Tháng 2/2008. Kỉ niệm 10 năm ra trường của lớp 12 Toán. Thầy hát “Đi qua vùng cỏ non” tặng lớp:
“Những dòng sông đã lâu
Không ra được biển rộng
Là những dòng sông lạc loài
Muộn phiền quanh vách núi
Như gương không người soi...”
Hè năm ấy có lần thầy ra Hà Nội. Lúc đó mình vừa thi đỗ nghiên cứu sinh. Thầy rất vui, nồng nhiệt chúc mừng, ân cần nhắn nhủ. Hồi đó còn trẻ trâu, mình cứ nghĩ chỉ nhón chân phát là ra được biển rộng.
Thế quái nào, gần 10 năm loay hoay mà chả làm nên được cái tích sự gì cho đời. Cơ cảnh xem ra không khác mấy so với nhân vật của Xuân Diệu, “cơm mai rồi lại cơm chiều, rút cục cũng chỉ ngày hai bữa cơm”.
Chừng đó năm không gặp thầy, nhưng trong kí ức của mình vẫn còn nhớ khá nhiều kỉ niệm về những buổi thầy lên lớp.
Bây giờ gặp lại, có thể thầy vẫn nhận ra mình, cũng có thể chẳng nhớ mình là thằng đếch. Nhưng chắc chắn nếu gặp lại thầy, mình sẽ thấy rất hổ thẹn, bởi sau chừng đó năm, mình vẫn không trở thành được cái gì khác một dòng sông trong câu hát của thầy.
Chỉ tiếc thay, dòng sông ấy, cho đến tận giờ này, vẫn muộn phiền quanh vách núi, như gương không người soi...
Hôm nay xem cái clip chia tay thầy về nghỉ hưu, lại nhớ đến bài hát của thầy ở hôm họp mặt lớp 12 Toán năm nọ. Tự đáy lòng, xin chúc thầy luôn vui khoẻ và có những ngày tháng thật sự an nhiên sau gần 40 năm miệt mài cầm phấn vẽ đường ra biển rộng cho những dòng sông - những học sinh của thầy!
“Những dòng sông đã lâu
Không ra được biển rộng
Là những dòng sông lạc loài
Muộn phiền quanh vách núi
Như gương không người soi...”
Hè năm ấy có lần thầy ra Hà Nội. Lúc đó mình vừa thi đỗ nghiên cứu sinh. Thầy rất vui, nồng nhiệt chúc mừng, ân cần nhắn nhủ. Hồi đó còn trẻ trâu, mình cứ nghĩ chỉ nhón chân phát là ra được biển rộng.
Thế quái nào, gần 10 năm loay hoay mà chả làm nên được cái tích sự gì cho đời. Cơ cảnh xem ra không khác mấy so với nhân vật của Xuân Diệu, “cơm mai rồi lại cơm chiều, rút cục cũng chỉ ngày hai bữa cơm”.
Chừng đó năm không gặp thầy, nhưng trong kí ức của mình vẫn còn nhớ khá nhiều kỉ niệm về những buổi thầy lên lớp.
Bây giờ gặp lại, có thể thầy vẫn nhận ra mình, cũng có thể chẳng nhớ mình là thằng đếch. Nhưng chắc chắn nếu gặp lại thầy, mình sẽ thấy rất hổ thẹn, bởi sau chừng đó năm, mình vẫn không trở thành được cái gì khác một dòng sông trong câu hát của thầy.
Chỉ tiếc thay, dòng sông ấy, cho đến tận giờ này, vẫn muộn phiền quanh vách núi, như gương không người soi...
Hôm nay xem cái clip chia tay thầy về nghỉ hưu, lại nhớ đến bài hát của thầy ở hôm họp mặt lớp 12 Toán năm nọ. Tự đáy lòng, xin chúc thầy luôn vui khoẻ và có những ngày tháng thật sự an nhiên sau gần 40 năm miệt mài cầm phấn vẽ đường ra biển rộng cho những dòng sông - những học sinh của thầy!
nhiều khi dòng sông ấy đã trôi ra biển Đông mà ko hay đó chơ, hay là lại muốn trôi lên tít biên giới TQ ;-P
Trả lờiXóatrên biên giới làm gì có biển mà đòi lên đó! :))
XóaOh, lâu ngày em ko vô blog, mừng thấy anh mở cổng nhà trở lại. :)
Trả lờiXóaThôi dòng sông bớt trăn trở đi hỉ :P
Ok, dòng sông nhớ rồi. Cô biển dạo này lưu lạc xứ nào, vẫn ở Nẽng hay vô Gòng lại rồi?
XóaEm zìa lại Gòng roài anh à. Khi nào anh có lưu lạc vô Gòng thì hú em với nha.
Trả lờiXóaỦa vậy hả? Vậy là công cuộc khai phá Đà Thành của cô Biển đã dã tràng xe cát rồi, hay là đã thành tựu rực rỡ?
XóaChỉ là 1 cuộc du ngoạn, ko có thành tựu chi anh ạ. Cuối cùng dụ dỗ người ta hàng phục, chạy theo mềnh zìa lại đại bản doanh của mềnh thoai :))
XóaOài, em thật là cao mưu quá! Ví thử mà em làm tướng dưới trướng Gia Cát Lượng, thể nào cũng được anh ấy sai làm tiên phong "chỉ được thua chứ không được thắng". Hihi
Xóa