Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

“Bài ca trên núi” và những mùa Valentine


Lần đầu tiên tôi nghe “Bài ca trên núi” là từ chương trình ca nhạc trên đài khi tôi đang là sinh viên đâu đó năm nhất hay năm nhì. Lúc đó đang là giữa đêm, tôi nhớ là đêm Valentine. Tôi không xem đồng hồ, nhưng tôi đoán là tầm khoảng hai, ba giờ sáng. Chả là thời sinh viên, tôi có thói quen mỗi khi lên giường đều bật đài FM100 để nghe chương trình tiếng Anh. Thành ra, nhiều hôm nằm ngủ quên cả tắt đài.

“Bài ca trên núi” thực ra là bài hát trong phim Vợ chồng A Phủ. Điều ngạc nhiên là tôi đã từng xem bộ phim này mấy lần trên vô tuyến, nhưng sao chẳng hề có ấn tượng gì về bài hát chủ đề của phim. Có lẽ là do những đoạn nhạc trong phim chỉ là nhạc không lời nên tôi không nhớ được giai điệu của nó chăng. Hoặc cũng có thể bài hát trong phim được thể hiện bằng một giọng ca tôi không ưa thích nên tôi không để ý.

Bài hát chỉ có vỏn vẹn mấy câu lặp đi lặp lại. Ca từ của bài hát cũng rất đơn giản. Điều đó cũng khá dễ hiểu thôi, vì đây là bài hát trong phim nói về một đôi trai gái người Mèo. Mà cái bụng người Mèo thì bao giờ cũng nghĩ đơn giản lắm, nên câu hát của họ cũng vậy:

​​​
Trời chỉ có sao sớm, sao chiều. Núi chỉ có hai người yêu nhau…
“Đầu trời có sao chiều, sao sớm
Đầu núi kia có ở hai người
Dù đi cùng trời, dù đi khắp núi
Trời chỉ có sao sớm, sao chiều
Núi chỉ có hai người yêu nhau…”


Nhưng đơn giản không có nghĩa là không thể làm người ta, nhất là một thằng sinh viên nằm ngủ một mình trong đêm Valentine như tôi thấy thổn thức. Tôi nằm tỉnh tỉnh mơ mơ, nghe giọng tenor Trọng Tấn phát ra từ chiếc rađiô bay bổng, véo von như tiếng khèn của các chàng trai Mèo. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi chỉ nghe Trọng Tấn hát đi hát lại mấy câu. “Dù đi cùng trời, dù đi khắp núi… Trời chỉ có sao sớm, sao chiều… Núi chỉ có hai người yêu nhau…”. Và tôi trằn trọc đến sáng.

Nhiều năm đã qua, tôi vẫn miệt mài đi tìm “ngôi sao” của mình. Dù chưa phải là đi khắp núi cùng trời, nhưng công cuộc đi tìm “một nửa” của tôi cũng gian nan, vất vả không kém bao nhiêu so với hành trình chạy trốn của A Phủ và Mỵ khỏi bàn tay cha con Thống lý Pá Tra. Nhưng mỗi năm đến ngày Valentine, tôi vẫn cứ trằn trọc đến sáng.

Valentine này, tôi lại nghe “Bài ca trên núi”...

13 nhận xét:

  1. Hay anh thử trèo 3 đèo 4 núi tìm cô người Mèo xem sao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh không biết thổi khèn như trai Mèo, càng không biết bẫy con hổ trên rừng, bắt con cá dưới suối. Anh đi tìm cái sao sớm, sao chiều của anh dưới đồng bằng này thôi! :)

      Xóa
  2. Dùng "cọ" mà viết văn kiểu này không hay hơn dùng "kim" mà viết hả lão Sol?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy là cô thích "quẹt" hơn "chọc" ư, cô Cát?

      Xóa
    2. Quẹt rồi bùng cháy như diêm không thích hơn chọc à? "Chọc" "đau" bỏ xừ thích cái nỗi gì!

      Xóa
    3. Cô Cát đúng là mới chỉ biết có một chứ chưa biết đến hai. Đâu cứ nhất thiết là cứ bị chọc thì đau đâu. Cô về đọc lại binh thư đi! :))

      Xóa
  3. Nói chuyện viết văn kiểu như anh thì chắc phải bà chúa Hồ Xuân Hương tái thế mới đọ nổi :d Cố tìm tiếp đi anh, mà nếu nản quá có khi cũng phải nghe lời đồng nghiệp thử 1 lần xem sao :)) :D:D

    Trả lờiXóa
  4. A Sol, cám cảnh cmn cho lão, ta tặng lão bài thơ ta chôm chỉa được:
    Có 1 nấm mồ không đáy - Thời gian
    Có nỗi buồn mãi không tan trong thời gian không đáy
    Đó là nỗi buồn của chiếc giày chân trái
    Không tìm được chiếc giày chân phải để thành đôi
    :)) :)) :))
    Ô hô ai tai!!!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngày bé đi 2 chiếc dép cùng bên mà vẫn lê la khắp xóm được đấy thôi. Ô hô ai tai!!! Có linh xin hưởng!!!! =))

      Xóa
    2. Hỏi khí không phải chứ Bồ nông vớ lão Sol đang nói tiếng nước Mèo đó hử?

      Xóa
    3. Ờ, ngày xưa Mèo cũng là một nước đấy. Cô Cát có muốn uống nước Mèo không? ;))

      Xóa
    4. Xương Rồng ta sống giữa sa mạc cần gì đến nước mà ngươi mời! Có khát thì ngươi dùng đê!

      Xóa