Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Khuất Nguyên và ngày mùng năm tháng năm


1. Vào cuối thời Chiến quốc bên Tầu, nước Tần đem quân đánh nước Sở, giết được đại tướng Sở là Cảnh Xương và chiếm tám thành. Vua nước Tần là Chiêu Tương vương nhân đó gửi thư cho vua nước Sở là Hoài vương, đại ý nói nếu Hoài vương chịu sang Tần ăn thề thì nước Tần sẽ nối lại tình giao hiếu và đem các đất chiếm được trả lại cho nước Sở.

Sở Hoài vương sợ làm phật ý nước Tần nhưng không dám đi, liền họp quần thần bàn bạc. Quan đại phu là Khuất Nguyên biết người Tần hay tráo trở, khuyên Hoài vương không nên đi mà nên động binh để chống quân Tần. Hai trọng thần khác là Ngân Thượng và Tử Lan lại hết sức khuyên Hoài vương nên đi để nối lại tình hoà hiếu.

Sở Hoài vương vốn sợ nước Tần, lại bị Ngân Thượng và Tử Lan thúc giục, liền chọn ngày khởi giá, cùng với Ngân Thượng đi sang đất Tần, bị vua Tần giam lỏng ở kinh đô Hàm Dương, về sau uất quá mà chết ở nước Tần. Ngân Thượng trốn được về Sở báo tin, người nước Sở liền lập con của Sở Hoài vương là thái tử Hoành lên nối ngôi, gọi là Khoảnh Tương vương.

Khoảnh Tương vương cho Ngân Thượng và Tử Lan vẫn nắm giữ quyền chính như cũ, rồi sai sứ sang nói với nước Tần rằng: “Nhờ xã tắc thần linh, nước Sở đã có vua rồi!”. Vua Tần nổi giận, sai cất quân đánh nước Sở, chiếm được mười lăm thành mới chịu rút quân về.

2. Khuất Nguyên thương Sở Hoài vương chết đau đớn nơi đất khách vì nỗi Tử Lan và Ngân Thượng xúi bậy; lại thấy hai người ấy vẫn nắm mọi quyền hành như trước, vua tôi chỉ tham sự tạm an, tuyệt không có chí báo thù Tần, nên thường khuyên can Khoảnh Tương vương gần người hiền xa kẻ nịnh, kén tướng luyện binh để báo thù cho Hoài vương.

Tử Lan hiểu ý, xui Ngân Thượng nói với Khoảnh Tương vương rằng: “Khuất Nguyên nghĩ mình là người đồng tộc[1] mà không được trọng dụng, trong lòng oán vọng, thường nói với mọi người rằng Đại vương quên cái thù nước Tần là bất hiếu, bọn Tử Lan không chủ trương đánh Tần là bất trung”.

Khoảnh Tương vương cả giận, cách chức Khuất Nguyên đuổi về quê. Người chị gái của Khuất Nguyên lấy chồng ở xa, nghe tin em bị bãi chức liền trở về thăm, thấy Khuất Nguyên tóc thì bỏ xoã, mặt thì nhem nhuốc, hình dung hốc hác, vừa đi vừa ngâm thơ[2] ở bờ sông.

Người chị bảo: “Vua Sở dẫu không nghe lời em, mà em ở như thế là đã hết lòng rồi, còn lo nghĩ làm gì? May mà nhà còn có ruộng nương, sao chẳng hết sức cày cấy để tự nuôi mình mà hưởng hết tuổi trời?”.

Khuất Nguyên không muốn trái ý của chị, bèn mang cày đi cày. Người trong làng thương Khuất Nguyên có lòng trung, đua nhau giúp sức.

Hơn một tháng thì người chị lại đi, Khuất Nguyên than rằng: “Việc nước Sở đã đến thế này, ta không nỡ trông thấy tôn miếu diệt vong!”. Nói rồi ôm hòn đá tự dìm mình xuống sông mà chết. Hôm ấy chính là ngày mùng năm tháng năm.


Ảnh: Khuất Nguyên
Người làng nghe Khuất Nguyên tự trầm, thi nhau chở thuyền nhỏ ra sông cứu nhưng không kịp, bèn làm bánh nếp có góc[3] ném xuống dòng sông để tế, mỗi cái bánh đều có buộc sợi chỉ màu, là vì sợ bị thuồng luồng cướp ăn mất. Từ đó mà sinh ra tục cúng Khuất Nguyên vào ngày mùng năm tháng năm.

3. Xét về toàn cục thì cái chết của Khuất Nguyên thực ra chẳng giải quyết được việc gì, bởi sau khi ông chết thì vua Sở chẳng thèm tỉnh ngộ và nước Sở cũng chẳng buồn mạnh lên, rốt cục vẫn bị nước Tần thôn tính.

Tuy nhiên, xét trên những phương diện nhỏ hơn thì cái chết của Khuất Nguyên kể ra cũng có một vài tác dụng thú vị. Ngoài việc giúp cho người đời được dịp thoả thuê ăn bánh vào ngày giỗ của ông hàng năm, thì Khuất Nguyên đã dạy cho hậu thế một bài học rất bổ ích, ấy là đừng có phí công mà đi can những người như vua Sở, và cũng đừng có dại dột mà chọc giận những kẻ như Ngân Thượng và Tử Lan.

Hơn thế nữa, từ chuyện Khuất Nguyên ôm đá tự dìm mình xuống sông, thế nhân cũng biết được rằng, muốn triệt hạ người khác thì không có gì là nhanh hơn việc kết hợp đồng bộ giữa dìm hàngném đá.

Còn bây giờ thì anh phải đi kiếm cái gì để giỗ Khuất Nguyên hẵng!

-----
[1] Khuất Nguyên xuất thân là người trong hoàng tộc nước Sở
[2] Ngoài tài năng về chính trị, Khuất Nguyên còn được biết là người có tài thi phú với nhiều tác phẩm thơ được nhắc đến: Ly tao, Sở từ, Thiên vấn (Hỏi trời)....
[3] Ở Việt Nam gọi là bánh ú, bánh tro (hay bánh gio)

24 nhận xét:

  1. Anh Khuất Nguyên khuất núi đã mấy ngàn năm mà giờ ta mới biết ngày giỗ của anh ấy.Hôm nay biết nhưng chẳng có cái gì để cúng bác cả !

    (hay là lấy hột vịt lộn với bia 333 cúng tạm vậy,A Solitaire thấy thế nào ?)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehe, cái gì cũng được, nhưng nhớ buộc sợi chỉ đỏ vào kẻo thuồng luồng cướp ăn mất!

      Xóa
    2. Hé hé ! Khuyến cáo sẽ được xem xét !

      Xóa
  2. Chính xác: - Bước 1: - Dìm hàng: Tìm cách nói xấu, hạ bệ -> chỉ cần vai trò tấn công đơn lẻ.
    - Bước 2: Ném đá: Huy động trí tuệ tập thể, tổng tấn công :))))
    Khổ thân bác Khuất Nguyên. Nhưng thôi, dù sao ngàn năm sau vẫn có hậu thế ăn cúng và chia sẻ thế là tốt rồi. Thanks A Solitaire!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông học có vẻ nhanh đấy nhỉ? Nếu mà sinh ra vào thời Chiến quốc có khi ông còn ưu tú hơn cả Ngân Thượng và Tử Lan chứ chẳng chơi!

      Xóa
    2. Ông ah, tôi có sinh vào thời Xuân Thu Chiến cuốc gì thì cũng chỉ đến được đứng vào hàng tiểu nhân thôi, thánh Khổng Tử dạy thế rồi, kiểu gì thì cũng đệch làm đại phu được đâu. Ông với Dâm Sư thì may ra :))

      Xóa
    3. Khổng Tử dạy gì mà đến đỗi ông không làm đại phu được?

      Xóa
    4. “Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã, cận chi tắc bất tốn, viễn chi tắc oán”.
      (Luận Ngữ thiên thứ 15 “Dương Hoá”)
      Nghĩa là: Duy chỉ có đàn bà và tiểu nhân là khó dạy, thân thì nhờn, xa lại oán.
      Đấy, tôi có vu oan cho cụ Khổng đâu.

      Xóa
    5. Ấy là cụ Khổng mang nặng tư tưởng phong kiến cổ hủ, coi thường đàn bà nên mới nói thế. Chứ nếu cụ ấy mà đọc Binh pháp Tôn Tử thì sẽ biết là đàn bà vẫn có thể ra trận đánh giặc như thường, không vấn đề gì!

      Xóa
    6. Đa tạ ông, thật đúng nhời vàng ý ngọc. Đấy, ông mà sinh vô thời loạn khéo lại ra được gia phái ăn đứt Nho gia ấy chứ!

      Xóa
    7. Nào ai dám đú với các cụ Nho, chỉ mong là cơm ăn ba bữa, áo quần mặc cả ngày, lên đây đánh đu với sư, với bồ nông... là được! :))

      Xóa
    8. Mô Phật ! Chỉ cho các nữ thí chủ biết chỗ nào có bóng dâm mà vào trú nếu chẳng may họ có lầm đường lạc lối đi ra ngoài trời nắng thì ta còn có thể chứ làm Đại phu gì đấy thì chịu thôi ! Mô Phật ! Thiện tai ! Thiện tai !

      Xóa
    9. Vậy thì Sư ra mua cái kính dâm dành cho người loạn thì rồi toả bóng cho ông Bồ nông được nhờ! :))

      Xóa
    10. Mô Phật ! Vậy thì phải xem ông Bồ nông ổng có bị lạc ngoài nắng và ông ấy có chịu cho ta khuyên nhủ không đã.

      Xóa
    11. Đa tạ thịnh tình của các ông, khổ cái tôi ít khi bị lạc lắm, lại sợ nắng, nên chắc cái món bóng dâm ấy xin Dâm Sư và A Solitaire nhường lại cho người khác :)))))))))))))))))))))))))

      Xóa
  3. Vậy là Dâm sư tu hành chưa thành chánh quả rồi nên ko được đeo kính dâm của người loạn thị. Sư phải xem tích cực ăn chay niệm Phật vào, may ra mới được ông Bồ nông cứu xét. Còn tôi thì vốn bị cận thị rồi nên có đeo kính dâm vào cũng chỉ có thể làm người dâm cận thôi. :)))))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ sau khi đeo kính ông mới cận dâm chứ chưa dâm, hố hố hố :))))))))))))))))))

      Xóa
    2. Thì thế nên tôi có định giành đất làm ăn với Dâm Sư đâu. Hai ông xem mà bảo ban nhau mà toả bóng cho thiên hạ được nhờ! :))))))))))

      Xóa
  4. Anh Khuất có câu gì gì: "Cả đời đục một mình ta trong. Cả đời say một mình ta tỉnh", hình như là tiên đoán thói ăn chơi nhậu nhẹt bét nhè ngày mồng 5 tháng 5 phải k chú Sol?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vầng, quả có như vậy! Anh Khuất rất có tài nhìn đời, nhìn người, cho nên anh ấy dự là người Tần trở mặt thì y như rằng trở mặt, dự là thiên hạ toàn người say thì y như rằng say. Thế cho nên người ta mới tưởng niệm anh ấy vào ngày 5/5 chứ!

      Xóa
    2. Em thì không biết câu đấy nhưng hình như phải thay từ "Cả" bằng từ "Người" nghe mới hợp lý bác Phích hè?!
      Tiên đoán hay không thì không biết nhưng theo em nếu anh Khuất mà nói câu đấy thì quá là tự đại.
      "Trong vườn tất cả hoa đều đỏ.
      Một bông lại trắng, chẳng hài hoà.
      Sáng nay cũng vậy, bên bàn tiệc.
      Mọi người đều trẻ, chỉ ta già."

      Bài "Bên bàn tiệc ngày Trùng dương, vịnh cúc trắng" của cụ Bạch Cư Dị.

      Xóa
    3. Không tự đại đâu Sư. Lúc ấy hàng ngũ chóp bu nước Sở đều tỏ ra bạc nhược và nghe theo lời nước Tần, chỉ có anh Nguyên là chủ trương chống Tần. Và thực tiễn đã chứng minh là anh Nguyên rất tỉnh táo. Với cả, ai cũng biết là nỗi lòng cuả người bị bãi chức nhiều khi cũng chất chứa những điều u uất nên lời nói ra cảm giác không được khiêm nhường.

      Xóa
    4. Vậy là câu đó anh ấy nói lúc đã bị bãi chức về quê ngửi phân trâu hả A Sol?
      Ta cũng đang thất nghiệp, vậy nếu ta có nói câu nào ngông cuồng thì lão phải tin là ta đang khiêm tốn đó nha!

      Xóa
    5. Thì ông cứ nói xem có ngông cuồng ko đã! Ta chỉ sợ lời ông nói ra còn phải đi mười vạn tám nghìn dặm nữa mới đến được chỗ cái anh họ Ngông tên Cuồng kia! :))

      Xóa