Công chức đã nghỉ hưu vẫn phải chịu trách nhiệm về những vi phạm của mình lúc đương chức và hình thức kỷ luật là giảm và TRUẤT LƯƠNG HƯU vĩnh viễn!
Đó là đề xuất của một ông nghị là đương kim Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp. Kiến nghị này được đưa ra sau khi ông nghị đã nghiên cứu kinh nghiệm kỉ luật công chức của nước Đức.
Không biết cái nước Đức mà ông nghị đề cập trong phát biểu của ông là Mỹ Đức hay Hoài Đức, nhưng có lẽ cái người Đức nào tạc ra hình thức kỉ luật đó cho ông học tập kinh nghiệm, là một kẻ bị thần kinh.
Lương hưu (pension), theo đúng như bản chất kinh tế của nó, là kết quả của quá trình đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian làm việc. Ai có việc làm cũng đều phải đóng bảo hiểm chứ không riêng gì mấy công chức làm to. (Chỉ có điều, mấy ông làm to thì sẽ đóng bảo hiểm nhiều hơn, vì lương các ổng cao hơn). Và lương hưu của mấy ông làm to, cũng như tất cả những người lao động khác, chỉ là phần tiền mà họ phải nhịn ăn tiêu lúc còn trẻ để được dùng khi về già, chứ không phải là cái mà nhà nước hay vị trí công tác ban cho họ.
Mục đích của việc đóng bảo hiểm xã hội, là nhằm tạo nguồn sống cho người lao động khi thu nhập từ tiền lương bị mất đi do không còn khả năng lao động nữa. Và, nếu không có bất kỳ một nguồn thu nhập nào khác (tỉ như của cải do các cụ để lại hoặc thu nhập từ việc chạy xe ôm, nuôi lợn nuôi gà hay buôn chổi chít…), thì lương hưu là nguồn sống chủ yếu của người lao động sau khi về hưu. Mà thông thường ở các nước không có thế mạnh về chạy xe ôm, nuôi lợn nuôi gà hay buôn chổi chít, thì người về hưu cũng chẳng biết trông vào đâu ngoài cái gọi là lương hưu.
Thế cho nên, người có trí tuệ phát triển bình thường sẽ không tài nào hiểu nổi, tại sao ở một nước tư bản giãy chết mà các cụ không có thói quen để lại của cải cho con cháu, và đa phần công chức không biết hoặc không có cơ hội chạy xe ôm, nuôi lợn nuôi gà hay buôn chổi chít, người ta lại có thể kỉ luật công chức nghỉ hưu bằng cách truất lương hưu của họ. Bởi việc làm đó cũng đồng nghĩa với việc đẩy những người bị kỉ luật vào cùng hàng với Ngọc Trinh, tức là cũng phải cạp đất mà ăn. (Mà rõ ràng, từ thủa Âu Cơ li dị Lạc Long Quân đến giờ, chưa ai có thể cạp đất mà vẫn toàn mạng cả).
Có thể ông nghị kia nghĩ rằng, các ông quan về hưu mà có bị truất lương hưu vĩnh viễn đi chăng nữa thì vẫn có thể sống vui, sống khỏe, thậm chí sống có ích, bởi nếu so với khối tài sản có được từ việc chạy xe ôm, nuôi lợn nuôi gà hay buôn chổi chít, thì cái phần tiền lương hưu bị mất đi của các ổng, chỉ giống như vũng nước đọ với đại dương hay đom đóm so với trăng rằm. Cơ rưng mà cứ cho là như vậy đi chăng nữa, thì các nhà làm luật cũng không thể nào ngớ ngẩn đến nỗi lại đồng ý với việc truất lương hưu của công chức về hưu bị kỉ luật, bởi làm như vậy thì có khác nào các vị ấy mặc nhiên thừa nhận, đã là công chức thì không cần lương hưu vẫn có thể sống tốt, sống khỏe. Mà tôi tin là có cho vàng thì các vị ấy cũng không dám làm ra một cái luật mà lại làm cho các ông chủ bà chủ của xứ An Nam nghĩ về đầy tớ của mình như vậy.
Bởi vậy nên, dù có thể các nghị viên dân biểu cãi nhau kịch liệt đến tận mùa quýt mới tìm được biện pháp kỉ luật phù hợp với các công chức về hưu, thì tôi hoàn toàn tự tin mà nói rằng, kết cục của cái kinh nghiệm mà ông viện trưởng mang từ Đức về kia, chắc cũng chẳng khác gì kinh nghiệm dùng lu chống ngập mà bà nghị Hồng Xuân đã cất công sang tận Nhật Bản để nghiên cứu. Tức là, nếu biết được có người bảo rằng biện pháp truất lương hưu là học từ kinh nghiệm của nước Đức về, thì người Đức cũng sẽ nhảy cồ cồ lên như các chuyên gia JICA đã từng làm khi nghe nói đến sáng kiến chống ngập của bà nghị Xuân.
Bởi nếu không nhảy lên như vậy, thì có khác nào người Đức cam tâm để cho thế giới nghĩ rằng, một dân tộc lúc nào cũng vỗ ngực ầm ầm tự hào về chủng tộc "Đại Giéc-manh" của mình, hóa ra lại có trí tuệ phát triển không khác gì mấy cái đứa bị mờ da gáy khi còn nằm trong bụng mẹ. Mà bị mờ da gáy lúc ở trong bụng mẹ thì đích thị là bị Down cmnr, phỏng ạ?
Ở một cái xứ sở mà kinh tế thì thất thủ ngay từ cái kim sợi chỉ, từ củ hành củ tỏi, từ quần lót của các chị em để thì sẽ còn nhiều người đề xuất đầy tính triết học trên nghị trường như trên. Sẽ vẫn còn cái biện pháp "cách đi cái tư cách" một cách rất đau xót như bấy lâu.
Trả lờiXóaỞ một cái xứ sở mà cầm cuốn sách lên đọc ngoài đường thì người ta nhìn mình như thằng điên, vẫn còn coi báo chí (với đầy đủ hình thức muôn hình và hữu hình) là phương tiện thu thập tri thức (chứ không phải là tác giả), thì sẽ vẫn còn những thằng cha như Tony buồi sáng nó làm giàu, sách của nó vẫn cứ tái bản lần thứ n và mỗi lần tái bản là vài chục ngàn cuốn. Vãi lon coca nhà chúng nó ra. Và dĩ nhiên, Tiến sĩ Lê Thẩm Du phát biểu: "Việt Nam là nước kiếm tiền dễ nhất thế giới" nào có sai?
Ở cái xứ sở mà vẫn còn thích ăn mày quá khứ Cờ vàng, cờ đỏ, cờ tím, cờ xanh, vẫn còn cãi nhau lộn tùng bậy mấy cái thứ cách đây đến 40 năm có lẻ, quên mẹ đi mất rằng hiện thực còn đầy những vấn đề nhức nhối sẽ chẳng bao giờ giải quyết được cả. Tài nguyên chẳng còn là rừng vàng biển bạc thì lấy cái gì để mà "múc lên rồi bán" như vài chục năm gần đây thì tương lai đừng nói con cháu, nói luôn những năm cuối đời của cái thế hệ hiện tại sống bằng cái gì? Hay lại xách "container lên và đi" như 39 thanh niên ra đi tìm miến đất mới gần đây? Trong quá khứ, chúng mình cũng từng xách thuyền lên và đi, lập căn cứ địa ở hẳn Hồng Công mấy chục năm cơ mà?
Ở cái xứ sở, vâng, thói quen muôn cmn thuở dân thì đổ lỗi cho chính phủ, chính phủ đổ lỗi cho dân, chúng ta cùng đổ lỗi cho "người anh em phương bắc" thì cái định mệnh tất yếu sẽ chỉ có một con đường chúng mình cũng đi tu với pháp danh "Thích đổ lỗi".
Ở cái xứ sở mà thằng nào cũng hèn và tham như hiện tại thì chẳng bao giờ khá lên được cả.
Quả thật là đau xót! Kẻ hèn xin chia sẻ những bức xúc của tiên sinh!
Xóa