Thứ Hai, 13 tháng 4, 2009

Kinh tế học phúc lợi của uống bia và đi tè


Chương 1
QUY LUẬT LỢI ÍCH CẬN BIÊN GIẢM DẦN

Lợi ích cận biên (Marginal Utility - MU) là một khái niệm dùng để chỉ số đơn vị lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá, dịch vụ. Tỉ dụ, khi tớ uống một cốc bia, tớ cảm thấy việc uống bia có thể mang lại cho tớ 5 đơn vị lợi ích, và MU của cốc bia thứ nhất là 5; uống thêm một cốc, tớ cảm nhận được lợi ích việc uống bia là 8, MU của cốc thứ hai là 3 = 8 - 5; uống thêm một cốc nữa, tớ cảm nhận được lợi ích của bia là 10, MU của cốc thứ ba là 2 = 10 - 8... Tớ càng uống, MU mà cốc bia uống thêm mang lại cho tớ càng giảm, và cho đến khi MU bằng không hoặc nhỏ hơn không, mọi người có thể hiểu là tớ bị say bia. Khi đó, cho dù tớ rất cao thì người khác vẫn phải cúi xuống nhìn (vì tớ đã nằm bẹp như một con gián)…

Hiện tượng như trên đã được hai nhà kinh tế học nổi tiếng là Paul Samuelson và David Begg cùng nghiên cứu trong một lần đi uống bia. Tại thời điểm đó, Samuelson và Begg nhận thấy nếu họ càng uống thêm nhiều bia thì lợi ích cận biên của cốc bia mà họ uống thêm càng giảm xuống. Về sau, các nhà kinh tế học đã mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với việc tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ khác và rút ra quy luật - gọi là quy luật lợi ích cận biên giảm dần. Quy luật này không còn xa lạ gì với những người học kinh tế, ai không tin thì lấy quyển Microeconomics của P. Samuelson hay Economics của D. Begg ra mà coi.


Chương 2
NHU CẦU VÀ SỰ THOẢ MÃN NHU CẦU ĐI TÈ

Như một lẽ bình thường của cuộc sống, khi uống bia vào, bao giờ người ta cũng có nhu cầu đi tè; càng uống nhiều bia thì nhu cầu đi tè càng tăng. Và các nhà kinh tế học đã sử dụng một đại lượng kinh tế là nhu cầu đi tè cận biên (Marginal Need of making water - MN) để phản ánh số đơn vị tăng thêm của nhu cầu đi tè khi uống thêm một đơn vị bia. Mối quan hệ giữa số lượng bia và MN được minh hoạ qua ví dụ sau:

Giả sử khi David Begg uống 1 cốc bia, ông ta có nhu cầu đi tè là 3 đơn vị, và MN của cốc bia thứ nhất là 3. Nếu Begg uống 2 cốc bia, nhu cầu đi tè của ông ta tăng lên 10 đơn vị, MN của cốc bia thứ hai là 7 = 10 - 3; uống 3 cốc bia, nhu cầu đi tè tăng lên 25 đơn vị, MN của cốc bia thứ ba là 15 = 25 - 10... Cứ như thế, ông ta càng uống, MN của cốc bia uống thêm càng tăng lên. (Và khi MN đạt cực đại, Begg sẽ buộc phải ca cái bài của All-4-one rất nổi tiếng trong những năm 1990s - “Ai xoè”). Từ đó, David Begg kết luận rằng, càng uống thêm bia thì nhu cầu đi tè cận biên của cốc bia được uống thêm càng tăng…

Lại như một lẽ bình thường khác của cuộc sống, một khi nhu cầu đi tè được giải quyết (nghĩa là ca xong bài “Ai xoè”) thì người ta bao giờ cũng đạt được một sự thoả mãn nhất định; nhu cầu đi tè càng lớn thì sự thoả mãn của người đi tè càng cao. Để nghiên cứu sự thoả mãn của người uống bia khi đi tè, các nhà kinh tế học lại sử dụng một đại lượng khác gọi là sự thoả mãn cận biên của đi tè (Marginal Satisfactory of making water - MS), được xác định bằng độ thoả mãn tăng thêm của việc đi tè khi uống thêm một đơn vị bia. Bằng nhiều nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế học chứng minh được rằng, khi số đơn vị bia tiêu thụ tăng thêm thì MS biến thiên cùng chiều với MN (và ngược chiều với MU); hay nói cách khác, càng uống thêm bia thì sự thoả mãn cận biên khi đi tè của cốc bia uống thêm càng tăng.


Chương 3
KINH TẾ HỌC PHÚC LỢI CỦA UỐNG BIA VÀ ĐI TÈ

Cho dù trong các cặp phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng không hề có cặp phạm trù uống bia - đi tè, song tớ cho rằng giữa uống bia và đi tè luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau, trong đó uống bia là nguyên nhân, còn đi tè là kết quả; do đó việc giải quyết mối quan hệ giữa uống bia và đi tè cần phải được thực hiện một cách biện chứng và tuân theo quy luật khách quan.

Từ những quy luật kinh tế học được nghiên cứu ở Chương 1 và Chương 2, chúng ta có thể thấy rằng, mặc dù lợi ích cận biên của việc uống bia luôn giảm dần nhưng rõ ràng là càng uống thêm bia thì sự thoả mãn khi đi tè của người uống bia càng tăng, và việc giải quyết nhu cầu đi tè của người uống bia, trên phương diện nào đó, cũng chính là làm tăng phúc lợi xã hội.

Vấn đề đặt ra là hiện nay có quá ít quán bia xây dựng được nơi đi tè (WC) đạt tiêu chuẩn, thậm chí một số quán bia còn để cho khách hàng đi tè không đúng nơi quy định, không những làm giảm sự thoả mãn của người uống bia, mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và môi trường đô thị. Do đó, việc xây dựng các WC đạt tiêu chuẩn cho các quán bia cần phải được các cấp quản lý và các nhà sản xuất bia hết sức quan tâm và có sự đầu tư thoả đáng ngay từ hôm nay.

14 nhận xét:

  1. Túm lại vấn đề cần giải quyết là các quán bia phải xây dá»±ng WC đạt tiêu chuẩn, kẻo bác lại về viết thêm vài chÆ°Æ¡ng về mối quan hệ biện chứng giữa uống bia và Ä‘i tè nữa chứ gì :P

    Trả lờiXóa
  2. ha ha, Ä‘úng là phải đọc đến cuối má»›i hiểu mục Ä‘ích chính của bài entry anh viết là gì. làm hẳn 3 chÆ°Æ¡ng để cho 1 cái kết luận. chẹp chẹp, thế này thì chẳng "tu lon" được Ä‘âu pác ạ.
    mà 4 năm học kinh tế bi giờ em má»›i biết MN và MS nhÆ° anh nói đấy :((

    Trả lờiXóa
  3. @NHƯ HOÀI: Em mà không tập uống bia thì có học kinh tế đến 10 năm cÅ©ng không biết MN và MS là cái gì :))

    Trả lờiXóa
  4. răng sÆ° phụ k đầu tÆ° thêm cái đồ thị vào cho nó hoành tá tràng entry ;)) ..." việc thỏa mãn khi Ä‘i tè của người uống bia chỉ Ä‘úng khi có nhà WC vs những thứ cần thiết để đảm bảo vệ sinh sau Ä‘i tè (cái ni ngại nói quá híhí.XX vs XY khác nhau tê;))
    nên chừng mô có được WC đủ tiêu chuẩn, thì chừng Ä‘ó công nhận thêm 1 cặp biện chứng má»›i của thầy, thầy hi...

    Trả lờiXóa
  5. vay viec em uong sinh to bo co mang lai cam hung j cho anh ko???

    Trả lờiXóa
  6. Đây có phải là đề tài luận án birth-study của anh ko đấy, he he? lý do gì khiến bác nghÄ© ra ý tưởng này vậy? Hay tại nhiều lần Ä‘i uống bia mà ko được thoả mãn nhu cầu "make water" Ä‘úng nÆ¡i quy định nên bác bức xúc về vđề này? ;))

    Trả lờiXóa
  7. ý à, hông dám ạ. em hổng dám Ä‘ua Ä‘òi pác cái vụ triết lý về cặp biện chứng nì Ä‘âu. :D

    Trả lờiXóa
  8. ah, anh có bít kiếm 2 quyển của D.B và P.S bằng tiếng anh ở Ä‘âu hok ạ? em tìm mà hok thấy

    Trả lờiXóa
  9. ah, anh có bít kiếm 2 quyển của D.B và P.S bằng tiếng anh ở Ä‘âu hok ạ? em tìm mà hok thấy

    Trả lờiXóa
  10. GD Việt Nam chỉ Ä‘ào tạo ra những ông giỏi bốc phét. Má»™t ông không biết uống bia lại nhảy phóc lên blah blah về lợi ích của việc uống bia.
    Mà thú thật, anh cÅ©ng chÆ°a đọc xong hết mấy cái loằng nhoằng kia :-)

    Trả lờiXóa
  11. @Lá»±c choác: Hãy khoan xem xét tính xác thá»±c của nhận định của ông về khả năng uống bia của tác giả; nhÆ°ng tôi cho rằng, giả sá»­ tác giả không biết uống bia Ä‘i chăng nữa, thì ông cÅ©ng nên tin rằng giáo dục Việt Nam Ä‘ã rất thành công vì tạo ra được những con người mô tả má»™t cách chân thá»±c cảm giác về má»™t việc gì Ä‘ó trong khi chÆ°a hề biết cái việc Ä‘ó ra làm sao. Việc má»™t người không biết uống bia mà vẫn có thể bàn về lợi ích của uống bia (và Ä‘i tè sau khi uống bia) má»™t cách thấu Ä‘áo, thiết tưởng, cÅ©ng chẳng khác gì việc má»™t người ngồi dÆ°á»›i đất mà có thể biết trên sao Hoả có nÆ°á»›c hay không. :))

    Trả lờiXóa
  12. thể theo nguyện vọng của bây, tè phát cái comt cho noá đủ hỉ

    Trả lờiXóa
  13. Bài viết chỉ phân tích được việc Ä‘i tè, mà chÆ°a nói lên được cái lợi của việc Ä‘i tè....

    Trả lờiXóa
  14. =)) Gía maÌ€ ông thâÌ€y kinh tế vi mô of KT HCM hôÌ€i trước em hoÌ£c giảng Ä‘Æ°Æ¡Ì£c baÌ€i vui nhÆ° thế naÌ€y thiÌ€ chắc em cũng cố Ä‘óng money Ä‘i hoÌ£c tiếp bằng 2 KT

    Trả lờiXóa