1. Lên cấp 3, anh bắt đầu được học về véc-tơ. Thú thực là cho đến tận lúc này, anh vẫn chưa hình dung ra được véc-tơ là cái gì, và học véc-tơ thì có tác dụng dư lào đối với cuộc đời anh, ngoài việc giúp anh giải mấy bài tập trong sách và làm một số bài thi. Nhưng học thì vẫn cứ phải học thôi...
Hồi ấy anh chán nhất là mỗi lần viết tên của một véc-tơ nào đó lại phải vẽ thêm một mũi tên ở trên đầu của nó, tỉ như “véc-tơ a” thì phải viết là “”, “véc-tơ b” thì phải viết là “”..., và anh toàn quên cái việc vẽ mũi tên nhàm chán đó. (Điều này khác hẳn với một thứ mũi tên khác mà anh thấy bất kỳ thằng trai choai choai nào cũng rất thích vẽ, ấy là mũi tên xuyên qua tim, kèm theo có vài giọt máu rỉ ra).
Đến hôm làm bài kiểm tra về véc-tơ, như bao lần làm bài tập khác, anh lại quên vẽ mũi tên. Và khi nhận bài kiểm tra, anh thấy thầy giáo ngoáy ngay một vòng tròn bằng mực đỏ choét vào cái biểu thức có chứa phép tính “a + ” của anh,
Ảnh: Cái gọi là véc-tơvới lời phê đầy bay bướm: “Số thực cộng với véc-tơ. Thế kỷ hai mốt xin chờ xem sao?”
Bây giờ đã là năm thứ 14 của thế kỷ 21, nhưng mỗi lần nhớ lại cái lời phê bằng thơ của thầy dạy toán, anh phải ngồi bần thần mất một lúc mới thấy đỡ nhục.
2. Cũng vào hồi cấp 3, bọn anh được học một tác phẩm bất hủ của một nhà văn cũng bất hủ không kém, ấy là “Chí Phèo” của Nam Cao. Anh không phải là nhà phê bình văn học nên không chỉ ra được tác phẩm này có giá trị lớn đến cỡ nào, nhưng nếu cứ căn cứ vào mật độ xuất hiện của hình ảnh Chí Phèo trong các đề thi Văn cũng như ngoài đời mà xét thì sẽ thấy, ngòi bút của Nam Cao cũng không phải là hạng vừa. Và trong tác phẩm ấy, anh thích nhất là hình ảnh thị Nở, đặc biệt là ở cái đoạn miêu tả cảnh thị đem lời của bà cô ra để trút lên đầu Chí Phèo:
“Thị tức lắm! Thị tức lắm! Thị cần đổ cái tức ấy lên một người. Thị lon ton chạy sang nhà nhân ngãi. Thị thấy hắn đang uống rượu, và vừa uống vừa lầm bầm chửi thị về nhà lâu... Ồ, thị điên lên mất! Thị dẫm chân xuống đất, rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng. Hắn thú vị quá, lắc lư cái đầu cười. Lại còn cười! Nó nhạo thị, trời ơi! Thị điên lên mất, trời ơi là trời! Thị chống hai tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và tớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả những lời bà cô. Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu... Thị trút giận xong rồi. Cái mũi đỏ dị xuống rồi lại bạnh ra. Thị hả hê lắm lắm. Thị ngoay ngoáy cái mông đít ra về”.
3. Lên đại học, rồi cả cao học, anh được học môn tin học kinh tế. Hồi đó bọn anh thường được dạy cách sử dụng các phần mềm thông dụng như Fox Pro hay Excel để quản trị cơ sở dữ liệu (database). Mỗi database có nhiều bản ghi (record) và nhiều trường (field), trong đó mỗi bản ghi dùng để phản ánh các thông tin về một đối tượng quản lý, còn mỗi trường dùng để phản ánh một thuộc tính của các đối tượng quản lý. Nói thuật ngữ chuyên ngành thì nghe rất váng óc, nhưng nôm na thì có thể hình dung mỗi cơ sở dữ liệu là một cái danh sách, trong đó mỗi người là một bản ghi (ví dụ ông A, bà Bê, chị Xê, em Dê, cháu Ngựa...), còn mỗi thông tin liên quan về những người trong danh sách đó là một trường (tỉ như họ tên, quê quán, ngày sinh, tháng đẻ, năm đặt vòng...).
Thông thường thì người ta thiết kế mỗi trường chỉ dùng để phản ánh một thuộc tính của bản ghi bởi kiểu dữ liệu của từng trường là không giống nhau, có trường thuộc kiểu ngày tháng (date), có trường thuộc kiểu ký tự (character), có trường kiểu số (number), lại có trường kiểu lôgic (true/false)... Và nếu có ai đó cao hứng mà thiết kế một trường chứa các dữ liệu khác kiểu nhau thì kết quả xử lý của máy tính thường cho ra là bó tay chấm com, tựa như đem số thực mà cộng với véc-tơ vậy.
Ấy thế nhưng bạn học của anh cũng lắm đứa đẻ ra được những cái biểu mà mỗi cột lại chứa nhiều loại thông tin khác nhau, tỉ như ghi họ tên chung với ngày sinh, hay ngày sinh chung với giới tính, hay chức vụ chung với hệ số phụ cấp... Những lúc như thế, anh lại chống hai tay vào háng, tớn cái môi vĩ đại lên và trút vào mặt bạn anh cái lời phê bất hủ bằng thơ của thầy dạy toán, xong anh ngoay ngoáy mông đít ra về. Lũ bạn anh, lúc ấy, chẳng biết là có kịp hiểu cái mẹ gì không?
Hồi ấy anh chán nhất là mỗi lần viết tên của một véc-tơ nào đó lại phải vẽ thêm một mũi tên ở trên đầu của nó, tỉ như “véc-tơ a” thì phải viết là “”, “véc-tơ b” thì phải viết là “”..., và anh toàn quên cái việc vẽ mũi tên nhàm chán đó. (Điều này khác hẳn với một thứ mũi tên khác mà anh thấy bất kỳ thằng trai choai choai nào cũng rất thích vẽ, ấy là mũi tên xuyên qua tim, kèm theo có vài giọt máu rỉ ra).
Đến hôm làm bài kiểm tra về véc-tơ, như bao lần làm bài tập khác, anh lại quên vẽ mũi tên. Và khi nhận bài kiểm tra, anh thấy thầy giáo ngoáy ngay một vòng tròn bằng mực đỏ choét vào cái biểu thức có chứa phép tính “a + ” của anh,
Ảnh: Cái gọi là véc-tơvới lời phê đầy bay bướm: “Số thực cộng với véc-tơ. Thế kỷ hai mốt xin chờ xem sao?”
Bây giờ đã là năm thứ 14 của thế kỷ 21, nhưng mỗi lần nhớ lại cái lời phê bằng thơ của thầy dạy toán, anh phải ngồi bần thần mất một lúc mới thấy đỡ nhục.
2. Cũng vào hồi cấp 3, bọn anh được học một tác phẩm bất hủ của một nhà văn cũng bất hủ không kém, ấy là “Chí Phèo” của Nam Cao. Anh không phải là nhà phê bình văn học nên không chỉ ra được tác phẩm này có giá trị lớn đến cỡ nào, nhưng nếu cứ căn cứ vào mật độ xuất hiện của hình ảnh Chí Phèo trong các đề thi Văn cũng như ngoài đời mà xét thì sẽ thấy, ngòi bút của Nam Cao cũng không phải là hạng vừa. Và trong tác phẩm ấy, anh thích nhất là hình ảnh thị Nở, đặc biệt là ở cái đoạn miêu tả cảnh thị đem lời của bà cô ra để trút lên đầu Chí Phèo:
“Thị tức lắm! Thị tức lắm! Thị cần đổ cái tức ấy lên một người. Thị lon ton chạy sang nhà nhân ngãi. Thị thấy hắn đang uống rượu, và vừa uống vừa lầm bầm chửi thị về nhà lâu... Ồ, thị điên lên mất! Thị dẫm chân xuống đất, rồi lại nhảy cẫng lên như thượng đồng. Hắn thú vị quá, lắc lư cái đầu cười. Lại còn cười! Nó nhạo thị, trời ơi! Thị điên lên mất, trời ơi là trời! Thị chống hai tay vào háng, vênh vênh cái mặt, và tớn cái môi vĩ đại lên, trút vào mặt hắn tất cả những lời bà cô. Hắn nghĩ ngợi một tí rồi hình như hiểu... Thị trút giận xong rồi. Cái mũi đỏ dị xuống rồi lại bạnh ra. Thị hả hê lắm lắm. Thị ngoay ngoáy cái mông đít ra về”.
3. Lên đại học, rồi cả cao học, anh được học môn tin học kinh tế. Hồi đó bọn anh thường được dạy cách sử dụng các phần mềm thông dụng như Fox Pro hay Excel để quản trị cơ sở dữ liệu (database). Mỗi database có nhiều bản ghi (record) và nhiều trường (field), trong đó mỗi bản ghi dùng để phản ánh các thông tin về một đối tượng quản lý, còn mỗi trường dùng để phản ánh một thuộc tính của các đối tượng quản lý. Nói thuật ngữ chuyên ngành thì nghe rất váng óc, nhưng nôm na thì có thể hình dung mỗi cơ sở dữ liệu là một cái danh sách, trong đó mỗi người là một bản ghi (ví dụ ông A, bà Bê, chị Xê, em Dê, cháu Ngựa...), còn mỗi thông tin liên quan về những người trong danh sách đó là một trường (tỉ như họ tên, quê quán, ngày sinh, tháng đẻ, năm đặt vòng...).
Thông thường thì người ta thiết kế mỗi trường chỉ dùng để phản ánh một thuộc tính của bản ghi bởi kiểu dữ liệu của từng trường là không giống nhau, có trường thuộc kiểu ngày tháng (date), có trường thuộc kiểu ký tự (character), có trường kiểu số (number), lại có trường kiểu lôgic (true/false)... Và nếu có ai đó cao hứng mà thiết kế một trường chứa các dữ liệu khác kiểu nhau thì kết quả xử lý của máy tính thường cho ra là bó tay chấm com, tựa như đem số thực mà cộng với véc-tơ vậy.
Ấy thế nhưng bạn học của anh cũng lắm đứa đẻ ra được những cái biểu mà mỗi cột lại chứa nhiều loại thông tin khác nhau, tỉ như ghi họ tên chung với ngày sinh, hay ngày sinh chung với giới tính, hay chức vụ chung với hệ số phụ cấp... Những lúc như thế, anh lại chống hai tay vào háng, tớn cái môi vĩ đại lên và trút vào mặt bạn anh cái lời phê bất hủ bằng thơ của thầy dạy toán, xong anh ngoay ngoáy mông đít ra về. Lũ bạn anh, lúc ấy, chẳng biết là có kịp hiểu cái mẹ gì không?
Mô phật ! Nếu chẳng may ta lỡ tay mà cộng véc-tơ dư lày :
Trả lờiXóaA Sol + Vườn cải => Thị Nở
Thì lão đừng có chống hai tay vào háng,tớn cái môi vĩ đại lên và trút vào mặt ta cái lời phê bất hủ của thầy dạy toán,xong lão ngoay ngoáy mông đít ra về nhá A Sol !
Há há há !
Thù lâu nhớ dai là bản tính của anh,nhi?hehe
Trả lờiXóaThù oán gì ai đâu nào? :D
XóaMô phật ! Nếu chẳng may ta có lỡ tay mà cộng dư lày :
Trả lờiXóaA Sol + Vườn cải => Thị Nở
Thì lão cũng bỏ quá cho ta nhá.Chứ đừng chống hai tay vào háng,tớn cái môi vĩ đại lên rồi trút vào mặt ta toàn mưa xuân cùng lời phê bất hủ bằng thơ của thầy dạy toán,xong lão ngoay ngoáy mông đít đi về...
Thế thì anh tức lắm! Anh cần đổ cái tức ấy lên một người :))
XóaSư ơi, ta thích phép tính của Sư lắm, cho phép ta hoán đổi vị trí một tí nhé: A Sol + Thị Nở (trong mơ) = Vườn cải :)))
XóaƠ vui nhỉ? Muốn chết không hả lão Bồ kia? Muốn ta tớn cái môi vĩ đại lên rồi trút lên đầu lão những lời của bà cô không hả? :))
XóaChứ lão muốn dư lào? Hay ta thay vườn cải bằng vườn chuối nhá :)) Có hợp ý lão không????
XóaThế ông phải kiếm đứa làm con Nở nữa mới được!
XóaLão về ngay Nhật Tân kiếm mấy em bán Viên Thiệu dùng đỡ vậy :))
XóaA sol + vườn cải = Phèo nở chứ Dâm sư
XóaÔng vạc ơi, ông muốn tôi nấu nước xáo ông không hả? :))
XóaHình như cái câu thơ bất hủ ấy là của Bang lão sư thì phải?????
Trả lờiXóaTên nhật vật chỉ có tác dụng minh hoạ và không nhất thiết phải khác với tên thật! :))
XóaNói về cái sự học toán. Hồi xưa ta ghét học toán lắm nhưng mà cũng có đôi cái hay hay như lày: Bắt được quả tag, sin nằm trên cos. Gì chứ mà được nằm lên con em lào là ta thích rồi
Trả lờiXóaLão sư ơi bán ta kính dâm đi để ta tỏa bóng tí ti cái lào
Ông Vạc học kiểu thế thì cho lên chùa mà tu với lão Sư cho nó nhanh thành tu hú! :))
XóaĐọc bài này của bác em mới nhớ là ngày xưa em cũng có học véc - tơ. Cơ mà đến giờ ngẫm lại em cũng chả hiểu véc - tơ là cái mẹ gì. Cũng may em nhớ là ngày xưa không có kiểm tra phần véc - tơ nên em không nhục được như bác :)) (Mặc dù là em rất ngu toán :v )
Trả lờiXóaEm có nhớ hồi xưa có thằng nào đó làm văn nó ghi một câu là "Chí phèo vác dao đến nhà Bá Kiến để trả thù vì tội Bá Kiến đã xúi người hại bố nó là Lão Hạc ăn bả chó". Vãi cả linh hồn :))
Chú cố nhớ lại xem bạn đó là bạn nào, để anh liên hệ với bạn ấy trao đổi thêm về chuyện Lý Thường Kiệt đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng! :))
XóaKhổ, nếu mà nhớ được thì em đã không phải nói là thằng nào mà em chỉ đích danh thằng ấy luôn ấy chứ :))
XóaMấy em ý rớt đại học rồi ko biết đi đâu về đâu ^^
XóaĐúng tiêu chí "nhảm", chả cái gì liên quan đến cái gì. Giờ e mới biết anh có dấu hiệu nhận dạng là cặp môi vĩ đại và có sở thích đặc biệt là "chống hai tay vào háng" (thường ngta chống vào hông chứ nhỉ ^^)
Trả lờiXóaChết thật, sao lại có ông nào xếp bài này vào mục "nhảm" ấy nhỉ, thế có khổ tôi không, thế có phí rượu không? :))
XóaHố hố, thế có tổn hao tâm mấy lại huyết của anh không?????
XóaHao tâm mấy lại tổn trí quá chứ gì nữa! Mà ông bảo, con Nở phải chống tay vào đâu thì mới đúng? Tôi nhớ là ngày đi học, ông thủ vai con Nở suốt.
XóaỪm, theo tôi cái đó tùy vào mỗi người, thuận chỗ nào thì chống vào chỗ ấy =D
XóaThì chính anh xếp vào mục "Lảm nhảm" còn gì :)). Cũng ko phí mấy, bởi cũng mua vui được vài trống canh còn gì anh? Đỡ dc mấy thang thuốc bổ, ke ke
Trả lờiXóaAnh thấy cô chuyển sang làm mát-xa được đấy! Cô đấm cũng giỏi mà xoa cũng giỏi :))
XóaEm nghĩ phải là "ngoay ngoảy cái mông đít ra về" mới hợp với anh ý:))
Trả lờiXóaHai cái đó khác gì nhau, cô nói anh nghe? Cô nói mà như anh nghĩ thì anh bóp cổ cô!
Xóa