Vua nước Vệ là Tuyên Công lúc chưa lên ngôi có tư thông với vợ lẽ của cha là nàng Di Khương, sinh được một con trai tên là Cấp Tử. Sau khi lên ngôi, Vệ Tuyên Công lập Cấp Tử làm thế tử, sai người sang hỏi con gái vua Tề là nàng Tuyên Khương về làm vợ Cấp Tử.
Tuy nhiên, Vệ Tuyên Công nghe nói Tuyên Khương nhan sắc tuyệt trần nên đem lòng ham muốn, liền lập mưu chiếm lấy làm vợ mình, sinh được hai người con trai là Thọ và Sóc. Cấp Tử là người hiếu thảo, biết hành động của Vệ Tuyên Công là bỉ ổi nhưng cũng không lấy thế mà oán trách.
Thọ và Sóc tuy là anh em ruột nhưng tâm tính khác nhau. Thọ thì hiền hậu, nhân từ, thương yêu Cấp Tử như anh ruột, còn Sóc thì độc ác, hiểm hóc, chẳng những ghét Cấp Tử mà còn ghét cả Thọ nữa, nên định ý trước hại Cấp Tử rồi sau mới hại Thọ.
Nhằm hôm sinh nhật của Cấp Tử, Thọ làm tiệc rượu chúc mừng, có cả Sóc dự. Trong bữa tiệc, Thọ và Cấp Tử chuyện trò rất thân mật. Sóc tỏ ý khó chịu, thoái thác về cung, làm bộ khóc lóc nói với mẹ: “Con vì lòng tốt mà dự tiệc với Cấp Tử, thế mà Cấp Tử lúc say rượu lại giở trò đùa, gọi con bằng con và nói: Mẹ của mày tức là vợ của ta, mày phải gọi ta bằng cha mới phải!”
Tuyên Khương tin là thực, khóc lóc thuật lại với Vệ Tuyên Công, lại đặt điều vu thêm cho Cấp Tử âm mưu cướp ngôi và xui Vệ Tuyên Công giết Cấp Tử.
Gặp lúc vua Tề sai người sang mượn quân nước Vệ, Tuyên Công mới bày mưu với Sóc sai Cấp Tử cầm cờ tiết trắng đi sứ nước Tề, rồi cho võ sĩ phục giữa đường mà giết.
Sóc được kế rất mừng, triệu tập bọn côn đồ, dặn đến phục nơi Sằng Giả là chỗ đường thủy giáp liền với đường bộ, hễ thấy có người cầm cờ tiết trắng đi ngang qua thì giết.
Không ngờ, mưu của Vệ Tuyên Công và Sóc bị Thọ biết được. Thọ nghĩ, âm mưu đã định sẵn thì dù can gián cũng chẳng ích chi, bèn lén qua kể với Cấp Tử. Cấp Tử ngồi thẫn thờ không đáp.
Thọ nói: “Ðường đi từ đây sang Tề thế nào cũng phải qua Sằng Giả, mà đã qua đó tính mạng anh ắt dữ nhiều lành ít. Chi bằng trốn sang nước khác rồi sẽ lo toan”.
Cấp Tử đáp: “Ðạo làm con, nếu không nghe lời cha mẹ đâu còn là hiếu thảo. Vả lại, nếu phụ thân đã có ý muốn ta chết thì dẫu có sống cũng chẳng ích chi”.
Nói xong, Cấp Tử sửa soạn hành trang, từ biệt Thọ rồi xuống thuyền đi theo đường thủy. Thọ khuyên can đến bực nào Cấp Tử cũng không nghe.
Thọ đứng nhìn theo, đôi dòng lệ không vơi, nghĩ thầm: “Anh ta quả là một người hiếu hữu, nếu để anh ta chết, sau này ta mặt mũi nào mà nối ngôi. Vả lại trong hoàn cảnh này chỉ có cái chết của ta may ra mới đánh thức được lòng thương xót của cha mẹ ta, đem lại một gia đình thảo thuận được”.
Nghĩ rồi, Thọ liền dọn một chiếc thuyền, đem đủ vật thực, gọi vài tên tùy tùng bảo chèo theo cho kịp thuyền của Cấp Tử để cùng dự tiệc rượu tiễn biệt. Chẳng bao lâu hai thuyền gặp nhau, Thọ nói với Cấp Tử: “Anh đi đường xa, em muôn dâng cho anh một chén rượu tiễn hành, để tỏ tình mong nhớ”.
Thọ nói rồi rót một chén rượu đầy dâng cho Cấp Tử, nhưng chưa kịp mời thì nước mắt đã tuôn tràn, chảy vào ly rượu. Cấp Tử vội bưng chén rượu uống cạn một hơi.
Ảnh: Cảnh Thọ tiễn Cấp Tử trong tiểu thuyết “Đông Chu liệt quốc”Thọ sụt sùi nói: “Em khóc làm cho nước mắt nhỏ vào rượu, thực là vô lễ”.
Cấp Tử nói: “Anh chỉ muốn uống những giọt nước mắt ấy để được giữ mãi vào lòng tấm thâm tình của em”.
Thọ cốt phục rượu cho Cấp Tử thực say, nên rót thêm một chén nữa trao cho Cấp Tử: “Chén rượu này, em cùng với anh từ đây ly biệt. Nếu anh xét tình cho em thì nên uống với em mấy chén rượu nữa”.
Cấp Tử nói: “Khi nào anh lại dám từ chối!”
Hai anh em vừa uống vừa khóc. Một lúc sau, Cấp Tử say mèm nằm vật xuống khoang thuyền ngủ thiếp.
Thọ ôm anh khóc một lúc lâu, rồi bảo bọn thủ hạ: “Lệnh vua phải đi gấp mà anh ta say nên trễ nải vậy, ta phải đi thế mới được”.
Nói rồi Thọ cầm lấy cây cờ trắng và viết một bức thư đưa cho tên quân hầu, dặn lúc nào Cấp Tử tỉnh dậy sẽ đưa. Ðoạn Thọ cứ thẳng đường cho thuyền đến Sằng Giả.
Bọn côn đồ ở Sằng Giả thấy người cầm cờ tiết trắng đi đến, ngỡ là Cấp Tử, liền áp lại chém đầu Thọ bỏ vào một cái hộp rồi đoạt lấy cờ tiết mang về.
Còn Cấp Tử khi tỉnh rượu không thấy Thọ đâu, trong lòng hoảng hốt, liền mở thư ra xem. Thư chỉ viết mấy chữ: “Em đi thay anh, anh tìm nơi lánh nạn”.
Cấp Tử khóc oà, vội vã bảo bọn tùy tùng chèo thuyền cho mau đuổi theo Thọ. Thấy đàng xa có bóng thuyền nhấp nhô, Cấp Tử mừng rỡ, hét to: “Em ta còn sống! Thật lòng trời không phụ!”
Một lúc sau, chiếc thuyền nọ từ đàng xa phăng phăng rẽ nước đi đến. Trên thuyền không thấy Thọ, chỉ thấy một bọn côn đồ, gươm giáo sáng lòa. Cấp Tử lòng nghi ngại, hỏi: “Các ngươi phụng mệnh Chúa công, đã làm xong nhiệm vụ chưa?”
Bọn côn đồ nghe hỏi, tưởng là người của Sóc sai đến tiếp ứng nên bưng chiếc hộp có đựng đầu của Thọ đưa ra và nói: “Chúng tôi đã thành công”.
Cấp Tử vừa cầm đến chiếc hộp thì vùng ngã ra, khóc rống lên: “Ôi thôi! Còn gì em ta nữa!”
Bọn côn đồ biết mình đã giết lầm, liền áp lại chặt đầu Cấp Tử, bỏ chung vào một hộp rồi đem về dâng cho Sóc, kể lại sự giết lầm và rất lo sợ Sóc trách phạt. Chẳng ngờ, Sóc đã không giận mà lại còn vui mừng, đem vàng lụa thuởng cho bọn chúng rất hậu.
Vệ Tuyên Công tuy ghét Cấp Tử song rất yêu Thọ, nên khi nghe Thọ chết thì đau đớn buồn rầu rồi sinh bệnh mà thác, để lại ngôi vua cho Sóc.
Sau người nước Vệ có làm thơ vịnh hai anh em Cấp Tử và Thọ rằng:
Hai chiếc đầu rơi, một mối tình
Hồn oan ôm hận khóc xuân xanh
Lòng cha ví có không thương xót
Thà chết cho tròn nghĩa đệ huynh.
Xem thêm:
- Gà cùng một mẹ
- Lý lẽ và sức mạnh
Tuy nhiên, Vệ Tuyên Công nghe nói Tuyên Khương nhan sắc tuyệt trần nên đem lòng ham muốn, liền lập mưu chiếm lấy làm vợ mình, sinh được hai người con trai là Thọ và Sóc. Cấp Tử là người hiếu thảo, biết hành động của Vệ Tuyên Công là bỉ ổi nhưng cũng không lấy thế mà oán trách.
Thọ và Sóc tuy là anh em ruột nhưng tâm tính khác nhau. Thọ thì hiền hậu, nhân từ, thương yêu Cấp Tử như anh ruột, còn Sóc thì độc ác, hiểm hóc, chẳng những ghét Cấp Tử mà còn ghét cả Thọ nữa, nên định ý trước hại Cấp Tử rồi sau mới hại Thọ.
Nhằm hôm sinh nhật của Cấp Tử, Thọ làm tiệc rượu chúc mừng, có cả Sóc dự. Trong bữa tiệc, Thọ và Cấp Tử chuyện trò rất thân mật. Sóc tỏ ý khó chịu, thoái thác về cung, làm bộ khóc lóc nói với mẹ: “Con vì lòng tốt mà dự tiệc với Cấp Tử, thế mà Cấp Tử lúc say rượu lại giở trò đùa, gọi con bằng con và nói: Mẹ của mày tức là vợ của ta, mày phải gọi ta bằng cha mới phải!”
Tuyên Khương tin là thực, khóc lóc thuật lại với Vệ Tuyên Công, lại đặt điều vu thêm cho Cấp Tử âm mưu cướp ngôi và xui Vệ Tuyên Công giết Cấp Tử.
Gặp lúc vua Tề sai người sang mượn quân nước Vệ, Tuyên Công mới bày mưu với Sóc sai Cấp Tử cầm cờ tiết trắng đi sứ nước Tề, rồi cho võ sĩ phục giữa đường mà giết.
Sóc được kế rất mừng, triệu tập bọn côn đồ, dặn đến phục nơi Sằng Giả là chỗ đường thủy giáp liền với đường bộ, hễ thấy có người cầm cờ tiết trắng đi ngang qua thì giết.
Không ngờ, mưu của Vệ Tuyên Công và Sóc bị Thọ biết được. Thọ nghĩ, âm mưu đã định sẵn thì dù can gián cũng chẳng ích chi, bèn lén qua kể với Cấp Tử. Cấp Tử ngồi thẫn thờ không đáp.
Thọ nói: “Ðường đi từ đây sang Tề thế nào cũng phải qua Sằng Giả, mà đã qua đó tính mạng anh ắt dữ nhiều lành ít. Chi bằng trốn sang nước khác rồi sẽ lo toan”.
Cấp Tử đáp: “Ðạo làm con, nếu không nghe lời cha mẹ đâu còn là hiếu thảo. Vả lại, nếu phụ thân đã có ý muốn ta chết thì dẫu có sống cũng chẳng ích chi”.
Nói xong, Cấp Tử sửa soạn hành trang, từ biệt Thọ rồi xuống thuyền đi theo đường thủy. Thọ khuyên can đến bực nào Cấp Tử cũng không nghe.
Thọ đứng nhìn theo, đôi dòng lệ không vơi, nghĩ thầm: “Anh ta quả là một người hiếu hữu, nếu để anh ta chết, sau này ta mặt mũi nào mà nối ngôi. Vả lại trong hoàn cảnh này chỉ có cái chết của ta may ra mới đánh thức được lòng thương xót của cha mẹ ta, đem lại một gia đình thảo thuận được”.
Nghĩ rồi, Thọ liền dọn một chiếc thuyền, đem đủ vật thực, gọi vài tên tùy tùng bảo chèo theo cho kịp thuyền của Cấp Tử để cùng dự tiệc rượu tiễn biệt. Chẳng bao lâu hai thuyền gặp nhau, Thọ nói với Cấp Tử: “Anh đi đường xa, em muôn dâng cho anh một chén rượu tiễn hành, để tỏ tình mong nhớ”.
Thọ nói rồi rót một chén rượu đầy dâng cho Cấp Tử, nhưng chưa kịp mời thì nước mắt đã tuôn tràn, chảy vào ly rượu. Cấp Tử vội bưng chén rượu uống cạn một hơi.
Ảnh: Cảnh Thọ tiễn Cấp Tử trong tiểu thuyết “Đông Chu liệt quốc”Thọ sụt sùi nói: “Em khóc làm cho nước mắt nhỏ vào rượu, thực là vô lễ”.
Cấp Tử nói: “Anh chỉ muốn uống những giọt nước mắt ấy để được giữ mãi vào lòng tấm thâm tình của em”.
Thọ cốt phục rượu cho Cấp Tử thực say, nên rót thêm một chén nữa trao cho Cấp Tử: “Chén rượu này, em cùng với anh từ đây ly biệt. Nếu anh xét tình cho em thì nên uống với em mấy chén rượu nữa”.
Cấp Tử nói: “Khi nào anh lại dám từ chối!”
Hai anh em vừa uống vừa khóc. Một lúc sau, Cấp Tử say mèm nằm vật xuống khoang thuyền ngủ thiếp.
Thọ ôm anh khóc một lúc lâu, rồi bảo bọn thủ hạ: “Lệnh vua phải đi gấp mà anh ta say nên trễ nải vậy, ta phải đi thế mới được”.
Nói rồi Thọ cầm lấy cây cờ trắng và viết một bức thư đưa cho tên quân hầu, dặn lúc nào Cấp Tử tỉnh dậy sẽ đưa. Ðoạn Thọ cứ thẳng đường cho thuyền đến Sằng Giả.
Bọn côn đồ ở Sằng Giả thấy người cầm cờ tiết trắng đi đến, ngỡ là Cấp Tử, liền áp lại chém đầu Thọ bỏ vào một cái hộp rồi đoạt lấy cờ tiết mang về.
Còn Cấp Tử khi tỉnh rượu không thấy Thọ đâu, trong lòng hoảng hốt, liền mở thư ra xem. Thư chỉ viết mấy chữ: “Em đi thay anh, anh tìm nơi lánh nạn”.
Cấp Tử khóc oà, vội vã bảo bọn tùy tùng chèo thuyền cho mau đuổi theo Thọ. Thấy đàng xa có bóng thuyền nhấp nhô, Cấp Tử mừng rỡ, hét to: “Em ta còn sống! Thật lòng trời không phụ!”
Một lúc sau, chiếc thuyền nọ từ đàng xa phăng phăng rẽ nước đi đến. Trên thuyền không thấy Thọ, chỉ thấy một bọn côn đồ, gươm giáo sáng lòa. Cấp Tử lòng nghi ngại, hỏi: “Các ngươi phụng mệnh Chúa công, đã làm xong nhiệm vụ chưa?”
Bọn côn đồ nghe hỏi, tưởng là người của Sóc sai đến tiếp ứng nên bưng chiếc hộp có đựng đầu của Thọ đưa ra và nói: “Chúng tôi đã thành công”.
Cấp Tử vừa cầm đến chiếc hộp thì vùng ngã ra, khóc rống lên: “Ôi thôi! Còn gì em ta nữa!”
Bọn côn đồ biết mình đã giết lầm, liền áp lại chặt đầu Cấp Tử, bỏ chung vào một hộp rồi đem về dâng cho Sóc, kể lại sự giết lầm và rất lo sợ Sóc trách phạt. Chẳng ngờ, Sóc đã không giận mà lại còn vui mừng, đem vàng lụa thuởng cho bọn chúng rất hậu.
Vệ Tuyên Công tuy ghét Cấp Tử song rất yêu Thọ, nên khi nghe Thọ chết thì đau đớn buồn rầu rồi sinh bệnh mà thác, để lại ngôi vua cho Sóc.
Sau người nước Vệ có làm thơ vịnh hai anh em Cấp Tử và Thọ rằng:
Hai chiếc đầu rơi, một mối tình
Hồn oan ôm hận khóc xuân xanh
Lòng cha ví có không thương xót
Thà chết cho tròn nghĩa đệ huynh.
Xem thêm:
- Gà cùng một mẹ
- Lý lẽ và sức mạnh
Hóa ra tiên sinh đây chính là con rồng giữa trời đất.
Trả lờiXóaCó lẽ phải dợi dăm năm nữa may ra tôi mới hiểu ý tứ. Hiện giờ tôi đọc mà lấy làm hổ thẹn khi ko hiểu đc gì nhiều.
Đã khiến tiên sinh chê cười rồi!
XóaNhân nói chuyện Đông chu, tiên sinh đây có đọc truyện Tầm Tần Ký của Huỳnh Dị tiên sinh ko? Nó có nói về thời đại này. Đọc ra khá ngộ. Nếu rảnh rang tiên sinh đây hãy thử ngó qua xem.
XóaKẻ hèn xin lĩnh ý tiên sinh!
Xóa