Đào Tuấn là một cây viết quen thuộc trên mục “Sự kiện và Bình luận” của Báo Lao động. Theo đánh giá của tôi, anh viết rất hay. Bài viết của anh thường ngắn gọn, lý lẽ của anh thường sâu cay, và kết luận của anh cũng thường làm tôi bị thuyết phục.
Cơ mà dạo gần đây, Đào Tuấn có một số động thái làm tôi thấy thực sự khó hiểu, khi anh bình phẩm về chuyện khoa cử và bằng cấp của một vị chức sắc và một giảng viên đại học.
Vị chức sắc kia, học “chính quy” ở một trường đại học của Mỹ và được trường này cấp bằng tiến sĩ chỉ sau 1 năm 9 tháng. Vị này sau đó bị cơ quan chức năng đề nghị kỉ luật với nhiều lý do, trong đó có lý do sử dụng cái bằng tiến sĩ kia để khai hồ sơ cán bộ.
Còn vị giảng viên nọ, làm luận án tiến sĩ ở một viện nghiên cứu trong nước với đề tài liên quan đến nghệ thuật chữ trên bìa sách. Không biết luận án này có tính cấp thiết như thế nào và chất lượng đến đâu, nhưng dù sao, anh giảng viên nọ cũng đã bảo vệ luận án thành công để nhận học vị tiến sĩ.
Mặc dù được đào tạo ở 2 nước khác nhau, trong những điều kiện khác nhau, nhưng tấm bằng tiến sĩ của vị chức sắc kia và anh giảng viên nọ lại có chung một điểm rất giống nhau, là làm cho đám đông bàn ra tán vào không ngớt. Tình cờ thay, trong cả hai đám đông đó, đều có sự xuất hiện của Đào Tuấn.
Chỉ có điều, điệu bộ của Đào Tuấn ở giữa hai đám đông lại hoàn toàn trái ngược nhau.
Ở đám bàn tán về vị chức sắc kia, trong khi đa phần công chúng cho rằng việc kỉ luật vị này do sử dụng bằng tiến sĩ không được công nhận là thoả đáng, thì Đào Tuấn lại viết một bài đăng lên báo Lao động nêu vấn đề, liệu việc tấm bằng kia không được công nhận là “oan thị Kính hay oan thị Màu?”
Tất nhiên, dù là “thị Kính” hay “thị Màu” thì câu trả lời mà Đào Tuấn có thể tìm ra cũng không có giá trị gì đối với nhà chức trách. Mà ví thử, nếu vì bài báo của Đào Tuấn mà nhà chức trách xem xét lại quyết định của mình, thì Đào Tuấn cũng khó lòng làm cho những người đã từng đánh vật với đèn sách và những người có trí tuệ phát triển bình thường tin rằng một chương trình đào tạo tiến sĩ nghiêm túc lại có thể được hoàn thành trong vòng 1 năm 9 tháng.
Trong một động thái ngược lại, khi luận án của anh giảng viên nọ vừa mới bảo vệ xong, thì Đào Tuấn lại đăng ngay lên facebook một xì ta tút mỉa mai về tên đề tài luận án của anh ta. Trong khi, luận án của anh giảng viên được thực hiện trong 4 năm ròng rã ở một cơ sở đào tạo tiến sĩ được Nhà nước cấp phép và được thông qua bởi một hội đồng mà tôi tin rằng, bất kỳ ai trong số họ cũng có kiến thức hơn hẳn Đào Tuấn trong lĩnh vực mà luận án kia đề cập.
Tôi không biết Đào Tuấn đã thử tìm hiểu qua, xem cung cách đào tạo tiến sĩ “chính quy” của nước Mỹ là như thế nào và luận án tiến sĩ “bìa” kia chất lượng ra làm sao, nhưng cách phản ứng của anh trước hai tấm bằng tiến sĩ ở trên thực sự làm tôi khó hiểu.
Tôi cố xua đi cái suy nghĩ rằng những phản ứng kia của Đào Tuấn khác nhau bởi vì chúng nhằm vào những người có địa vị khác nhau. Nhưng nếu bỏ qua suy nghĩ đó, thì chẳng lẽ, một Đào Tuấn sắc sảo mà tôi thường tìm đọc mỗi khi giở tờ báo Lao động ra, lại có thể suy nghĩ về sự đèn sách đơn giản và nhanh nhảu đến mức bộp chộp như vậy ư?
Anh làm tôi nhức đầu quá cơ, Tuấn ạ!
P/S. Ở báo của Đào Tuấn cũng có một người nhanh nhẩu đăng bài bình phẩm về luận án của anh giảng viên kia. Nhưng mà, người này thì từ xưa đến giờ tôi thấy viết lách cũng chẳng ra gì. Mà một tay viết non choèn choẹt như vậy thì có bộp chộp thế, chứ bộp chộp nữa cũng chẳng làm tôi mảy may để ý.
Cơ mà dạo gần đây, Đào Tuấn có một số động thái làm tôi thấy thực sự khó hiểu, khi anh bình phẩm về chuyện khoa cử và bằng cấp của một vị chức sắc và một giảng viên đại học.
Vị chức sắc kia, học “chính quy” ở một trường đại học của Mỹ và được trường này cấp bằng tiến sĩ chỉ sau 1 năm 9 tháng. Vị này sau đó bị cơ quan chức năng đề nghị kỉ luật với nhiều lý do, trong đó có lý do sử dụng cái bằng tiến sĩ kia để khai hồ sơ cán bộ.
Còn vị giảng viên nọ, làm luận án tiến sĩ ở một viện nghiên cứu trong nước với đề tài liên quan đến nghệ thuật chữ trên bìa sách. Không biết luận án này có tính cấp thiết như thế nào và chất lượng đến đâu, nhưng dù sao, anh giảng viên nọ cũng đã bảo vệ luận án thành công để nhận học vị tiến sĩ.
Mặc dù được đào tạo ở 2 nước khác nhau, trong những điều kiện khác nhau, nhưng tấm bằng tiến sĩ của vị chức sắc kia và anh giảng viên nọ lại có chung một điểm rất giống nhau, là làm cho đám đông bàn ra tán vào không ngớt. Tình cờ thay, trong cả hai đám đông đó, đều có sự xuất hiện của Đào Tuấn.
Chỉ có điều, điệu bộ của Đào Tuấn ở giữa hai đám đông lại hoàn toàn trái ngược nhau.
Ở đám bàn tán về vị chức sắc kia, trong khi đa phần công chúng cho rằng việc kỉ luật vị này do sử dụng bằng tiến sĩ không được công nhận là thoả đáng, thì Đào Tuấn lại viết một bài đăng lên báo Lao động nêu vấn đề, liệu việc tấm bằng kia không được công nhận là “oan thị Kính hay oan thị Màu?”
Tất nhiên, dù là “thị Kính” hay “thị Màu” thì câu trả lời mà Đào Tuấn có thể tìm ra cũng không có giá trị gì đối với nhà chức trách. Mà ví thử, nếu vì bài báo của Đào Tuấn mà nhà chức trách xem xét lại quyết định của mình, thì Đào Tuấn cũng khó lòng làm cho những người đã từng đánh vật với đèn sách và những người có trí tuệ phát triển bình thường tin rằng một chương trình đào tạo tiến sĩ nghiêm túc lại có thể được hoàn thành trong vòng 1 năm 9 tháng.
Trong một động thái ngược lại, khi luận án của anh giảng viên nọ vừa mới bảo vệ xong, thì Đào Tuấn lại đăng ngay lên facebook một xì ta tút mỉa mai về tên đề tài luận án của anh ta. Trong khi, luận án của anh giảng viên được thực hiện trong 4 năm ròng rã ở một cơ sở đào tạo tiến sĩ được Nhà nước cấp phép và được thông qua bởi một hội đồng mà tôi tin rằng, bất kỳ ai trong số họ cũng có kiến thức hơn hẳn Đào Tuấn trong lĩnh vực mà luận án kia đề cập.
Tôi không biết Đào Tuấn đã thử tìm hiểu qua, xem cung cách đào tạo tiến sĩ “chính quy” của nước Mỹ là như thế nào và luận án tiến sĩ “bìa” kia chất lượng ra làm sao, nhưng cách phản ứng của anh trước hai tấm bằng tiến sĩ ở trên thực sự làm tôi khó hiểu.
Tôi cố xua đi cái suy nghĩ rằng những phản ứng kia của Đào Tuấn khác nhau bởi vì chúng nhằm vào những người có địa vị khác nhau. Nhưng nếu bỏ qua suy nghĩ đó, thì chẳng lẽ, một Đào Tuấn sắc sảo mà tôi thường tìm đọc mỗi khi giở tờ báo Lao động ra, lại có thể suy nghĩ về sự đèn sách đơn giản và nhanh nhảu đến mức bộp chộp như vậy ư?
Anh làm tôi nhức đầu quá cơ, Tuấn ạ!
P/S. Ở báo của Đào Tuấn cũng có một người nhanh nhẩu đăng bài bình phẩm về luận án của anh giảng viên kia. Nhưng mà, người này thì từ xưa đến giờ tôi thấy viết lách cũng chẳng ra gì. Mà một tay viết non choèn choẹt như vậy thì có bộp chộp thế, chứ bộp chộp nữa cũng chẳng làm tôi mảy may để ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét