Độc giả Tam quốc diễn nghĩa khắp năm châu không thể không biết đến một nhân vật lẫy lừng trong tiểu thuyết này là Lưu Bị, tự Huyền Đức. Ông nổi tiếng là người nhân nghĩa, một lòng tận trung với nhà Hán và suốt đời chỉ theo đuổi một ước nguyện là diệt trừ gian tặc, dựng lại Hán thất.
Bằng nhân nghĩa của mình, lại được sự phò tá của nhiều tay văn thao, võ lược như Gia Cát Lượng, Quan Vân Trường, Trương Phi, Triệu Tử Long…, Lưu Bị đã tạo dựng được cho mình một cơ đồ riêng, lập ra nhà Thục Hán và lên ngôi hoàng đế.
Tuy nhiên, đằng sau sự nghiệp chính trị lẫy lừng đó, người đọc Tam quốc diễn nghĩa ít ai biết rằng, Lưu Bị có một cuộc đời rất đắng cay với nhiều nỗi ê chề mà ngay cả một người bình thường cũng khó lòng chịu nổi, chứ chưa nói đến một người ở trên ngôi hoàng đế. Một trong những nỗi cay đắng lớn nhất mà các nhà sử học vừa phát hiện ra là Lưu Bị rất oai hùng trên chính trường và chiến trường nhưng lại vô cùng bạc nhược trên giường.
Theo sách Tam quốc diễn nghĩa kể lại thì Lưu Bị có ít nhất 4 người vợ là Cam phu nhân, My phu nhân, Tôn phu nhân và Ngô phu nhân, ít nhất 3 người con trai là Lưu Thiện (con của Cam phu nhân), Lưu Lý và Lưu Vĩnh (con của Ngô phu nhân). Điều đó cho thầy ông cũng “chuẩn men” như ai, chứ không đến nỗi nào.
Tuy nhiên, các nhà sử học thuộc Trường Đại học Thanh Hoa vừa công bố một công trình nghiên cứu cho thấy Lưu Vĩnh và Lưu Lý không phải là con của Lưu Bị. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học này chỉ ra rằng Lưu Bị đã liệt dương trước khi lấy bà Tôn phu nhân. Chính sự phát hiện này đã giúp tìm ra lời đáp cho một câu hỏi rất lớn được đặt ra suốt gần 2.000 năm nay: Vì sao Tôn phu nhân đang ở với Lưu Bị thì đùng đùng bỏ về Giang Đông, không một lời từ giã?
Câu trả lời được đưa ra là do Lưu Bị “trên bảo dưới không nghe”. Chính vì chuyện này nên suốt mấy năm ở với Lưu Bị, Tôn phu nhân không sinh hạ ra được công tử hay quận chúa nào, và cho đến khi cắp đít về Đông Ngô thì bà vẫn còn nguyên cả một nghìn cây vàng trên người. Chẳng thế mà khi Tôn phu nhân quyên sinh do nghe tin Lưu Bị thọ nạn trong trận Hào Đình, người nước Ngô đã làm một bài thơ để khóc bà như sau:
Ảnh: “Gái trinh” Tôn thị nhảy sông tự vẫn khi nghe tin Lưu Bị tử trận“Tiên chủ thua quân, tới Bạch Thành
Phu nhân nghe nạn vội quyên sinh
Bến sông nay vẫn còn bia tạc
Chói lọi nghìn thu tiếng gái trinh!”
Bài thơ này chính là bằng chứng rõ ràng và xác thực nhất chứng minh Lưu Bị đã không “làm ăn” gì được khi ở với Tôn phu nhân. Tuy nhiên, cũng từ bài thơ này lại làm dấy lên một câu hỏi rất lớn khác: Vậy thì, Vĩnh và Lý có phải là con của Lưu Bị không?
Theo Tam quốc diễn nghĩa kể lại thì sau khi Tôn phu nhân ôm áo bỏ về Ngô, Lưu Bị đã đánh chiếm được đất Tây Xuyên và thu phục được rất nhiều tay văn thao võ lược ở đất này làm bộ hạ của mình. Trong số những danh sĩ của đất Tây Xuyên mà Lưu Bị thu nạp được, có một người tài năng xuất chúng tên là Pháp Chính, tự Hiếu Trực.
Được Lưu Bị thu dụng làm đàn em, Pháp Chính liền xui Lưu Bị, lúc này đang FA, lấy một người đàn bà goá rất nhan sắc là Ngô thị làm vợ. Tuy nhiên, do Ngô thị vốn là vợ của một người anh em họ với Lưu Bị, nên Lưu Bị ra sức từ chối. Nhưng Pháp Chính lại thuyết phục rằng, nếu Lưu Bị lấy Ngô thị thì cũng không khác gì Tấn Văn công lấy nàng Hoài Doanh thủa xưa. Thế là Lưu Bị nghe theo lời khuyên của Pháp Chính.
Nhưng Lưu Bị không hề biết, đằng sau mối “lương duyên” do Pháp Chính tác hợp này là một âm mưu nham hiểm của gã đàn em. Do mới vào đất Tây Xuyên nên Lưu Bị không biết rằng, trong những năm tháng Ngô thị vò võ một mình vì người chồng chẳng may xấu số, thì Pháp Chính lại là người thường xuyên lui tới chăm sóc “bông hoa” vô chủ này. Và khi Ngô thị về làm vợ Lưu Bị thì Pháp Chính vẫn đi lại với Ngô thị như thường, bởi Lưu Bị quá bận rộn với việc triều chính và sự nghiệp “trung hưng Hán thất”.
Ở với Lưu Bị một thời gian, Ngô phu nhân sinh hạ được hai người con trai là Lưu Vĩnh và Lưu Lý. Tuy nhiên, khác với người con đầu của Lưu Bị, hai người con do Ngô phu nhân sinh ra có trí tuệ phát triển hoàn toàn bình thường, chứ không hề có những biểu hiện của người bị thiểu năng như người anh cả Lưu Thiện. Và các nhà sử học của Trường Đại học Thanh Hoa nghi ngờ rằng, cha đẻ của Lưu Vĩnh và Lưu Lý có thể không phải là Lưu Bị mà là Pháp Chính.
Một câu hỏi khác được đặt ra là, liệu Lưu Bị có biết rằng mình bị Pháp Chính bắt “đổ vỏ” không? Câu hỏi này hiện vẫn chưa có lời đáp rõ ràng, vì cho đến thời điểm hiện nay, các nhà sử học vẫn chưa tìm thấy một tài liệu nào cho thấy Lưu Bị nghi ngờ ADN của hai người con do Ngô phu nhân sinh ra.
Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà sử học thì có lẽ là Lưu Bị đã kịp phát hiện ra điểm gì đó không ổn trong việc mai mối của Pháp Chính. Cơ sở của nhận định này, ngoài sự bất lực của Lưu Bị và sự khác biệt về trí tuệ giữa Lưu Vĩnh và Lưu Lý so với Lưu Thiện, còn là sự biến mất một cách khó hiểu của Pháp Chính. Chẳng thế mà sách Tam quốc diễn nghĩa chép rằng, khi Lưu Bị mới lên ngôi Hán Trung vương thì Pháp Chính được cất nhắc làm thượng thư lệnh, nhưng đến khi Ngô thị được Lưu Bị lập làm vương phi theo đề nghị của Pháp Chính và sau đó sinh ra hai người con trai, thì sách này chẳng nhắc gì đến Pháp Chính nữa. Thay vào đó, chức thượng thư lệnh lại được nắm giữ bởi một người khác tên là Phí Vỹ.
Sau khi Lưu Bị qua đời, đứa con bị thiểu năng trí tuệ của ông là Lưu Thiện lên nối ngôi và truy tôn ông là Chiêu Liệt hoàng đế. Còn hai người con do Tôn Phu nhân sinh ra thì không hề được nhắc đến thêm một lần nào nữa trong Tam quốc diễn nghĩa. Điều đó cho thấy, Lưu Thiện tuy trí tuệ chậm phát triển nhưng xem ra cũng không phải dạng vừa.
Bằng nhân nghĩa của mình, lại được sự phò tá của nhiều tay văn thao, võ lược như Gia Cát Lượng, Quan Vân Trường, Trương Phi, Triệu Tử Long…, Lưu Bị đã tạo dựng được cho mình một cơ đồ riêng, lập ra nhà Thục Hán và lên ngôi hoàng đế.
Tuy nhiên, đằng sau sự nghiệp chính trị lẫy lừng đó, người đọc Tam quốc diễn nghĩa ít ai biết rằng, Lưu Bị có một cuộc đời rất đắng cay với nhiều nỗi ê chề mà ngay cả một người bình thường cũng khó lòng chịu nổi, chứ chưa nói đến một người ở trên ngôi hoàng đế. Một trong những nỗi cay đắng lớn nhất mà các nhà sử học vừa phát hiện ra là Lưu Bị rất oai hùng trên chính trường và chiến trường nhưng lại vô cùng bạc nhược trên giường.
Theo sách Tam quốc diễn nghĩa kể lại thì Lưu Bị có ít nhất 4 người vợ là Cam phu nhân, My phu nhân, Tôn phu nhân và Ngô phu nhân, ít nhất 3 người con trai là Lưu Thiện (con của Cam phu nhân), Lưu Lý và Lưu Vĩnh (con của Ngô phu nhân). Điều đó cho thầy ông cũng “chuẩn men” như ai, chứ không đến nỗi nào.
Tuy nhiên, các nhà sử học thuộc Trường Đại học Thanh Hoa vừa công bố một công trình nghiên cứu cho thấy Lưu Vĩnh và Lưu Lý không phải là con của Lưu Bị. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học này chỉ ra rằng Lưu Bị đã liệt dương trước khi lấy bà Tôn phu nhân. Chính sự phát hiện này đã giúp tìm ra lời đáp cho một câu hỏi rất lớn được đặt ra suốt gần 2.000 năm nay: Vì sao Tôn phu nhân đang ở với Lưu Bị thì đùng đùng bỏ về Giang Đông, không một lời từ giã?
Câu trả lời được đưa ra là do Lưu Bị “trên bảo dưới không nghe”. Chính vì chuyện này nên suốt mấy năm ở với Lưu Bị, Tôn phu nhân không sinh hạ ra được công tử hay quận chúa nào, và cho đến khi cắp đít về Đông Ngô thì bà vẫn còn nguyên cả một nghìn cây vàng trên người. Chẳng thế mà khi Tôn phu nhân quyên sinh do nghe tin Lưu Bị thọ nạn trong trận Hào Đình, người nước Ngô đã làm một bài thơ để khóc bà như sau:
Ảnh: “Gái trinh” Tôn thị nhảy sông tự vẫn khi nghe tin Lưu Bị tử trận“Tiên chủ thua quân, tới Bạch Thành
Phu nhân nghe nạn vội quyên sinh
Bến sông nay vẫn còn bia tạc
Chói lọi nghìn thu tiếng gái trinh!”
Bài thơ này chính là bằng chứng rõ ràng và xác thực nhất chứng minh Lưu Bị đã không “làm ăn” gì được khi ở với Tôn phu nhân. Tuy nhiên, cũng từ bài thơ này lại làm dấy lên một câu hỏi rất lớn khác: Vậy thì, Vĩnh và Lý có phải là con của Lưu Bị không?
Theo Tam quốc diễn nghĩa kể lại thì sau khi Tôn phu nhân ôm áo bỏ về Ngô, Lưu Bị đã đánh chiếm được đất Tây Xuyên và thu phục được rất nhiều tay văn thao võ lược ở đất này làm bộ hạ của mình. Trong số những danh sĩ của đất Tây Xuyên mà Lưu Bị thu nạp được, có một người tài năng xuất chúng tên là Pháp Chính, tự Hiếu Trực.
Được Lưu Bị thu dụng làm đàn em, Pháp Chính liền xui Lưu Bị, lúc này đang FA, lấy một người đàn bà goá rất nhan sắc là Ngô thị làm vợ. Tuy nhiên, do Ngô thị vốn là vợ của một người anh em họ với Lưu Bị, nên Lưu Bị ra sức từ chối. Nhưng Pháp Chính lại thuyết phục rằng, nếu Lưu Bị lấy Ngô thị thì cũng không khác gì Tấn Văn công lấy nàng Hoài Doanh thủa xưa. Thế là Lưu Bị nghe theo lời khuyên của Pháp Chính.
Nhưng Lưu Bị không hề biết, đằng sau mối “lương duyên” do Pháp Chính tác hợp này là một âm mưu nham hiểm của gã đàn em. Do mới vào đất Tây Xuyên nên Lưu Bị không biết rằng, trong những năm tháng Ngô thị vò võ một mình vì người chồng chẳng may xấu số, thì Pháp Chính lại là người thường xuyên lui tới chăm sóc “bông hoa” vô chủ này. Và khi Ngô thị về làm vợ Lưu Bị thì Pháp Chính vẫn đi lại với Ngô thị như thường, bởi Lưu Bị quá bận rộn với việc triều chính và sự nghiệp “trung hưng Hán thất”.
Ở với Lưu Bị một thời gian, Ngô phu nhân sinh hạ được hai người con trai là Lưu Vĩnh và Lưu Lý. Tuy nhiên, khác với người con đầu của Lưu Bị, hai người con do Ngô phu nhân sinh ra có trí tuệ phát triển hoàn toàn bình thường, chứ không hề có những biểu hiện của người bị thiểu năng như người anh cả Lưu Thiện. Và các nhà sử học của Trường Đại học Thanh Hoa nghi ngờ rằng, cha đẻ của Lưu Vĩnh và Lưu Lý có thể không phải là Lưu Bị mà là Pháp Chính.
Một câu hỏi khác được đặt ra là, liệu Lưu Bị có biết rằng mình bị Pháp Chính bắt “đổ vỏ” không? Câu hỏi này hiện vẫn chưa có lời đáp rõ ràng, vì cho đến thời điểm hiện nay, các nhà sử học vẫn chưa tìm thấy một tài liệu nào cho thấy Lưu Bị nghi ngờ ADN của hai người con do Ngô phu nhân sinh ra.
Tuy nhiên, theo nhận định của một số nhà sử học thì có lẽ là Lưu Bị đã kịp phát hiện ra điểm gì đó không ổn trong việc mai mối của Pháp Chính. Cơ sở của nhận định này, ngoài sự bất lực của Lưu Bị và sự khác biệt về trí tuệ giữa Lưu Vĩnh và Lưu Lý so với Lưu Thiện, còn là sự biến mất một cách khó hiểu của Pháp Chính. Chẳng thế mà sách Tam quốc diễn nghĩa chép rằng, khi Lưu Bị mới lên ngôi Hán Trung vương thì Pháp Chính được cất nhắc làm thượng thư lệnh, nhưng đến khi Ngô thị được Lưu Bị lập làm vương phi theo đề nghị của Pháp Chính và sau đó sinh ra hai người con trai, thì sách này chẳng nhắc gì đến Pháp Chính nữa. Thay vào đó, chức thượng thư lệnh lại được nắm giữ bởi một người khác tên là Phí Vỹ.
Sau khi Lưu Bị qua đời, đứa con bị thiểu năng trí tuệ của ông là Lưu Thiện lên nối ngôi và truy tôn ông là Chiêu Liệt hoàng đế. Còn hai người con do Tôn Phu nhân sinh ra thì không hề được nhắc đến thêm một lần nào nữa trong Tam quốc diễn nghĩa. Điều đó cho thấy, Lưu Thiện tuy trí tuệ chậm phát triển nhưng xem ra cũng không phải dạng vừa.
Theo em, Pháp Chính cùng 2 quý tử đã được đưa sang Tây Dương chữa bệnh dài hạn =))))
Trả lờiXóaChứng tỏ là A Đẩu cũng kinh đấy, không phải dạng vừa đâu! :))
Xóa