Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Tiền tệ hiện đại


Hẳn các sinh viên ngoan hiền của nền giáo dục ưu việt nước nhà vẫn chưa quên ví dụ kinh điển về trao đổi ngang giá theo kiểu 20kg thóc = 10m vải = 1 con cừu = 1 cái rìu. Trong ví dụ này, cái rìu được sử dụng làm vật ngang giá chung để đo lường giá trị của thóc, vải, cừu; hoặc ngược lại, thóc (hoặc vải, hoặc cừu) cũng có thể được sử dụng làm vật ngang giá để đo lường giá trị của các hàng hoá còn lại. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác gọi đó là một hình thái sơ khai của tiền tệ. Theo quan điểm của kinh tế học chính trị mác-xít, tiền tệ về bản chất là một thứ hàng hoá đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho các hàng hoá khác. Vật ngang giá chung thường phải là loại hàng hoá có giá trị và được nhiều người ưa thích để đổi hàng hoá của mình lấy hàng hoá đó.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi thì vật ngang giá dần dần bị thay đổi, và ngày nay người ta không nhất thiết phải sử dụng những hàng hoá có giá trị để làm vật ngang giá chung nữa bởi nó vừa gây tốn kém cho xã hội vừa không thuận tiện cho việc cất giữ hoặc vận chuyển. Vì thế nên hầu hết các nước đều lần lượt chuyển sang sử dụng “dấu hiệu giá trị” để làm “vật ngang giá” bởi tính kinh tế và tiện ích của nó. Và các nhà kinh tế học hiện đại quan niệm rằng, bất cứ thứ gì được xã hội chấp nhận làm phương tiện thanh toán và trao đổi thì đều có thể được coi là tiền; bản thân chúng có thể có hoặc không có giá trị riêng.

Quan niệm về tiền tệ của các nhà kinh tế học hiện đại có thể được minh hoạ qua ví dụ cụ thể mà chúng em đưa ra dưới đây. Lưu ý rằng tên gọi của các phương tiện chỉ có tính chất minh hoạ và không nhất thiết phải khác tên thật, còn các số liệu sử dụng chưa hề được một cơ quan kiểm toán độc lập nào xác nhận.

Tiếp tục với ví dụ về tiền tệ hiện đại. Theo phản ánh của báo chí, cát-xê một lần đi hát của Phương Mỹ Chi là 5.000 đô la Mẽo[1]. Trong khi đó, theo lời khai của Hoa hậu kiêm Tú bà Mỹ Xuân, giá một lần “đi khách” của Trang Nhung là 8.000 đô la Mẽo[2]; còn theo lời của Angela Phương Trinh thì có đại gia sẵn sàng bỏ 20.000 đô la Mẽo để được gặp cô ta[3]. Từ những số liệu chưa được kiểm toán nói trên, người ta hoàn toàn có thể xây dựng được các phương trình trao đổi ngang giá như sau:


Mỹ Xuân nghe đồn giá “đi khách” của cô này là 8.000 đô la Mẽo
• 1 lần gặp Angela Phương Trinh = 2,5 lần “đi” với Trang Nhung = 4 lần nghe Phương Mỹ Chi hát, hoặc

• 1 lần nghe Phương Mỹ Chi hát = 0,25 lần gặp Angela Phương Trinh = 0,625 lần “đi” với Trang Nhung, hoặc

• 1 lần “đi” với Trang Nhung = 1,6 lần nghe Phương Mỹ Chi hát = 0,4 lần gặp Angela Phương Trinh.

Đưa ra nhiều phương trình với những con số lằng nhằng và rối rắm ở trên, chúng em muốn nói lên một điều rằng, không cứ là phải cầm đô la Mẽo hay Việt Nam đồng trong tay thì các bác mới được coi là có tiền, mà các bác hoàn toàn có thể được coi là người có tiền nếu nắm trong tay quyền được nghe Phương Mỹ Chi hát hoặc quyền được gặp Angela Phương Trinh hay “đi” với Trang Nhung, miễn là những quyền này được xã hội chấp nhận làm phương tiện thanh toán và trao đổi. Đây là một quan niệm rất có tính cách mạng và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, bởi suy cho cùng, cái mà người ta cần ở tiền tệ bất quá cũng chỉ là phương tiện lưu thông hàng hoá mà thôi.

Ấy thế nhưng ở đâu đó trên đất nước này, có lúc có nơi, người ta lại không muốn tận dụng sự ưu việt của tiền tệ hiện đại. Đấy là chúng em đang muốn nói về một thông tin được đưa trên Bản tin tài chính kinh doanh của VTV1 sáng nay (15/01/2014), mà theo đó, Ngân hàng Nhà nước khuyến cáo người dân không nên sử dụng một loại tiền ảo gọi là Bitcoin làm phương tiện thanh toán. Bản tin tài chính dẫn lời một đại diện không được nêu tên của Ngân hàng Nhà nước, giải thích rằng đạo lý của lời khuyến cáo nói trên bắt nguồn từ việc Bitcoin không được ngân hàng trung ương của các nước thừa nhận là tiền tệ và rằng Bitcoin chẳng qua là một loại mã hoá điện tử và có thể đem lại rủi ro cho những ai sở hữu nó nếu chẳng may xảy ra lỗi trục trặc trong các đoạn mã hoá của những đồng Bitcoin mà họ nắm giữ.

Cố nhiên là lý giải của đại diện Ngân hàng Nhà nước chẳng có gì sai, bởi trong nền kinh tế hiện đại thì phát hành tiền tệ là chức năng duy nhất có ở các ngân hàng trung ương, cho nên nếu ai sử dụng các loại tiền tệ không phải do ngân hàng trung ương phát hành thì cũng giống như cố tình chổng mông vào nhà cầm quyền, và dĩ nhiên là nhà cầm quyền sẽ chẳng e ngại gì mà không vụt roi thật lực vào mông của đứa nào cả gan dám chổng vào họ.

Tuy nhiên, nếu đứng trên quan điểm của kinh tế học hiện đại thì bất kì thứ gì được xã hội thừa nhận làm phương tiện thanh toán và trao đổi đều có thể được coi là tiền. Trong khi đó, Bitcoin là một loại phương tiện, tuy không phải là do ngân hàng trung ương các nước phát hành và cũng chưa được ngân hàng trung ương các nước thừa nhận, nhưng lại đang được sử dụng ngày càng nhiều trong việc thanh toán và trao đổi, chẳng những ở các nước có nền kinh tế phát triển từ đời mà còn ở cả các nước có nền kinh tế đang tập toẹ phát triển. Mà rõ ràng, nhiệm vụ của bất kì ngân hàng trung ương nào, với tư cách một bộ phận cấu thành nhà nước, là phải vươn lên để bắt kịp với những gì đang xảy ra trong nền kinh tế, vì rằng những gì thuộc về thượng tầng kiến trúc (tỉ như nhà nước) đã, đang, sẽ và luôn luôn phải đi theo và tự điều chỉnh để phù hợp với những cái thuộc về hạ tầng cơ sở (tỉ như hoạt động thanh toán và trao đổi của nền kinh tế).

Còn nếu muốn viện vào rủi ro do lỗi mã hoá để chối bỏ một phương tiện thanh toán điện tử như Bitcoin, thì chẳng phải các phương tiện thanh toán dựa trên nền tảng kĩ thuật điện tử đang được pháp luật các nước thừa nhận và cho phép sử dụng cũng thường xuyên gặp phải trục trặc về kĩ thuật đấy ư? Thậm chí nếu các nước sử dụng những “người thật, việc thật” kiểu như Angela Phương Trinh hay Trang Nhung làm phương tiện thanh toán và trao đổi thì cũng không có gì đảm bảo là các “phương tiện” này có thể lưu thông hoàn toàn thông suốt. Gặp “đèn đỏ”, chẳng hạn, là một rủi ro mà đến cả “phương tiện lưu thông” của các thống đốc ngân hàng trung ương cũng chẳng có cách nào tránh được.

28 nhận xét:

  1. Vậy có nghĩa là đồng chí thống nhất cao việc lưu thông đồng Bitcoin, đồng ý nó là một phát minh ưu việt trong tiền tệ và chấp nhận đưa mông cho người ta đánh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ta có ngu đâu! :)) Đang kiến nghị để ngân hàng trung ương các nước thừa nhận nó là tiền tệ mà

      Xóa
  2. Ừ nhỉ, chả trách trong đợt thi hoa hậu vừa rồi ngươi ước ngươi có được trí thông minh! Ta quên! he.he.he.he.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ây dà, sao mà ta muốn vụt cho người vài hèo quá. Quân mất lết!

      Xóa
    2. Ngươi đánh người là phải bồi thường bằng Bitcoin đó nghe, có dám lấy tiền thiệt để đổi lấy tiền ảo để bồi thường không lão kia?

      Xóa
    3. Ta tự làm phương tiện lưu thông cũng được mà, việc quái phải dùng Bitcoin? :))

      Xóa
    4. Không biết ngân hàng Thiên Lôi có chấp nhận ông làm phương tiện lưu thông không chứ ngân hàng Việt Nam thì đừng có mơ nhá!

      Xóa
    5. Sao những dấu hiệu giá trị kiểu như tiền giấy còn làm được phương tiện lưu thông, mà ta có giá trị tự thân hẳn hoi lại không làm được?

      Xóa
  3. HU HU e chui vao dt, de viet co dau TV. viet ra dc comment dai thiet la dai ma sao ko thay tren nay ta?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật là đau buồn! Thành kính phân ưu với em! :))

      Xóa
  4. Bỏ qua những thứ rối rắm, lằng nhằng trong bài, điều tôi quan tâm nhất là giá để Hoa hậu vườn cải "đi khách" là nhiêu? Tôi có nhã ý mún xem Hoa hậu "múa cột" thì phải móc túi bao nhiêu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 21.500 ông Obama, giá trọn gói đấy! Muốn múa may quay cuồng gì cũng được, mọi nhẽ! :)))

      Xóa
    2. Cớ gì mà Hoa hậu vườn cải tự cho mình cao giá hơn cả Angela Phương Trinh, người đẹp Trang Nhung và cả Hoa hậu miệt vườn Lệ Xuân?

      Xóa
    3. Thì giá cả phải xoay quanh giá trị, mà giá trị là kết tinh của hao phí lao động xã hội trong hàng hoá. Nhà chị muốn bị vụt mấy hèo thì nói cmnl cho nhanh? :))

      Xóa
    4. Sao đòi vụt tôi? Tôi trả hẳn 30.000 ông Obama để xem Hoa hậu múa bài Một con vịt xòe ra 2 cái cánh :)). Tuy nhiên tôi chơi Obama âm phủ. Đằng nào cũng là phương tiện thanh toán và trao đổi, Hoa hậu ko dùng trước thì dùng sau, đi đâu mà thiệt nhể ;))

      Xóa
    5. Đèo mẹ, lại còn dám xài cả phương tiện lưu thông chưa được ngân hàng trung ương cho phép nữa. Phen này chắc nhà chị nát cmn đuýt luôn!

      Xóa
  5. Trả lời
    1. Chú Chuồi đưa dữ kiện như thế này thì chắc Samuelson tính cũng không nổi. Chú phải nói rõ là việc đánh giá được thực hiện trên quan điểm của ai, thì người ta mới tính toán được, chú ạ!

      Xóa
    2. Bác hay bắt bẻ nhỉ! Dĩ nhiên là tính toán dựa trên cơ sở tính toán mà bài viết áp dụng rồi

      Xóa
    3. Cái này khó lắm chú ạ, vì trên thị trường chưa từng xuất hiện giao dịch nào đối với anh Soi, nên không biết giá cả của ảnh dư lào. Nhưng thôi, cứ tạm tính giá anh ấy là 21.500 ông Obama đi, tự đó suy ra A Soi = 2,6857 Trang Nhung, hoặcTrang Nhung = 0,372 A Soi

      Xóa
    4. cứ tạm tính như vậy nhỉ! chừ chỉ cần xã hội công nhận nữa là có thể lưu thông A Soi rồi

      Xóa
    5. Wow! Anh không ngờ chú Chuồi lại sáng ý như vậy, khác hẳn với cái tên của chú! Cứ đà này thì chẳng mấy mà chú làm rạng rỡ non sông gấm vóc của ta chứ chẳng chơi! (y)

      Xóa
  6. vẫn chưa hiểu lắm về Bitcoin, chỉ biết nôm na là một hình thái tiền tệ mới mà hình thức lưu thông cũng qua internet (sẽ nghiên cứu thêm ).. làm em chợt nghĩ đến đồng tiển của em khi được cất giữ và lưu thông bên này. Số tiền ít ỏi có được đều phải gửi nhà bank, tiền lương kiếm dc tất nhiên cũng phải dc chuyển qua bank, rồi chi tiêu,chợ búa cũng đi từ bank mình sang bank acct người ta...nên nếu mình không rút cash thì nhũng số dư trong tk mà mình thấy trên internet kia cũng như tiền ảo, khác chi đồng bitcoin đâu hi. NÓi đúng nghĩa là trong người em ko 1 xu dính túi, lắm lúc hoang mang quá Ts ạ :-( Thật sự thì còm của em ko liên quan đến bài viết trên kia mấy nhưng vì bài viết động đến thắc mắc suy nghĩ ấm ức trong em bấy hôm nay. Sẵn em tuồn trào ra đây với Ts luôn, đừng bắt bẻ em mà tội hi (^^)
    P/S: lại đổi hình em Trang Nhung rồi ah :-D, like cái dẫn chứng về quản lý rủi ro ở câu kết :-)) thế mà cũng nghĩ ra thì em bái phục luôn ha ha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì tiền giấy, tiền gửi ngân hàng hay Bitcoin... cũng chỉ là dấu hiệu giá trị thôi mà, chứ bản thân nó có giá trị gì đâu (sách nói thế) :))
      Anh thấy lưu thông "dấu hiệu giá trị" đúng là một phát kiến vĩ đại, mà không biết ông nào nghĩ ra để viết thư cám ơn ổng phát.
      Từ vụ lưu thông dấu hiệu giá trị này, có thể vận dụng vào rất nhiều thứ trong cuộc sống. Ví dụ, thay vì đánh bài ăn tiền, các con bạc có thể đánh bài ăn giấy hoặc ăn hạt dưa hay vỏ kẹo hoặc vỏ bao thuốc lá... sau đó quy đổi ra tiền. Đảm bảo nếu dùng chiêu này thì báo không có cửa nào mà đưa tin về các vụ bắt được xới bạc luôn! :))

      Xóa
    2. uhm, thi dung la tien giay chi la dau hieu cua gia tri, nhung chinh vi the ma khi dc cam mot dong gia tri do trong tay van thay sung suong hon la chi nhin 1 dong con so kia qua tk ngan hang ma minh ko dc cam, nam, so mo den no :-D kieu nhu cac bac van thix gap truc tiep em Trang NHung..hon la chi nhin em ay qua hinh anh vay do anh So :-))

      Xóa
    3. Trang Nhung là người thật việc thật chứ có phải là dấu hiệu giá trị đâu! Cô Vũ thiệt là...

      Xóa
  7. Thi em van dung thuyet qui doi gia tri cua anh So ma, co dieu o day e so sanh giua viec nam giu gia tri voi viec gap go em TN :-))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. À, cái này thì chuẩn! Trong trường hợp này, người ta không quan tâm nhiều đến giá trị của TN mà sẽ quan tâm đến giá trị sử dụng. Nó giống tiền dấu hiệu ở chỗ là người ta không quan tâm đến giá trị của dấu hiệu mà chỉ quan tâm đến giá trị sử dụng của nó :)) Cô Vũ là nhà kinh tế chăng?

      Xóa