1. Ngô Khởi là người nước Vệ, do chăm chỉ học hành nên thông hiểu binh pháp, được vua nước Lỗ cất làm quan đại phu. Năm ấy nước Tề cất quân xâm phạm nước Lỗ, vua Lỗ liền sai Ngô Khởi làm đại tướng đem quân ra đánh Tề. Ngô Khởi dụng mưu, đánh bại quân Tề nhưng sau đó bị người Tề dùng kế li gián nên vua Lỗ sinh nghi, muốn giết Ngô Khởi.
Ngô Khởi (Ảnh chôm từ Wikipedia)Ngô Khởi hay tin, liền bỏ trốn sang nước Nguỵ. Vua Nguỵ lại cho Ngô Khởi làm quan, sai ra trấn thủ đất Tây Hà. Ngô Khởi đến Tây Hà lo luyện quân sĩ, hết lòng thương yêu kẻ dưới, lại đắp thành để chống lại quân Tần, nhân dân được an cư lạc nghiệp. Khởi nghĩ mình có công, mong mỏi sẽ được cất nhắc làm Tướng quốc nước Nguỵ, nhưng vua Nguỵ lại cất người khác. Ngô Khởi có ý oán vọng, liền bỏ trốn sang nước Sở.
2. Vua nước Sở biết tiếng Ngô Khởi là người tài, liền cho làm Tướng quốc. Ngô Khởi cảm cái ơn ấy, muốn làm cho nước Sở hùng cường, mới tâu với vua Sở: “Nước Sở ta đất rộng mấy nghìn dặm, giáp sĩ kể có hơn trăm vạn, đáng lẽ thì đè ép được chư hầu mà nối đời làm minh chủ mới phải, thế mà nay vẫn không hơn được các nước, ấy là bởi chưa biết cái đạo nuôi quân. Cái đạo nuôi quân, trước hết phải cấp lương cho hậu thì họ mới chịu hết sức. Nay trong triều có nhiều chức quan không cần, nhiều người họ xa của nhà vua cũng ăn hại của kho nhà nước, còn lương chiến sĩ thì cấp cho chẳng được bao nhiêu, thế mà muốn khiến cho họ phải vì nước liều mình, chẳng cũng khó lắm ư? Nếu đại vương chịu theo kế tôi, thải bớt những chức quan không cần đi, giảm bớt lương những người họ xa đi, để đem bổng lộc mà cấp cho chiến sĩ, như thế mà nước không được cường thịnh thì tôi xin chịu tội chết”.
Triều thần đều can vua không nên theo kế của Ngô Khởi. Vua Sở không nghe, giao cho Ngô Khởi sửa lại quan chế, tước bỏ những chức quan không cần, kể hàng mấy trăm viên; con em các quan đại thần, không được dựa dẫm mà ăn lộc của nhà nước; lại định lệ cho những người trong vương tộc từ năm đời trở lên thì phải đi làm ăn, cũng coi như dân thường vậy, còn từ năm đời trở xuống thì cân nhắc họ gần họ xa mà cho lương nhiều hoặc ít. Vì thế mà sổ chi tiêu mỗi năm dôi ra kể hàng mấy vạn hộc lúa.
Rồi Ngô Khởi lại kén những quân tinh nhuệ trong nước, sớm tối luyện tập, xét ai là người tài giỏi thì cho ăn nhiều lương, có người được tăng lương gấp mấy lần trước. Bởi thế mà quân sĩ đều có lòng ganh đua nhau, binh lực nước Sở mạnh hơn cả thiên hạ, nước nào cũng kinh sợ, không dám đem quân gây hấn với nước Sở.
Đến khi vua Sở mất, chưa kịp khâm liệm thì con em các nhà quý thích đại thần thừa cơ nổi loạn, định giết Ngô Khởi. Ngô Khởi chạy vào nơi cung tẩm. Chúng đem cung tên đuổi theo. Ngô Khởi biết sức mình không địch nổi, mới ôm lấy thi thể vua Sở để cho các loạn thần sợ mà không dám phạm đến. Tuy nhiên các loạn thần không kiêng nể gì cả, giương cung bắn mấy mũi tên găm cả vào thi thể của vua. Ngô Khởi chết trong đám loạn tiễn.
3. Xem chuyện của Ngô Khởi thì thấy ý tưởng về cải cách chế độ lương bổng của ông ta là cực kì hợp lí. Dẫu rằng được đề xuất từ cách đây hàng gần ba nghìn năm, nhưng chính sách của Ngô Khởi tỏ ra không kém phần chí lí và hữu dụng so với các học thuyết quản lí hiện đại là bao nhiêu. Chính vì vậy, dưới thời cầm quyền của Ngô Khởi, nước Sở không hề có kiểu tuyển dụng quan lại “5C”, cũng không hề xuất hiện tình trạng quan lại “sáng cắp ô đi, chiều cắp về” hay tình trạng quan lại ngồi mát hưởng bổng lộc mấy tỉ quan tiền mỗi năm trong lúc lính tráng phải dòng lưng vét cống quanh năm nhưng bổng lộc không đủ sống...
Có thể nói, Ngô Khởi đã đặt một hòn đá tảng cực kì quan trọng xây nên nền móng của chính sách phân phối tiền lương dựa vào năng suất lao động mà nhiều nước phát triển vẫn sử dụng rộng rãi ngày nay.
Chỉ tiếc là Ngô Khởi quên mất một điều rằng, một khi quan lại đã được tuyển vào rồi thì muốn sa thải họ là điều cực kì khó. Và nữa, một khi xây dựng hay thực thi bất kỳ một chính sách gì thì phải xem chính sách đó đụng chạm đến quyền lợi của “nhóm lợi ích” nào, có như vậy thì mới đảm bảo được “tính bền vững” của chính sách.
Ngô Khởi là người chăm đọc sách nên chỉ nghĩ rằng cứ việc mang lí thuyết trong sách ra áp dụng là xong. Tiếc thay, sách của Ngô Khởi chẳng có quyển nào dạy cho ông ta biết là vuốt mặt thì không nên vuốt trứng cá. Ngô Khởi không biết điều đó, nên cuối cùng phải chết như một con nhím!
Ngô Khởi (Ảnh chôm từ Wikipedia)Ngô Khởi hay tin, liền bỏ trốn sang nước Nguỵ. Vua Nguỵ lại cho Ngô Khởi làm quan, sai ra trấn thủ đất Tây Hà. Ngô Khởi đến Tây Hà lo luyện quân sĩ, hết lòng thương yêu kẻ dưới, lại đắp thành để chống lại quân Tần, nhân dân được an cư lạc nghiệp. Khởi nghĩ mình có công, mong mỏi sẽ được cất nhắc làm Tướng quốc nước Nguỵ, nhưng vua Nguỵ lại cất người khác. Ngô Khởi có ý oán vọng, liền bỏ trốn sang nước Sở.
2. Vua nước Sở biết tiếng Ngô Khởi là người tài, liền cho làm Tướng quốc. Ngô Khởi cảm cái ơn ấy, muốn làm cho nước Sở hùng cường, mới tâu với vua Sở: “Nước Sở ta đất rộng mấy nghìn dặm, giáp sĩ kể có hơn trăm vạn, đáng lẽ thì đè ép được chư hầu mà nối đời làm minh chủ mới phải, thế mà nay vẫn không hơn được các nước, ấy là bởi chưa biết cái đạo nuôi quân. Cái đạo nuôi quân, trước hết phải cấp lương cho hậu thì họ mới chịu hết sức. Nay trong triều có nhiều chức quan không cần, nhiều người họ xa của nhà vua cũng ăn hại của kho nhà nước, còn lương chiến sĩ thì cấp cho chẳng được bao nhiêu, thế mà muốn khiến cho họ phải vì nước liều mình, chẳng cũng khó lắm ư? Nếu đại vương chịu theo kế tôi, thải bớt những chức quan không cần đi, giảm bớt lương những người họ xa đi, để đem bổng lộc mà cấp cho chiến sĩ, như thế mà nước không được cường thịnh thì tôi xin chịu tội chết”.
Triều thần đều can vua không nên theo kế của Ngô Khởi. Vua Sở không nghe, giao cho Ngô Khởi sửa lại quan chế, tước bỏ những chức quan không cần, kể hàng mấy trăm viên; con em các quan đại thần, không được dựa dẫm mà ăn lộc của nhà nước; lại định lệ cho những người trong vương tộc từ năm đời trở lên thì phải đi làm ăn, cũng coi như dân thường vậy, còn từ năm đời trở xuống thì cân nhắc họ gần họ xa mà cho lương nhiều hoặc ít. Vì thế mà sổ chi tiêu mỗi năm dôi ra kể hàng mấy vạn hộc lúa.
Rồi Ngô Khởi lại kén những quân tinh nhuệ trong nước, sớm tối luyện tập, xét ai là người tài giỏi thì cho ăn nhiều lương, có người được tăng lương gấp mấy lần trước. Bởi thế mà quân sĩ đều có lòng ganh đua nhau, binh lực nước Sở mạnh hơn cả thiên hạ, nước nào cũng kinh sợ, không dám đem quân gây hấn với nước Sở.
Đến khi vua Sở mất, chưa kịp khâm liệm thì con em các nhà quý thích đại thần thừa cơ nổi loạn, định giết Ngô Khởi. Ngô Khởi chạy vào nơi cung tẩm. Chúng đem cung tên đuổi theo. Ngô Khởi biết sức mình không địch nổi, mới ôm lấy thi thể vua Sở để cho các loạn thần sợ mà không dám phạm đến. Tuy nhiên các loạn thần không kiêng nể gì cả, giương cung bắn mấy mũi tên găm cả vào thi thể của vua. Ngô Khởi chết trong đám loạn tiễn.
3. Xem chuyện của Ngô Khởi thì thấy ý tưởng về cải cách chế độ lương bổng của ông ta là cực kì hợp lí. Dẫu rằng được đề xuất từ cách đây hàng gần ba nghìn năm, nhưng chính sách của Ngô Khởi tỏ ra không kém phần chí lí và hữu dụng so với các học thuyết quản lí hiện đại là bao nhiêu. Chính vì vậy, dưới thời cầm quyền của Ngô Khởi, nước Sở không hề có kiểu tuyển dụng quan lại “5C”, cũng không hề xuất hiện tình trạng quan lại “sáng cắp ô đi, chiều cắp về” hay tình trạng quan lại ngồi mát hưởng bổng lộc mấy tỉ quan tiền mỗi năm trong lúc lính tráng phải dòng lưng vét cống quanh năm nhưng bổng lộc không đủ sống...
Có thể nói, Ngô Khởi đã đặt một hòn đá tảng cực kì quan trọng xây nên nền móng của chính sách phân phối tiền lương dựa vào năng suất lao động mà nhiều nước phát triển vẫn sử dụng rộng rãi ngày nay.
Chỉ tiếc là Ngô Khởi quên mất một điều rằng, một khi quan lại đã được tuyển vào rồi thì muốn sa thải họ là điều cực kì khó. Và nữa, một khi xây dựng hay thực thi bất kỳ một chính sách gì thì phải xem chính sách đó đụng chạm đến quyền lợi của “nhóm lợi ích” nào, có như vậy thì mới đảm bảo được “tính bền vững” của chính sách.
Ngô Khởi là người chăm đọc sách nên chỉ nghĩ rằng cứ việc mang lí thuyết trong sách ra áp dụng là xong. Tiếc thay, sách của Ngô Khởi chẳng có quyển nào dạy cho ông ta biết là vuốt mặt thì không nên vuốt trứng cá. Ngô Khởi không biết điều đó, nên cuối cùng phải chết như một con nhím!
Đồ rằng mẹt ngài sô lít te tuyền trứng cá mộc lổn nhổn :))
Trả lờiXóaQuan trọng là mặt của bác Khởi có trứng cá hay không thôi, chứ mặt anh với cô muốn trứng cá hay trứng trym mặc kệ!
XóaGiờ em mới có thêm khái niệm "vuốt mặt thì không nên vuốt trứng cá". Quá nhiều, có vuốt cũng ko hết nổi
Trả lờiXóaGì mà nhiều lắm đâu em. Giả sử mặt em rộng 1 mét vuông thì chỉ 3.000 xentimét vuông có trứng cá thôi, 7.000 còn lại vẫn Láng Hoà Lạc mà! :))
XóaQuái gì mình đọc mấy bài của A Sol gần đây đều có đụng đến vấn đề sử dụng khuyển mã??? Thế nà thao????? Có chi bức xúc chăng???
Trả lờiXóaHơ, chuyện tày đình như thế mà lão chỉ hỏi mỗi ta nà thao? Lão có phải là trứng cá không đấy? :))
XóaTa đồ rằng tất cả mối bận tâm của ta chỉ nằm ở vấn đề trứng trym thôi A Sol, trứng cá để cho bác Ngô Khởi giải quyết, nếu không giải quyết được thì chúc bác ấy ngủ ngon với giun.
Xóa(Mở ngoặc đơn: Bởi vậy mới suy cho cùng đừng có dại gì rờ đến trứng cá khi chưa có đủ điều kiện cần và đủ, ít ra cũng phải chuẩn bị bông băng thuốc đỏ để nếu có sờ đến tụi nó cũng đek phản công được. Mà hình như thời bác Khởi chưa có bông băng thuốc đỏ, chết là đúng vận, chia buồn!)
OK, vậy để ta điện cho lão Dâm Sư, bảo mang trứng trym lại cho ngươi! Hố hố
XóaLão cứ mơ, e rằng Dâm Sư chả có món đó đâu, lão ấy là bậc chân tu thanh tịnh mà
XóaLão kết luận hồ đồ thế. Đã kiểm tra chưa mà biết là Dâm Sư không xài món trứng trym? ;))
XóaMỹ nữ, bần tăng đem món trứng trym tới cho nàng đây!
Xóa=)) Trứng trym gì vậy ông Sư ơi?
Xóa"Có một loài trym không bao giờ bay..."
XóaNgàn vạn lần xin lỗi cụ Phạm Minh Tuấn!
Trym cánh cụt à bay? Hay trym cút?
XóaTa e rằng lão Sư chỉ còn trứng chứ chẳng còn trym, haiza, hay là nhờ A Sol kiểm tra cái nhể????
XóaTa éo! Ta ở xa xôi cách trở, lại chẳng có phương tiện hỗ trợ, kiểm tra thế đếch nào được. Lão hãy vì bá tánh mà làm đi!
Xóa