ở trong quân, đợi lúc về trị tội cùng Điền Phong một thể, xong hạ lệnh dàn quân ra bốn phía cắm trại để đánh nhau với quân Tào.
Cầm cự nhau mấy tháng, quân Tào quả nhiên hết lương, tình thế nguy cấp lắm. Tào Tháo nghe theo mưu của Hứa Du[1], liền tập trung toàn lực đánh vào Ô Sào là nơi chứa lương của Viên Thiệu.
4. Thư Thụ đang bị giam trong quân, ban đêm thấy sao sáng liền bảo cai ngục đưa ra sân ngắm thiên văn. Chợt thấy sao Thái Bạch đi ngược, xâm phạm vào phận sao Đẩu, sao Ngưu, Thụ cả kinh, lập tức xin vào ra mắt Viên Thiệu, thưa rằng: “Tôi vừa xem thiên văn thấy sao Thái Bạch đi ngược đến vùng sao Liễu, sao Quy, khi ánh sáng sang cả vùng sao Ngưu, sao Đẩu, e có việc quân địch cướp trại. Ô Sào là chỗ chứa lương, cần phải đề phòng, xin sai mãnh tướng, tinh binh đi tuần tiễu ở những chỗ đường tắt và chân núi để khỏi mắc mẹo Tào Tháo”.
Thiệu giận mắng: “Mày là thằng có tội, sao được nói càn làm rối loạn lòng quân!”
Thư Thụ trở ra, gạt nước mắt than: “Quân ta sớm tối không biết mất lúc nào, nắm xương ta rồi không biết chôn vào đâu!”
“Thụ không hàng đâu!”5. Tào Tháo đánh tan quân giữ Ô Sào, đốt hết lương, rồi dẫn quân quay trở lại đánh trại Viên Thiệu. Quân Thiệu thua chạy tán loạn cả, duy có Thư Thụ bị giam, không chạy được, bị quân Tào bắt đem nộp Tào Tháo.
Thụ trông thấy Tháo, giơ tay xua đi và kêu to: “Thụ không hàng đâu!”
Tào Tháo nói: “Bản Sơ[2] vô mưu, không dùng lời ngươi, sao ngươi còn chấp nê thế? Nếu ta được ngươi sớm, việc thiên hạ còn gì đáng lo”.
Tháo đãi Thư Thụ tử tế, lưu ở trong doanh trại quân Tào. Một đêm, Thụ ăn trộm ngựa, định trốn về với Viên Thiệu. Tháo giận, sai đem chém đi. Thụ đến chết, thần sắc không đổi. Tháo than rằng: “Ta trót giết lầm người trung nghĩa!”
Rồi sai làm lễ hậu, chôn ở cửa sông Hoàng Hà, đề vào mộ sáu chữ: “Trung liệt Thư quân chi mộ”.
6. Đôi lời bàn luận:
Trước khi Viên Thiệu cất quân đánh họ Tào, một mưu sĩ của Tào Tháo là Khổng Dung cho rằng: “Bọn Hứa Du, Quách Đồ, Thẩm Phối, Phùng Kỷ, đều là những người mưu trí; Điền Phong, Thư Thụ đều là trung thần; Nhan Lương, Văn Sú sức khoẻ hơn ba đội quân; còn như Cao Lãm, Trương Cáp, Thuần Vu Quỳnh toàn là những danh tướng đời nay”. Từ đó, Khổng Dung khẳng định, không thể coi Viên Thiệu là người vô dụng.
Nhưng một mưu sĩ khác của Tháo là Tuân Úc lại nói: “Thiệu binh nhiều mà không nghiêm chỉnh; Điền Phong tính cương trực hay phạm người trên; Hứa Du tham mà không khôn, Thẩm Phối hay tự cho mình là phải mà không có mưu mẹo; Phùng Kỷ tính cả quyết nhưng không làm được việc. Mấy người ấy không ưa nhau, tất rồi cũng có nội biến. Nhan Lương, Văn Sú tuy khoẻ nhưng đồ thất phu ấy chỉ đánh một trận là bắt được; còn những đồ tầm thường nhung nhúc, dẫu có trăm vạn cũng chẳng kể vào đâu”.
Quả nhiên, sau đó Viên Thiệu đại bại về tay Tào Tháo, đúng như Tuân Úc nhận định.
Tào Tháo sai đem Thư Thụ ra chémTuy nhiên, nếu chỉ lấy sự thất bại của Viên Thiệu để đánh giá bọn đàn em của y như lời Tuân Úc nói thì quả thật cũng là oan uổng lắm lắm. Và nếu một người như Thư Thụ mà Tuân Úc lại gom chung vào với “những đồ tầm thường nhung nhúc” và “chẳng kể vào đâu” thì kể cũng thật là quá quắt.
Thật ra, trong công cuộc tranh giành thiên hạ với Tào Tháo, họ Viên đã có ít nhất 3 cơ hội đả bại họ Tào hoặc chí ít cũng làm họ Tào hao quân tổn tướng, trong đó một lần là Điền Phong xui Thiệu cướp Hứa Đô khi Tháo đang đem quân đánh Từ Châu, một lần khác là Hứa Du xui Thiệu dùng quân khinh kỵ đánh lén Hứa Đô khi Tháo đang tập trung quân ở Quan Độ để chống nhau với Thiệu[3], và lần còn lại là Thư Thụ xui Thiệu dây dưa ngày tháng để cho quân Tào hết lương rồi tự tan vỡ.
Tiếc là trong cả 3 lần ấy, Thiệu đều bỏ ngoài tai ý kiến của cán bộ tham mưu, thành ra quân thì mạnh nhưng chẳng làm nên trò trống gì.
Còn xét riêng trong trận chiến Quan Độ này, Thư Thụ ngay từ đầu đã biết Viên Thiệu tất thua, chính vì thế nên trước khi ra trận đã đem hết của cải trong nhà phân phát cho họ hàng. Và với mỗi nước cờ của họ Viên, Thư Thụ đều nhìn ra những điểm ngờ-u trong đó và tâu lại với Thiệu, từ việc không nên giao Nhan Lương cầm quân một mình, đến việc giữ lại một nửa quân của Văn Sú bên này sông, hay việc đề phòng Tào Tháo cướp lương...
Giá như họ Viên biết nghe lời Thụ, cứ giữ chặt lấy đống lương thảo ở Ô Sào rồi kê cao đầu mà ngủ thì quân Tào chẳng đánh cũng tự tan. Khi đó, chưa chắc thế chân vạc đã hình thành và ngày nay chưa chắc hậu thế đã có bộ Tam quốc mà xem.
Khi đọc “Tam quốc diễn nghĩa”, nhất là những đoạn nói về đám đàn em của Viên Thiệu, người ta không thể không đồng tình rằng người có tài nhưng thờ không đúng chủ thì rốt cục cũng hoài phí cả tài năng. Bọn Thẩm Phối, Quách Đồ, Điền Phong, Thư Thụ... ai cũng cho mình là giỏi, là hay, là trung thành, là tận tuỵ... (và thật sự đúng là như vậy) nhưng rốt cục tất cả bọn họ đều phải chết một cách thê thảm, không phải vì tay họ Tào thì cũng là bởi chính tay họ Viên.
Các cụ ngày xưa vẫn có câu rằng “thần thiêng nhờ bộ hạ”. Nhưng nếu xem chuyện về Thư Thụ và đám đàn em của Viên Thiệu thì sẽ thấy lời các cụ không hẳn bao giờ cũng đúng. “Thần” muốn “thiêng” hay không thì trước hết phải tự mình “thiêng” lấy, rồi sau đó hẵng tính đến đám bộ hạ. Còn nếu tự “thần” tỏ ra không “thiêng” thì, nói trắng ra, bộ hạ chẳng qua cũng như hạ bộ, chỉ là nơi chứa cơ quan bài tiết mà thôi.
Tuy nhiên, quân Thiệu vì nội bộ lủng củng, không hoà thuận với nhau nên chỉ đào hào đắp luỹ, giữ nhau với quân Tào chứ chẳng ai nghĩ gì đến việc tiến binh, thành ra anh em Lưu Quan Trương ở Từ Châu bị Tào Tháo đánh cho thua chạy tan tác. Trương Phi trốn vào núi, Lưu Bị chạy sang nương nhờ Viên Thiệu, Quan Vân Trường đầu hàng Tào Tháo.
Lưu Bị ở Hà Bắc, sớm tối xui Thiệu xuất quân đánh Tháo. Thiệu muốn cất quân đi nhưng Điền Phong ra sức can ngăn. Thiệu nổi giận, bắt Điền Phong tống ngục rồi truyền lệnh xuất quân.
Thư Thụ thấy Điền Phong phải giam vào ngục, liền họp cả họ hàng lại, phân tán hết gia tài rồi mới theo Thiệu ra trận. Họ hàng ai cũng rỏ nước mắt đi tiễn.
Thư Thụ khuyên không nên cho Nhan Lương đi một mình2. Viên Thiệu sai đại tướng là Nhan Lương làm tiên phong, tiến đánh thành Bạch Mã của Tháo. Thư Thụ khuyên Thiệu không nên cho Nhan Lương đi một mình. Thiệu không nghe.
Nhan Lương dẫn quân đến Bạch Mã, giết được một vài tướng Tào nhưng sau đó bị Quan Vân Trường chém chết. Quân của Nhan Lương thua chạy tan tác.
Thiệu lại sai đại tướng là Văn Sú đem mười vạn quân vượt sông Hoàng Hà đến Quan Độ đánh nhau với quân Tào. Thư Thụ khuyên Thiệu nên giữ lại một nửa số quân bên này sông để phòng bất trắc. Thiệu không nghe, còn mắng Thụ làm trì hoãn lòng quân. Thụ trở ra, than thở rồi cáo bệnh, không ra bàn việc quân nữa.
Văn Sú dẫn quân sang sông Hoàng Hà đánh nhau với quân Tào nhưng lại bị Quan Vân Trường chém chết. Quân của Sú bị quân Tào đuổi đánh, ngã xuống sông chết quá nửa.
Thiệu thấy quân mình thua trận luôn, liền truyền lui về, không ra đánh nữa.
Viên Thiệu thét tả hữu đem Thư Thụ giam ở trong quân3. Năm sau, Thiệu lại cất quân ra Quan Độ đánh nhau với Tào Tháo. Thư Thụ bàn: “Bên kia không có lương, lợi ở sự đánh nhanh; bên ta có lương, nên giữ lâu, nếu kéo dài được ngày tháng, quân địch chẳng phải đánh cũng tất thua”.
Thiệu giận mắng: “Điền Phong đã làm nản lòng quân, ta còn để tội cho đến khi về, nay sao mày cũng nói gở nốt?”
Rồi thét tả hữu đem Thư Thụ giam ở trong quân, đợi lúc về trị tội cùng Điền Phong một thể, xong hạ lệnh dàn quân ra bốn phía cắm trại để đánh nhau với quân Tào.
Cầm cự nhau mấy tháng, quân Tào quả nhiên hết lương, tình thế nguy cấp lắm. Tào Tháo nghe theo mưu của Hứa Du[1], liền tập trung toàn lực đánh vào Ô Sào là nơi chứa lương của Viên Thiệu.
4. Thư Thụ đang bị giam trong quân, ban đêm thấy sao sáng liền bảo cai ngục đưa ra sân ngắm thiên văn. Chợt thấy sao Thái Bạch đi ngược, xâm phạm vào phận sao Đẩu, sao Ngưu, Thụ cả kinh, lập tức xin vào ra mắt Viên Thiệu, thưa rằng: “Tôi vừa xem thiên văn thấy sao Thái Bạch đi ngược đến vùng sao Liễu, sao Quy, khi ánh sáng sang cả vùng sao Ngưu, sao Đẩu, e có việc quân địch cướp trại. Ô Sào là chỗ chứa lương, cần phải đề phòng, xin sai mãnh tướng, tinh binh đi tuần tiễu ở những chỗ đường tắt và chân núi để khỏi mắc mẹo Tào Tháo”.
Thiệu giận mắng: “Mày là thằng có tội, sao được nói càn làm rối loạn lòng quân!”
Thư Thụ trở ra, gạt nước mắt than: “Quân ta sớm tối không biết mất lúc nào, nắm xương ta rồi không biết chôn vào đâu!”
“Thụ không hàng đâu!”5. Tào Tháo đánh tan quân giữ Ô Sào, đốt hết lương, rồi dẫn quân quay trở lại đánh trại Viên Thiệu. Quân Thiệu thua chạy tán loạn cả, duy có Thư Thụ bị giam, không chạy được, bị quân Tào bắt đem nộp Tào Tháo.
Thụ trông thấy Tháo, giơ tay xua đi và kêu to: “Thụ không hàng đâu!”
Tào Tháo nói: “Bản Sơ[2] vô mưu, không dùng lời ngươi, sao ngươi còn chấp nê thế? Nếu ta được ngươi sớm, việc thiên hạ còn gì đáng lo”.
Tháo đãi Thư Thụ tử tế, lưu ở trong doanh trại quân Tào. Một đêm, Thụ ăn trộm ngựa, định trốn về với Viên Thiệu. Tháo giận, sai đem chém đi. Thụ đến chết, thần sắc không đổi. Tháo than rằng: “Ta trót giết lầm người trung nghĩa!”
Rồi sai làm lễ hậu, chôn ở cửa sông Hoàng Hà, đề vào mộ sáu chữ: “Trung liệt Thư quân chi mộ”.
6. Đôi lời bàn luận:
Trước khi Viên Thiệu cất quân đánh họ Tào, một mưu sĩ của Tào Tháo là Khổng Dung cho rằng: “Bọn Hứa Du, Quách Đồ, Thẩm Phối, Phùng Kỷ, đều là những người mưu trí; Điền Phong, Thư Thụ đều là trung thần; Nhan Lương, Văn Sú sức khoẻ hơn ba đội quân; còn như Cao Lãm, Trương Cáp, Thuần Vu Quỳnh toàn là những danh tướng đời nay”. Từ đó, Khổng Dung khẳng định, không thể coi Viên Thiệu là người vô dụng.
Nhưng một mưu sĩ khác của Tháo là Tuân Úc lại nói: “Thiệu binh nhiều mà không nghiêm chỉnh; Điền Phong tính cương trực hay phạm người trên; Hứa Du tham mà không khôn, Thẩm Phối hay tự cho mình là phải mà không có mưu mẹo; Phùng Kỷ tính cả quyết nhưng không làm được việc. Mấy người ấy không ưa nhau, tất rồi cũng có nội biến. Nhan Lương, Văn Sú tuy khoẻ nhưng đồ thất phu ấy chỉ đánh một trận là bắt được; còn những đồ tầm thường nhung nhúc, dẫu có trăm vạn cũng chẳng kể vào đâu”.
Quả nhiên, sau đó Viên Thiệu đại bại về tay Tào Tháo, đúng như Tuân Úc nhận định.
Tào Tháo sai đem Thư Thụ ra chémTuy nhiên, nếu chỉ lấy sự thất bại của Viên Thiệu để đánh giá bọn đàn em của y như lời Tuân Úc nói thì quả thật cũng là oan uổng lắm lắm. Và nếu một người như Thư Thụ mà Tuân Úc lại gom chung vào với “những đồ tầm thường nhung nhúc” và “chẳng kể vào đâu” thì kể cũng thật là quá quắt.
Thật ra, trong công cuộc tranh giành thiên hạ với Tào Tháo, họ Viên đã có ít nhất 3 cơ hội đả bại họ Tào hoặc chí ít cũng làm họ Tào hao quân tổn tướng, trong đó một lần là Điền Phong xui Thiệu cướp Hứa Đô khi Tháo đang đem quân đánh Từ Châu, một lần khác là Hứa Du xui Thiệu dùng quân khinh kỵ đánh lén Hứa Đô khi Tháo đang tập trung quân ở Quan Độ để chống nhau với Thiệu[3], và lần còn lại là Thư Thụ xui Thiệu dây dưa ngày tháng để cho quân Tào hết lương rồi tự tan vỡ.
Tiếc là trong cả 3 lần ấy, Thiệu đều bỏ ngoài tai ý kiến của cán bộ tham mưu, thành ra quân thì mạnh nhưng chẳng làm nên trò trống gì.
Còn xét riêng trong trận chiến Quan Độ này, Thư Thụ ngay từ đầu đã biết Viên Thiệu tất thua, chính vì thế nên trước khi ra trận đã đem hết của cải trong nhà phân phát cho họ hàng. Và với mỗi nước cờ của họ Viên, Thư Thụ đều nhìn ra những điểm ngờ-u trong đó và tâu lại với Thiệu, từ việc không nên giao Nhan Lương cầm quân một mình, đến việc giữ lại một nửa quân của Văn Sú bên này sông, hay việc đề phòng Tào Tháo cướp lương...
Giá như họ Viên biết nghe lời Thụ, cứ giữ chặt lấy đống lương thảo ở Ô Sào rồi kê cao đầu mà ngủ thì quân Tào chẳng đánh cũng tự tan. Khi đó, chưa chắc thế chân vạc đã hình thành và ngày nay chưa chắc hậu thế đã có bộ Tam quốc mà xem.
Khi đọc “Tam quốc diễn nghĩa”, nhất là những đoạn nói về đám đàn em của Viên Thiệu, người ta không thể không đồng tình rằng người có tài nhưng thờ không đúng chủ thì rốt cục cũng hoài phí cả tài năng. Bọn Thẩm Phối, Quách Đồ, Điền Phong, Thư Thụ... ai cũng cho mình là giỏi, là hay, là trung thành, là tận tuỵ... (và thật sự đúng là như vậy) nhưng rốt cục tất cả bọn họ đều phải chết một cách thê thảm, không phải vì tay họ Tào thì cũng là bởi chính tay họ Viên.
Các cụ ngày xưa vẫn có câu rằng “thần thiêng nhờ bộ hạ”. Nhưng nếu xem chuyện về Thư Thụ và đám đàn em của Viên Thiệu thì sẽ thấy lời các cụ không hẳn bao giờ cũng đúng. “Thần” muốn “thiêng” hay không thì trước hết phải tự mình “thiêng” lấy, rồi sau đó hẵng tính đến đám bộ hạ. Còn nếu tự “thần” tỏ ra không “thiêng” thì, nói trắng ra, bộ hạ chẳng qua cũng như hạ bộ, chỉ là nơi chứa cơ quan bài tiết mà thôi.
-----
[1] Hứa Du vốn ban đầu là mưu sĩ của Viên Thiệu nhưng sau đó bị Thiệu trách tội nên chạy sang theo hàng Tào Tháo
[2] Tên tự của Viên Thiệu
[3] Lúc chạy sang quân Tào, Hứa Du kể với Tháo: “Tôi đã từng khuyên Viên Thiệu nhân thừa tướng đóng cả quân ở đây nên đem quân khinh kỵ đánh úp lấy Hứa Đô”. Tháo cả sợ, nói: “Nếu Thiệu dùng mưu ấy, việc ta hỏng mất”.
[1] Hứa Du vốn ban đầu là mưu sĩ của Viên Thiệu nhưng sau đó bị Thiệu trách tội nên chạy sang theo hàng Tào Tháo
[2] Tên tự của Viên Thiệu
[3] Lúc chạy sang quân Tào, Hứa Du kể với Tháo: “Tôi đã từng khuyên Viên Thiệu nhân thừa tướng đóng cả quân ở đây nên đem quân khinh kỵ đánh úp lấy Hứa Đô”. Tháo cả sợ, nói: “Nếu Thiệu dùng mưu ấy, việc ta hỏng mất”.
Xem thêm: Làm tớ thằng khôn còn hơn làm thầy thằng dại
Póc cái tem lấy hên đã. Mai đọc. 2h30 sáng roài.
Trả lờiXóaDạo này lắm đứa thích bóc tem nhỉ?
XóaTam quốc không phải là nơi để các ngươi nói chuyện tem phiếu. Thời Tam quốc chưa có chế độ phân phối theo tem phiếu, và các bậc đế vương trong truyện Tam quốc như Lưu Bị, Tào Tháo, Tào Phi... cũng không ngại ngần gì việc dùng lại hàng đã bị bóc tem!
XóaTư duy đá xoáy của tiên sinh cũng đã thâm tàng từ cách đây mấy mươi năm rồi. Nói về Tháo, Tháo nó khôn lắm, cái gì nó cũng nghe người nói trước, hợp lý thì nó nghe theo còn không nó bỏ ngoài tai không như Thiếu bề ngoài khoan hòa mà bên trong nhỏ nhen.
XóaBởi thế, Thiệu không bao giờ làm được rường cột cấp chiến lược!
XóaThi ta nho co lan da nhan xet roi thoi, chim khon chon chu ma tho. Ta rat cam canh nhung ko the nao dong tinh voi nhung bac to dau ma dai cu thich chui dau vao tho may thang ngu, xong roi lai keu bao sao nguoi ta ko nghe loi minh. Het Dien Phong lai toi Thu Thu. Haiz.
Trả lờiXóaNoi them y nua ong ah. Nhieu khi thang truong phong co lam trai y minh di nua cung chua han tai no dau, vi ben no con du bo tham muu tu van kia ma, chua ke co thang con dem viec co quan ve ban bac voi vo de nho gia dinh gop y, nen quan trong nhat voi nguoi dung dau van la trai tim nong ma cai dau nen lanh.
Trả lờiXóaNhưng mà ông A Sol à, cái vụ thần thiêng éo cần bộ hạ kia e là chỉ hợp với 1 số đối tượng nhất định thôi. Bằng cớ là thời thánh Trần đã có câu rằng: Chim hồng chim hộc muốn bay cao thì phải có đôi cánh khỏe, không có đôi cánh bằng đủ sức bay ngàn dặm, chim hồng chim hộc chẳng khác gì chim sẻ!
Trả lờiXóaTa đương nói chuyện Viên Thiệu cơ mà, lão đưa đức thánh Trần vào đây là sao? Viên Thiệu có được tôn là tướng tài của thế giới như thánh Trần đâu? :D
XóaTheo ta thì Thư Thụ là cái đồ ngu trung chỉ biết cầm chim cho chủ đái. Gọi ông ta là bộ hạ quá chuẩn chỉnh rồi :))
Trả lờiXóa=)) Lão Fích chém câu nào là chỉ có chết câu đấy! Công nhận quá chuẩn!
XóaTặng thêm cho chú Thụ này một danh hiệu nữa, bộ hạ ở quê ta còn gọi là bộ đái đó ASol.
XóaHahaha
Đùa chứ lão Phích thô quá! :)) Nói cơ quan bài tiết là hiểu goài, cần chi phải nói thẳng ra rứa?
XóaTóm lại, ý ngài Sô tai rè là ngài là ko cần "bộ hạ" chứ giề? Thật thà dũng cảm 1 lần xem nào ;))
Trả lờiXóaNhà chị này hỏi vui thật, ai chẳng cần bộ hạ chứ? Nếu không phải là bộ hạ thì ít ra cũng là bộ hạ!
XóaThế đề nghị tác giả đổi lại tít nhá, ai biểu đặt tít là "Thần thiêng cần quái gì bộ hạ", em tưởng bác siêu hơn người thường :))
Trả lờiXóaNhẽ cô nên suy nghĩ nhiều hơn về từ "thiêng" với tư cách định ngữ và với tư cách vị ngữ!
XóaEm vẫn nhìn nhận nó với tư cách vị ngữ đấy chứ :D? Ý em hỏi là "ngài tự tin là ngài vẫn thiêng mà ko cần bộ hạ" chứ giề? chẳng qua chỉ tỉnh lược tí thôi, bác cứ nghĩ đâu đâu :P
Trả lờiXóaLoăng quăng một lúc a cũng nhầm hết cả cmn nhọt đây này, vị với chả định! :))
XóaTóm lại là dù thế nào thì bác vẫn cần không những 1 mà nhiều bộ hạ đúng ko? Đảm bảo mẹt bác không tránh được việc để trứng cá mọc tùm lum :))
Trả lờiXóaƠ hay, tự nhiên nhà cô lôi anh vào đây là cớ làm sao? Lại còn trứng cá trứng trym gì ở đây nữa? Anh dùng kem trị mụn rồi! :))
Xóa:)) nhà anh mà anh vu khống em lôi anh vào là thế lào?
Trả lờiXóaRời ạ, nhà có nghĩa là nhà, chứ không phải là nhà. Cô xỏ anh nó vừa thôi còn để đường cho anh làm ăn chứ!
XóaThì e vẫn hiểu nhà là nhà, cứ có bảo anh nhà là nhà đâu =)). Thôi ko thèm quấy rối anh nữa, e lượn cho nhà anh tiếp khách :))
Trả lờiXóa