Hồi thứ 74b
HÁN THỌ HẦU MƯU LẠ KHƠI SÔNG
CHINH NAM TƯỚNG TÀI CAO HỨNG NƯỚC
HÁN THỌ HẦU MƯU LẠ KHƠI SÔNG
CHINH NAM TƯỚNG TÀI CAO HỨNG NƯỚC
Trước nói, Tào Tháo nghe tin Quan Vân Trường vây đánh Phàn Thành nguy cấp lắm, liền phong Vu Cấm làm chinh nam tướng quân, Bàng Đức làm chinh tây đô tiên phong, sai lĩnh bảy đạo quân ra giải vây.
Vu Cấm đóng cả bảy đạo quân ở cửa Khoái Khẩu cách Phàn Thành mười dặm, dựa vào sườn núi hạ trại.
Quan Vân Trường nghe tin Vu Cấm đóng quân ở mé bắc Phàn Thành, lập tức lên ngựa, dẫn vài tên lính kỵ, trèo lên gò cao đứng xem, xong trở về sai tướng sĩ thu xếp thuyền bè, dự sẵn đồ thuỷ chiến.
Quân Tào đóng ở cửa Khoái Khẩu, mưa to luôn mấy hôm, đốc tướng là Thành Hà vào bẩm với Vu Cấm rằng: “Quân ta đóng ở cửa sông, địa thế thấp lắm. Hiện giờ mưa thu ròng rã, quân sĩ rất vất vả. Mấy bữa nay lại nghe tin quân Kinh Châu đóng cả ở trên gò cao, và sửa sang lại thuyền bè ở cửa sông Hán Thuỷ. Nếu nước sông lên to, thì quân ta nguy mất, phải liệu trước đi mới được”.
Vu Cấm nghe bẩm, phán rằng: “Việc này ta đã có chủ kiến. Ngươi nên truyền lệnh ta, sai tướng sĩ mỗi người phải dự sẵn một cái lu!”
Thành Hà ngạc nhiên hỏi: “Đang lúc việc binh cấp bách, sắm lu cho tướng sĩ phỏng có ích gì?”
Ảnh: Vu Cấm bị nước ngập không đường chạyVu Cấm đắc ý: “Thứ hèn hạ như ngươi, biết làm sao được mưu này! Mỗi tướng sĩ cầm một cái lu hứng nước mưa, còn lo gì bị ngập!”
Thành Hà nói: “Mạt tướng xưa nay chỉ thấy người ta đắp đê hoặc khơi sông, đào hào, chứ chưa thấy ai dùng lu mà chống được ngập bao giờ!”
Vu Cấm cười: “Cái này không phải tự ta nghĩ ra, mà đã có nhiều xứ như Giang Nam, Kinh Châu, Từ Châu áp dụng rồi! Nay đang cự nhau với Quan Vũ, sự thể cấp bách, không thể đắp đê đào hào mà phải dùng mưu lạ mới được!”
Thành Hà cáo từ lui ra, truyền tướng sĩ dự sẵn lu để hứng nước mưa.
Đêm hôm ấy, bỗng trời nổi mưa to gió lớn. Vu Cấm đang ngồi trong trướng, nghe thấy tiếng nước reo ầm ầm, vội sai tướng sĩ mang lu ra hứng, thì thấy ba bề bốn bên, nước đổ về như thác lũ.
Nguyên là Quan Vân Trường thấy mưa thu tầm tã mà Vu Cấm lại đóng quân ở chỗ thấp, nên đã sai người lấp các cửa sông. Đến hôm ấy nước lên to, Vân Trường mới cho thuyền ra tháo cửa sông cho nước tràn vào trại quân Tào.
Bảy đạo quân Tào bấy giờ chạy đâu cho thoát, thôi thì người chìm giữa dòng, kẻ giạt ngọn sóng, lênh đênh trên mặt nước, chết đuối không biết cơ man nào mà kể. Chỗ đất phẳng, nước sâu hơn một trượng.
Đến tang tảng sáng, Quan Vân Trường cùng với các tướng ngồi trên thuyền to, phất cờ đánh trống kéo đến. Vu Cấm không có đường nào chạy, bị quân Kinh Châu bắt sống.
Người đời sau có thơ rằng:
Tưởng khôn hơn cả người thiên hạ
Dùng lu bé tẹo hứng nước mưa
Đến khi bị ngập không đường chạy
Vạ rớt xuống đầu, sáng mắt chưa?
Muốn biết Vu Cấm phen này sống chết thế nào, xem hồi sau mới rõ.
Lu với Lon!
Trả lờiXóaĐỉnh của Đỉnh!
Tiếc thay cho Vu Cấm là mưu dùng LU chưa thành thì đã bị bắt, chứ không thì không chừng Cấm cũng dùng đến cả LON! :))
XóaÔi truyện xưa tích cũ của mấy ông tướng này thật là đau đầu...
Trả lờiXóaHN sang thăm .
Chúc anh tuần mới vui khỏe cv làm tốt nhé anh !
Anh muốn đưa ảnh vô khung com này để tặng thì trước tiên anh phải có code chèn hình ảnh chèn vô thì mới đc.
Anh hỏi anh ĐVĐ trên kia anh í chỉ cho HN biết anh ĐVĐ rất rành về khoản này, HN cũng nhờ bạn làm cho đó anh ...Hihi
Lão tiền bối ĐVĐ đúng là tuổi không trẻ mà tài cao! Hihi
XóaĐúng hơn là "Tuổi không trẻ tài không cao chỉ cào cào thường bị mẻ"
XóaHi hi hi
Bà nghị ấy nói như tiên đoán ấy tiên sinh ạ. Ví thử mà ở Hà Nội cũng tiếp thu ý kiến của bà Nghị ấy thì chắc hẳn dân thủ đô sẽ cười khẩy suốt mấy tuần gần đây. Quả là tài tiên tri đến mức giật mình, chính phủ cần phải cho bà ấy chuyển công tác sang chỗ trung tâm phát triển tiềm năng tiên tri của nhà ngoại cảm Hằng ngày xưa mới phải. Lãng phí nhân tài quá
Trả lờiXóaCó lẽ Hà Nội rồi cũng đến lúc phải dùng lu chống ngập, chứ dạo gần đây thấy nhiều đường dễ bị ngập quá!
Xóa