Con đường từ nhà anh đến cơ quan là một con đường tuy chưa đến nỗi được coi là đau khổ nhưng cũng khá là gian nan bởi nó có nhiều ổ gà, ổ vịt và đôi lúc đôi nơi còn có biểu hiện ùn tắc giao thông trái quy định. Chính vì vậy mà mặc dù đã nhiều năm đi qua đi lại trên con đường từng được nhạc sĩ Vũ Thanh ca ngợi là “rực rỡ chiến công” nhưng chưa bao giờ anh cảm thấy yêu mến gì cái con đường này.
Ấy thế nhưng sáng nay trên con đường từ nhà đến cơ quan, lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy có cảm tình với con đường, chính xác hơn là có cảm tình với một cái quán bên đường mà ở đó vọng ra tiếng hát chua như giấm của Thu Hiền, “nếu ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới...”.
Thực ra mà nói thì với anh, giọng Thu Hiền, cũng như câu hát trên, chẳng có gì là xa lạ bởi anh đã nghe Thu Hiền hát “Quảng Bình quê ta ơi” chắc chắn phải đến hàng trăm lần. Và mỗi lần như thế, anh đều cảm thấy tự hào vô cùng về mảnh đất nơi anh sinh ra và lớn lên, dù cho nhiều khi đang nghe Thu Hiền ca đoạn hò khoan bất hủ thì anh lại bị các phần tử suy thoái đạo đức chen ngang và nhét vào một câu rất phũ: “Quảng Bình, khoai khoai toàn khoai!”.
“Quảng Bình quê ta ơi” được nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác từ năm 1964. Đi suốt từ đầu đến cuối bài hát, Quảng Bình được Hoàng Vân miêu tả là một mảnh đất gian khổ nhưng kiên cường, và để lý giải cho câu hỏi “vì sao quê hương chúng ta nhiều ngói mới”, người nhạc sĩ tài hoa đã kể cho người nghe một câu chuyện bằng âm nhạc về những tháng năm dài người Quảng Bình lao động hăng say và chiến đấu anh dũng. Từ những con người giản dị nhất như các mẹ, các chị cho đến các anh chiến sĩ, anh công nhân, chị dân quân... đều không tiếc công, tiếc sức đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương. Không chỉ bám đồng, bám biển để sản xuất, người Quảng Bình còn phải canh trời, canh biển và rào làng để chiến đấu, không những với giặc thù mà còn với cả thiên nhiên, “bám biển đêm ngày chiến thắng bão lụt”. Và thành quả của những tháng ngày gian khổ đó là nhiều ngôi nhà ngói mới mọc lên, những hàng cây xanh, những đồng lúa tốt, những đoàn xe đi suốt ngày như thoi dệt hay những con thuyền cá tươi đầy khoang, xuôi ngược giữa giòng sông xanh bốn mùa rộn vang tiếng hò... Trong âm nhạc của Hoàng Vân, Quảng Bình hiện lên đẹp không khác gì một bức tranh.
Tuy nhiên, mới ngày hôm qua đây thôi, tức là gần 50 năm sau ngày Hoàng Vân vẽ bức tranh bằng âm nhạc ấy, Quảng Bình “Hai giỏi” lại phải oằn mình trong cơn bão dữ chưa từng có trong vòng gần 30 năm[1]. Chỉ sau 4 giờ rung và giật với sức gió cấp 16-17[2], bão Wutip đã để lại cho Quảng Bình một đống đổ nát với nhiều ngôi nhà bị tốc mái hoặc đổ sập, nhiều cơ quan, công sở bị hư hại, nhiều cây xanh và hoa màu bị tàn phá... Hàng nghìn gia đình đã phải rơi vào cảnh màn trời chiếu đất hoặc phải sống trong cảnh không điện, không nước, không thông tin liên lạc... Công sức lao động trong nhiều năm của người Quảng Bình đã bị cuốn theo gió bão. Đau lòng nhất là có 3 người con của quê hương đã phải bỏ mình trong cơn bão dữ[3].
Dẫu vậy, đằng sau những tổn thất, mất mát do bão Wutip gây ra, người ta vẫn thấy nhiều điểm rất đáng ghi nhận trong công tác phòng chống bão lụt của người Quảng Bình. Mặc dù có khá nhiều nhà cửa bị tốc mái hoặc hoa màu bị tàn phá song nhìn chung những thiệt hại của cơn bão đã được tỉnh Quảng Bình hạn chế gần như đến mức thấp nhất. Thống kê sơ bộ cho thấy hầu như toàn bộ các tàu thuyền đánh cá đã được gọi về nơi trú ẩn an toàn, không xảy ra sự cố nào đối với các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, không xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào. Toàn tỉnh không hề ghi nhận một trường hợp nào người dân đi xem bão bị sóng đánh trôi như ở Đồ Sơn hay xe ôtô vượt đập tràn bị lũ cuốn đi như ở Khe Ang... Thậm chí việc cột phát sóng của Đài truyền thanh Đồng Hới bị bão đánh sập cũng không bị báo chí lôi ra để làm đề tài đàm tiếu như cột phát sóng của Đài truyền hình Nam Định[4]... Nếu không tính đến việc Chính phủ đã cử hẳn một Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Nông nghiệp vào tận nơi để trực tiếp chỉ đạo công tác chống bão[5] thì chính quyền và nhân dân Quảng Bình hoàn toàn có thể tự hào rằng level ứng phó với thiên tai của tỉnh nhà đã lên đến “đỉnh”.
Và trong những đau thương, mất mát do bão Wutip gây ra, đồng bào cả nước cũng đã thấy được người Quảng Bình yêu thương, đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn như thế nào. Mặc dù bị cúp điện toàn tỉnh nhưng với sự hỗ trợ của các phương tiện chém bão hiện đại là facebook và smartphone, người Quảng Bình vẫn thường xuyên tin cho nhau biết về diễn biến của cơn bão kèm theo những lời hỏi thăm, động viên, chia sẻ... Và dù mái nhà của nhiều hộ dân bị bão lật bay tung toé khắp nơi nhưng trên địa bàn tỉnh cũng không xảy ra trường hợp hôi của hay tranh cướp nào như tình cảnh đáng xấu hổ được kể trong “Bài ca gió thổi tốc nhà” của Đỗ Phủ...[6]
Đến giờ phút này thì bão Wutip đã di chuyển sang nước bạn Lào anh em và suy yếu thành một vùng áp thấp. Ngoài một vài trận mưa to nhỏ các loại có thể diễn ra trong những ngày tới, về cơ bản, bão Wutip không còn khả năng gây thêm tổn thất, mất mát nào đáng kể cho tỉnh Quảng Bình. Tuy vậy, với một nơi mà địa thì linh, nhân thì kiệt và thiên nhiên thì được ưu đãi về số lượng và quy mô các trận bão lụt, chắc chắn trong năm năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa, đất và người Quảng Bình sẽ còn phải gồng mình lên để đối phó với nhiều cơn bão khác mạnh như bão Wutip hoặc thậm chí mạnh hơn. Nhưng với “tấm lòng sắt son”, ý chí “muôn người như một” và truyền thống “bám biển đêm ngày”, với level chống bão đã lên đến “đỉnh” và sự hỗ trợ của facebook và smartphone, người Quảng Bình chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thiên tai, để rồi sau mỗi cơn bão đi qua, thay cho những căn nhà bị gió thổi tốc mái, người ta sẽ lại thấy mọc lên những ngôi nhà khang trang hơn, kiên cố hơn, và người ta sẽ không còn ngạc nhiên mỗi lần nghe Thu Hiền hát “vì sao quê hương chúng ta nhiều ngói mới”, bởi vì đáp án đã nằm ngay trong câu tiếp theo, “rằng: có đắng cay nên chừ mới có ngọt bùi!”.
Ấy thế nhưng sáng nay trên con đường từ nhà đến cơ quan, lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy có cảm tình với con đường, chính xác hơn là có cảm tình với một cái quán bên đường mà ở đó vọng ra tiếng hát chua như giấm của Thu Hiền, “nếu ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới...”.
Thực ra mà nói thì với anh, giọng Thu Hiền, cũng như câu hát trên, chẳng có gì là xa lạ bởi anh đã nghe Thu Hiền hát “Quảng Bình quê ta ơi” chắc chắn phải đến hàng trăm lần. Và mỗi lần như thế, anh đều cảm thấy tự hào vô cùng về mảnh đất nơi anh sinh ra và lớn lên, dù cho nhiều khi đang nghe Thu Hiền ca đoạn hò khoan bất hủ thì anh lại bị các phần tử suy thoái đạo đức chen ngang và nhét vào một câu rất phũ: “Quảng Bình, khoai khoai toàn khoai!”.
“Quảng Bình quê ta ơi” được nhạc sĩ Hoàng Vân sáng tác từ năm 1964. Đi suốt từ đầu đến cuối bài hát, Quảng Bình được Hoàng Vân miêu tả là một mảnh đất gian khổ nhưng kiên cường, và để lý giải cho câu hỏi “vì sao quê hương chúng ta nhiều ngói mới”, người nhạc sĩ tài hoa đã kể cho người nghe một câu chuyện bằng âm nhạc về những tháng năm dài người Quảng Bình lao động hăng say và chiến đấu anh dũng. Từ những con người giản dị nhất như các mẹ, các chị cho đến các anh chiến sĩ, anh công nhân, chị dân quân... đều không tiếc công, tiếc sức đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương. Không chỉ bám đồng, bám biển để sản xuất, người Quảng Bình còn phải canh trời, canh biển và rào làng để chiến đấu, không những với giặc thù mà còn với cả thiên nhiên, “bám biển đêm ngày chiến thắng bão lụt”. Và thành quả của những tháng ngày gian khổ đó là nhiều ngôi nhà ngói mới mọc lên, những hàng cây xanh, những đồng lúa tốt, những đoàn xe đi suốt ngày như thoi dệt hay những con thuyền cá tươi đầy khoang, xuôi ngược giữa giòng sông xanh bốn mùa rộn vang tiếng hò... Trong âm nhạc của Hoàng Vân, Quảng Bình hiện lên đẹp không khác gì một bức tranh.
Tuy nhiên, mới ngày hôm qua đây thôi, tức là gần 50 năm sau ngày Hoàng Vân vẽ bức tranh bằng âm nhạc ấy, Quảng Bình “Hai giỏi” lại phải oằn mình trong cơn bão dữ chưa từng có trong vòng gần 30 năm[1]. Chỉ sau 4 giờ rung và giật với sức gió cấp 16-17[2], bão Wutip đã để lại cho Quảng Bình một đống đổ nát với nhiều ngôi nhà bị tốc mái hoặc đổ sập, nhiều cơ quan, công sở bị hư hại, nhiều cây xanh và hoa màu bị tàn phá... Hàng nghìn gia đình đã phải rơi vào cảnh màn trời chiếu đất hoặc phải sống trong cảnh không điện, không nước, không thông tin liên lạc... Công sức lao động trong nhiều năm của người Quảng Bình đã bị cuốn theo gió bão. Đau lòng nhất là có 3 người con của quê hương đã phải bỏ mình trong cơn bão dữ[3].
Dẫu vậy, đằng sau những tổn thất, mất mát do bão Wutip gây ra, người ta vẫn thấy nhiều điểm rất đáng ghi nhận trong công tác phòng chống bão lụt của người Quảng Bình. Mặc dù có khá nhiều nhà cửa bị tốc mái hoặc hoa màu bị tàn phá song nhìn chung những thiệt hại của cơn bão đã được tỉnh Quảng Bình hạn chế gần như đến mức thấp nhất. Thống kê sơ bộ cho thấy hầu như toàn bộ các tàu thuyền đánh cá đã được gọi về nơi trú ẩn an toàn, không xảy ra sự cố nào đối với các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, không xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào. Toàn tỉnh không hề ghi nhận một trường hợp nào người dân đi xem bão bị sóng đánh trôi như ở Đồ Sơn hay xe ôtô vượt đập tràn bị lũ cuốn đi như ở Khe Ang... Thậm chí việc cột phát sóng của Đài truyền thanh Đồng Hới bị bão đánh sập cũng không bị báo chí lôi ra để làm đề tài đàm tiếu như cột phát sóng của Đài truyền hình Nam Định[4]... Nếu không tính đến việc Chính phủ đã cử hẳn một Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Nông nghiệp vào tận nơi để trực tiếp chỉ đạo công tác chống bão[5] thì chính quyền và nhân dân Quảng Bình hoàn toàn có thể tự hào rằng level ứng phó với thiên tai của tỉnh nhà đã lên đến “đỉnh”.
Và trong những đau thương, mất mát do bão Wutip gây ra, đồng bào cả nước cũng đã thấy được người Quảng Bình yêu thương, đùm bọc nhau trong cơn hoạn nạn như thế nào. Mặc dù bị cúp điện toàn tỉnh nhưng với sự hỗ trợ của các phương tiện chém bão hiện đại là facebook và smartphone, người Quảng Bình vẫn thường xuyên tin cho nhau biết về diễn biến của cơn bão kèm theo những lời hỏi thăm, động viên, chia sẻ... Và dù mái nhà của nhiều hộ dân bị bão lật bay tung toé khắp nơi nhưng trên địa bàn tỉnh cũng không xảy ra trường hợp hôi của hay tranh cướp nào như tình cảnh đáng xấu hổ được kể trong “Bài ca gió thổi tốc nhà” của Đỗ Phủ...[6]
Đến giờ phút này thì bão Wutip đã di chuyển sang nước bạn Lào anh em và suy yếu thành một vùng áp thấp. Ngoài một vài trận mưa to nhỏ các loại có thể diễn ra trong những ngày tới, về cơ bản, bão Wutip không còn khả năng gây thêm tổn thất, mất mát nào đáng kể cho tỉnh Quảng Bình. Tuy vậy, với một nơi mà địa thì linh, nhân thì kiệt và thiên nhiên thì được ưu đãi về số lượng và quy mô các trận bão lụt, chắc chắn trong năm năm, mười năm, hai mươi năm hoặc lâu hơn nữa, đất và người Quảng Bình sẽ còn phải gồng mình lên để đối phó với nhiều cơn bão khác mạnh như bão Wutip hoặc thậm chí mạnh hơn. Nhưng với “tấm lòng sắt son”, ý chí “muôn người như một” và truyền thống “bám biển đêm ngày”, với level chống bão đã lên đến “đỉnh” và sự hỗ trợ của facebook và smartphone, người Quảng Bình chắc chắn sẽ chiến thắng mọi thiên tai, để rồi sau mỗi cơn bão đi qua, thay cho những căn nhà bị gió thổi tốc mái, người ta sẽ lại thấy mọc lên những ngôi nhà khang trang hơn, kiên cố hơn, và người ta sẽ không còn ngạc nhiên mỗi lần nghe Thu Hiền hát “vì sao quê hương chúng ta nhiều ngói mới”, bởi vì đáp án đã nằm ngay trong câu tiếp theo, “rằng: có đắng cay nên chừ mới có ngọt bùi!”.
-----
[1] Xem bài: Bão số 10 mạnh nhất 28 năm qua
[2] Xem bài: Siêu bão Wutip giật cấp 17 đang hướng vào miền Trung
[3] Xem bài: Đổ nát tại tâm bão Quảng Bình
[4] Bài viết được thể hiện bằng tinh thần lạc quan quá đà của một người được sinh ra ở quê hương Quảng Bình “sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi”, không nhằm mục đích dìm hàng một cá nhân, tổ chức hay địa phương nào
[5] Xem bài: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 10 tại Quảng Bình
[6] Tình cảnh của một người được xưng tụng là “Thi thánh”:
Tháng tám mùa thu gió thổi lồng
Tranh mái nhà ta bốc sạch không
Tranh bay rải rác ven sông ấy
Cái mắc cành cao, cái giữa dòng...
Xóm nam lũ trẻ khinh già yếu
Nỡ cướp liền tay trước mặt ta
Ôm tranh chúng chạy vội về nhà
Khản tiếng rát hầu đành chịu mất
Quay về vịn gậy thở than hoài…
[1] Xem bài: Bão số 10 mạnh nhất 28 năm qua
[2] Xem bài: Siêu bão Wutip giật cấp 17 đang hướng vào miền Trung
[3] Xem bài: Đổ nát tại tâm bão Quảng Bình
[4] Bài viết được thể hiện bằng tinh thần lạc quan quá đà của một người được sinh ra ở quê hương Quảng Bình “sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi”, không nhằm mục đích dìm hàng một cá nhân, tổ chức hay địa phương nào
[5] Xem bài: Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 10 tại Quảng Bình
[6] Tình cảnh của một người được xưng tụng là “Thi thánh”:
Tháng tám mùa thu gió thổi lồng
Tranh mái nhà ta bốc sạch không
Tranh bay rải rác ven sông ấy
Cái mắc cành cao, cái giữa dòng...
Xóm nam lũ trẻ khinh già yếu
Nỡ cướp liền tay trước mặt ta
Ôm tranh chúng chạy vội về nhà
Khản tiếng rát hầu đành chịu mất
Quay về vịn gậy thở than hoài…
Bonus: Nghe Trọng Tấn hát “Quảng Bình quê ta ơi” (cho đỡ chua)
Chắc muốn k có cơn bão dữ dội thế này nữa thì ra lệnh cấm hát mấy từ: quê hương chúng ta nhiều ngói mới.
Trả lờiXóaCô May đề xuất hay đấy! Coi chừng bị tỉnh oánh cho không có đường mà chạy giờ!
XóaBiết đâu tỉnh lại thấy: Cô May này nói chí fải, biện fáp fòng bão hay thế mà k nghĩ ra, trao giải thưởng về sáng kiến fòng bão cho E nữa ý chứ, lúc đấy E sẽ chia cho A Sol 1 ít nhé!
XóaAnh cám ơn cô! Chỉ cần cô không bị tỉnh đập phù mỏ là anh mừng rồi, mong gì được chia tiền thưởng! :))
XóaNghe A Sol nói thế, E k dám đề xuất nữa, tỉnh nhà uổng mất 1 đề xuất hay là do A Sol đấy nhé!
XóaĐâu, a chỉ bảo cô "coi chừng", chứ anh có bảo là "đừng đề xuất" đâu? :))
XóaNhận được khuyến cáo mang đậm chất bạo lực nào là bị oánh, nào là fù mỏ thì với gan bằng lá tre, cô May tuyên bố rút đề xuất A Sol ạ, hức hức.
XóaNếu E k rút cái đề xuất hay con bà ho kia thì QB đã k có cơn lốc xoáy vừa qua, mấy ngày nay E hối hận quá trời vì nghe lời khuyến cáo của A Sol!
XóaLập trường em như thế, bảo làm sao mà không lâu vào Đảng! :)))
XóaVì E tin tuyệt đối vào con người của Đảng đó mà, :))
XóaHố hố. Chưa thấy ai thiệt thà như em
XóaHa ha, chưa thấy ai gian xảo như A
XóaƠ vui nhỉ? Lập trường không vững thì nhận nhanh còn tiến bộ, chứ sao lại vu vạ cho anh?
XóaE chưa vào Đảng nên chưa thấm nhuần đường lối chỉ đạo của Đảng, đành fải bám víu vào người con của Đảng, ai dè bám víu fải con nuôi, chứ k fải lập trường k vững, :))
XóaNơi Địa Linh Nhân Kiệt phải khác chứ
Trả lờiXóaKhác là dư lào em? Nghĩa là địa linh nhân kiệt thì phải nhiều bão to hử?
XóaThì A Solitaire cũng hơi khác người mà
XóaBắc Sol tháng này xung phong ủng hộ đồng bào Quảng Bình 1 tháng lương nhé :). Tình cảm chứa chan, chất chứa nồng nàn mờ.
Trả lờiXóaLương anh tháng nào chẳng đưa hết cho người Quảng Bình tiêu mà cô cứ phải lo. Vấn đề bây giờ là của cô đấy, ủng hộ bao nhiêu để anh còn biết mà phấn khởi nào? :p
Xóahe he, chứ ko lẽ anh người Quảng Bình quê ta ơi :)
XóaHehe, chứ không lẽ anh nhận vơ?
XóaLevel chống bão của QB thấp mới lạ, ngày xưa Mỹ dội bom quét sạch không còn 1 mái nhà nào mà chừ nhiều ngói mới đó thui.
Trả lờiXóaMà đấy là chưa thèm có Facebook và smartphone đấy nhé, chứ không thì bọn giặc lái Mỹ chỉ còn nước mặc tà lỏn mà về!
XóaCũng chưa thèm cử mấy chú gamer nữa, không thì giặc Mỹ hết đường về
XóaNói chung là cái thứ bọn Mĩ không xứng!
XóaMềnh có vài sáng kiến mong Xô-ly-tè chuyển đến các bác lãnh đạo tỉnh QB, vì dù sao Xô-ly-tè vẫn có tiếng nói hơn dân đên mềnh:
Trả lờiXóa1. Cấm việc ly hôn, tách hộ khẩu, vì việc này sẽ làm tăng số hộ gđ -> tăng số hộ dân bị thiệt hại
2. Chuyển việc chăn nuôi, trồng trọt lên Facebook
3. Cho các nhà báo đi nơi khác nghỉ mát, vì những đồng chí này có thể làm bất lợi về báo cáo
Thế không được đâu ông ơi! Làm thế mất công mất sức mà dễ gây "phản cảm" lắm! Thay vì lằng nhằng dây điện như ông nói, ta kiến nghị tỉnh quy định rằng phải có giấy phép của tỉnh thì mới bão mới được đổ bộ vào địa phương. Đảm bảo là chờ cho ra giấy phép thì bão đã tan cmn từ đời!
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaTinh thần yêu quê hương, làng xóm rất cao, đáng biểu dương!
Trả lờiXóaTạ Sư! Nhà ông có bị sao không?
XóaNhờ ơn Phật Tổ, nhà ta hổng có sao.
XóaVừa mới có điện!
Hú...hú...graoo...!!!
Ờ, thế thì mừng roài! Mấy hôm không thấy ông lên chém gió, tưởng bị bão cuốn bay mất con iPhone của ông roài ! :)))
XóaEm đọc cái ni lâu rồi mà chừ mới còm men. 1 tính từ thôi, "Hay!" hehee
Trả lờiXóaAnh cũng giả nhời bằng một động từ thôi! "Thanks!"
Xóa