Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

Năm Ngọ nói chuyện ngựa


Nói về lòng trung thành của loài ngựa, hẳn nhiều người sẽ nghĩ đến ngựa Xích Thố của Quan Vân Trường[1]. Con ngựa này vốn ban đầu là của Đổng Trác tặng Lã Bố, nhưng sau đó Lã Bố bị Tào Tháo đánh bại nên con ngựa ấy lại thuộc về tay Tào Tháo và Tháo lại tặng nó cho Quan Vân Trường. Theo “Tam quốc diễn nghĩa” thì con Xích Thố này toàn thân một màu đỏ như lửa, tuyệt không có cái lông nào tạp, từ đầu đến đuôi dài một trượng, từ móng lên trán cao tám thước, ngày đi nghìn dặm không mỏi, lội dưới nước giống như đi trên cạn[2]. Ngựa Xích Thố quý đến nỗi khi nghe Tào Tháo ngỏ ý tặng nó cho mình, Quan Vân Trường lập tức quỳ xuống lạy Tào Tháo để tạ ơn, mặc dù trước đó Vân Trường không hề động lòng trước những vàng bạc, gấm vóc hay mỹ nữ mà Tháo ban cho[3]. Và chính sự dũng mãnh của Xích Thố đã nhiều phen giúp Quan Vân Trường lấy được đầu tướng giặc một cách dễ dàng, bởi không tướng nào có chiến mã chạy nhanh như ngựa Xích Thố của ông.

Sau khi thua trận ở Tương Dương - Phàn Thành, Quan Vân Trường phải tháo chạy về Tây Xuyên nhưng bị quân Đông Ngô phục bắt được, đem ra xử trảm. Con ngựa Xích Thố sau đó được Ngô chủ Tôn Quyền ban thưởng cho viên tướng đã có công bắt được Quan Vân Trường nhưng mấy hôm liền không ăn cỏ, rồi cũng chết[4].

Lại có một con ngựa khác cũng thường được người ta nhắc đến nhiều về lòng trung thành, đấy là con Ô Truy của Sở Bá vương Hạng Vũ. Tương truyền thì Ô Truy vốn là do một con rồng đen hoá thành, thường xuất hiện phá hoại mùa màng nhưng không ai trừ được bởi nó rất hung dữ, ai đến gần đều bị đá chết. Khi thấy Hạng Vũ, con ngựa cũng nhảy xổ tới, cắn đá rất hăng nhưng bị Hạng Vũ túm lấy bờm ghì xuống, không cử động nổi. Hạng Vũ liền lấy dây cương tròng vào, rồi nhảy lên cưỡi một hồi, con thần mã toát mồ hôi, đứng rũ chân, không còn dám hung hăng như trước[5]. Từ một con ngựa hoang, Ô Truy trở thành chiến mã của Hạng Vũ, theo ông chinh chiến hơn 7 năm, tung hoành khắp Trung Quốc, đi đến đâu chư hầu thần phục đến đấy.

Tuy nhiên, sau đó chư hầu lần lượt phản lại Hạng Vũ và đứng về phía Lưu Bang để chống lại ông. Hạng Vũ thua trận, dẫn tàn quân chạy đến bến Ô Giang thì cùng đường. Mặc dù bên sông đã có một chiếc đò chờ sẵn và có thể đưa Hạng Vũ qua sông để trở về cứ địa, nhưng Hạng Vũ hổ thẹn, không muốn qua đò mà quyết ở lại tử chiến với quân Hán đang đuổi tới. Ông nói với người chèo đò: “Ta có con ngựa quý, dùng đã mấy năm trong việc chiến chinh. Một ngày đi nghìn dặm, nó là một con thần mã rất khôn ngoan. Nay sợ quân Hán bắt được, mà giết đi thì không nỡ. Nhà ngươi nên đưa nó sang sông, đem về nuôi dưỡng. Sau này thấy nó cũng như thấy ta”. Dứt lời, sai tên tùy tốt dắt ngựa xuống thuyền. Con ngựa hí lên mấy tiếng, đưa mắt nhìn Bá vương, ra vẻ quyến luyến không nỡ rời. Người lái đò vừa buông chèo thì ngựa chúm bốn vó nhảy ùm xuống nước mất dạng. Sở Bá Vương giao chiến với quân Hán một hồi thì rút gươm tự vẫn[6].

Kể một vài câu chuyện như vậy để thấy rằng ngựa cũng là loài vật rất tình nghĩa. Tuy sự trung thành của loài ngựa không được nhắc đến nhiều trong văn chương như của loài chó, song trong các tác phẩm văn học dã sử, các bậc trung thần, lương tướng bao giờ cũng thể hiện sự tận trung của mình với đấng quân vương bằng những lời hứa “ra sức khuyển mã” để “tận trung báo quốc”. Điều đó cho thấy rằng loài ngựa (mã) cũng được coi như là một biểu tượng về sự trung thành, tận tuỵ, giống như loài chó (khuyển) vậy.

Ngày nay, khi chế độ phong kiến đã bị xoá bỏ gần như trên toàn thế giới và Đạo Khổng với những triết lý “trung quân” hay “tòng phụ”, “tòng phu” đang dần rơi vào quên lãng thì người ta không còn nhắc nhiều đến sự trung thành. Chính vì thế nên thi thoảng chỗ này, chỗ kia vẫn xuất hiện những chuyện khiến người ta giật mình về việc con người tráo trở, lật mặt với nhau, thậm chí bán đứng nhau dù rằng mới hôm nào còn hẹn núi thề non rằng sẽ cùng nhau gắn bó, cùng nhau sống chết hay sướng khổ có nhau… Những lúc như thế, không hiểu người ta có tự suy nghĩ về hành động của mình không, và có thấy hổ thẹn khi những loài vật mà họ vẫn hay coi thường như chó và ngựa còn biết thế nào là tình nghĩa, thế nào là thuỷ chung không.

​​
​​Phụ nữ thích cưỡi ngựa để tỏ rõ sức mạnh? (Ảnh chôm từ Wikipedia)
​​Có một điều hơi khó hiểu là trong văn hoá Việt Nam, đôi khi người ta đem loài ngựa ra để làm biểu trưng cho “sức mạnh” của phái nữ, và những người phụ nữ không chính chuyên thường được người đời âu yếm đặt cho bằng những cái tên nghe rất “ngựa”, tỉ như “con ngựa”, “ngựa đi hoang” hay “con đĩ ngựa”…[7] Nhưng nếu xem chuyện về Xích Thố và Ô Truy thì thấy, những tiếng lóng đó tỏ ra chẳng đúng với loài ngựa tẹo nào, bởi nói gì thì ngựa cũng là một loài sống có trước, có sau, có tình, có nghĩa. Hay là phải chăng, giống các chiến tướng nơi sa trường, phụ nữ chốn phòng the cũng thích “cưỡi ngựa” để tỏ rõ “sức mạnh” của mình, như cách Sở Bá Vương đã từng cưỡi cho con Ô Truy rũ cả chân và toát hết mồ hôi vậy? Hỡi ôi, nếu quả thật đúng là như thế thì đến Quan Vân Trường có sống lại cũng bỏ mẹ với cái trò “cưỡi ngựa” chứ chẳng chơi!

-----
[1] Thực ra thì Xích Thố không phải là tên một con ngựa, mà đúng hơn là một giống ngựa, bởi không chỉ mỗi con ngựa của Quan Vân Trường được gọi là ngựa Xích Thố mà trong văn học còn xuất hiện những con ngựa Xích Thố khác. Tuy nhiên, khi nói về ngựa Xích Thố, người ta thường nghĩ đến con ngựa của Quan Vân Trường.
[2] Xem: Tam quốc diễn nghĩa, Hồi 3
[3] Xem: Tam quốc diễn nghĩa, Hồi 25
[4] Xem: Tam quốc diễn nghĩa, Hồi 77
[5] Xem: Hán Sở tranh hùng, Hồi 3, Hồi 4
[6] Xem: Hán Sở tranh hùng, Hồi 40
[7] Xem: “Ngựa trong văn hoá đại chúng”

20 nhận xét:

  1. Hay A Sol kiếm một e tuổi ngựa để kiểm chứng đê!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đâu có phải cứ tuổi ngựa mới làm được ngựa đâu. Ngươi đúng là đồ thiển cận! :))

      Xóa
  2. Lão chủ vườn cải mà kiếm được em nào khiến cho ngài "rũ cả chân và toát hết mồ hôi" thì đó là phúc nhớn chứ bỏ mommy nỗi gì :))). Lúc í có khi nhà Sô lại tình nguyện làm Xích Thố với lại Ô Truy ấy chứ :P

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hớ hớ, thì tôi tự thấy mình cũng có thể được coi là hiền thần, lương tướng mà, kiểu gì chẳng phải "ra sức khuyển mã" đặng "tận trung báo quốc"! Nhà chị có muốn tôi phụng sự chị chăng? :))

      Xóa
    2. Nhà tôi ba đời mần đồng nát, không có cái phúc lớn chứa chấp Xích Thố mí lại Ô Truy trong nhà. Nhà Sô lại châm chọc roài ;))

      Xóa
    3. Có sao đâu, ví như ông Quan Vân Trường anh hùng cái thế được dân gian thờ phụng khắp nơi nhưng xuất thân cũng chỉ là ông bán tào phớ mà thôi. Thế mà ông ta cũng cưỡi Xích Thố phi ầm ầm thế kia, thì hà cớ chi đồng nát lại không làm được! :))

      Xóa
    4. Haiz, e rằng đợi đến khi ta được ngắm gà khỏa thân cũng không được gọi là "anh hùng cái thế" hay dân gian "thờ phụng" đâu, muôn đời gắn bó với nghề đồng nát mà thôi ;)). Xích Thố nhà ngươi có thể về chở hàng đồng nát đi bán giúp ta được chăng? :))

      Xóa
    5. Nhà chị đúng là chỉ có thể làm nghề đồng nát chứ không khá lên được. Ai đời lại đòi lấy Xích Thố ra để thồ đồng nát bao giờ. Chẳng nhẽ nhà chị lại muốn trong nhân gian lại truyền nhau câu "Nhân trung Đồng nát, mã trung Xích Thố"? ;))

      Xóa
    6. Biết mà! Nói câu này đủ thấy mùi khinh miệt dành cho cánh đồng nát rồi, nói gì đến sự tận trung mới lại "ra sức khuyển mã" ;)). Đừng có 'tà lưa' :))

      Xóa
    7. Ta lừa chị để lấy đồng nát về mà làm của riêng chăng? =))) Hoặc giả nếu chị không tin ta thì để ta thỉnh lão Dâm Sư vào "ra sức khuyển mã" để tận trung với chị vậy?

      Xóa
    8. Này lão Sô, ta là Đồng nát, chứ không phải là quả bóng :)). Định lừa ta thất lễ với sư thầy thờ cây dâm bụt à, mô phật :p

      Xóa
    9. Ấy là tại chị không muốn thôi, chứ nếu muốn thì thành quả bóng mấy hồi. Dâm Sư đã tu hành đắc đạo, không gì là không thể giúp được nhà chị! :))

      Xóa
    10. Đừng có mà lôi ta xuống nước, A Sol! Ta không phải là người tùy tiện.
      ...
      "Mỹ nữ, bần tăng mang trà đến cho nàng đây!"

      Xóa
    11. Thế thì ngươi đi tu làm cái gí đèo? Có người cần phổ độ thì ngươi lại quay mặt chổng mông, sao thành chánh quả được! Thà ngươi hoàn cmn tục đi cho nó nhanh! :))

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ví Kiều không có cái mông
      Thì chàng Kim Trọng nhọc công làm gì? ;))

      Xóa
    2. Ơ, vừa thấy mông má gì ỏm tỏi ở đây, lại xoá đâu mất rồi?

      Xóa
  4. Trước đây hồi năm 2012 ông Lập ông ấy có đoán già đoán non là năm 2013 Bảo Thy sẽ ra mắt album "Công chúa mặt ngựa". Hóng mãi đến giờ lại chả thấy.
    Em nghĩ là con ngựa cũng giống như con chó. Đều trung thành cơ mà chửi nhau thì cứ đem tên hai con ấy ra mà chửi.
    Không biết nhà nghiên cứu Ngựa học và Phụ nữ học Asol có biết mối liên hệ gì giữa việc phụ nữ thích cưỡi ngựa với phụ nữ thích cưỡi chó để tỏ rõ sức mạnh không nhỉ? :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. con chó nhỏ thế, làm sao cưỡi được? ;))

      Xóa
    2. Chó cỏ nhà ta thì dành cho các em dáng nhỏ mình lùn, chứ còn cỡ như chó nhà Tây Tạng, chó ngao của Đức thì chị em cưỡi thoải mái :))

      Xóa