Đi làm về. Mệt bã bượi sau một ngày oánh vật với hồ sơ, giấy tờ và ti tỉ việc không tên. Chổng mông vo gạo để hiện thực hoá ước mơ nghìn đời của cần lao: cơm no, bò cưỡi.
Điện thoại reo. Bụng nghĩ, không hiểu thằng giời đánh nào lại gọi vào lúc này. Móc điện thoại ra xem. Thằng giời đánh hoá ra lại là phụ nữ. Chị dạy văn ở trường chuyên của tỉnh. Mới gặp chị cách đây không lâu, khi chị dẫn các em học sinh giỏi ra Hà Nội luyện thi.
Thằng giời đánh hồ hởi báo tin đội tuyển Văn thắng lớn trong kì thi quốc gia. Có đến 4 trong 6 thành viên đội tuyển đạt giải chính thức. Chỉ tiếc là 2 em còn lại tuy cũng có nhiều triển vọng nhưng đành làm kẻ không may.
Mặc dù chẳng được xơ múi gì, nhưng cũng cảm thấy vui lây với niềm vui của cô giáo dạy văn. Nhiệt liệt chúc mừng chị, nhờ chị chuyển lời chúc mừng các em đạt giải. Rồi luôn thể nhắn chị kiếm lời động viên 2 em kém may mắn.
Nhét điện thoại vào túi. Vừa cắm cơm vừa tưởng tượng sự hân hoan của thằng giời đánh và những em sắp được áo mũ xênh xang. Nghĩ đến cuộc đời dài dằng dặc của mình, đi thi chẳng bao giờ được giải. Rồi lại nghĩ đến 2 em đang phải đóng cái vai mà mình đã đóng năm xưa…
Trong cái cuộc đời này, mỗi thằng người đều sinh ra phải trải qua rất nhiều kì thi, ở trong cả trường học lẫn trường đời. Và thi học sinh giỏi chỉ là một trong số rất nhiều kì thi đó. Bởi thế nên, những người đạt giải trong kì thi này, dù muốn hay không vẫn phải tiếp tục tham dự những kì tiếp theo. Còn những người chưa đạt, vẫn còn có rất nhiều cơ hội để thể hiện mình trong những kì thi khác.
Bất chợt nhớ đến hai cái ông chuyên đời đi thi mà bất kì ai học văn cũng từng biết đến. Một ông thì thi đâu xịt đó, dù đã đổi hết tên nọ đến tên kia để lấy may. Còn ông kia thì thi gì đỗ nấy, đến đỗi thiên hạ chán chẳng buồn gọi tên, mà gọi luôn là Tam Nguyên Yên Đổ.
Cho dù vậy, thì người đời đánh giá cái ông thi xịt cũng chẳng kém gì cái ông thi đỗ. Bằng chứng là số tác phẩm của ông lắm tên kia được đưa vào để dạy lũ học trò cũng nhiều không kém cái ông được gọi là Tam Nguyên.
Bởi vì thế, có lẽ cũng chẳng nên vì việc được thua ở một kì thi mà lấy làm buồn. Không làm được Nguyễn Khuyến thì làm Tú Xương cũng chẳng sao. Thắng ở một trận đánh cũng là quan trọng, nhưng thắng trong cả cuộc chiến mới là quan trọng nhất.
Ghi chú:
1. Tít bài được giật theo phong cách của Trần Long Ẩn trong một bài hát gì nói về công tác trồng cỏ, quên cmn tên rồi.
2. Nhẽ ra phải nhét thằng giời đánh vào trong dấu ngoặc kép, nhưng do bàn phím bị hỏng đúng cái phím đấy nên thôi. Để thế cho nó máu!
Điện thoại reo. Bụng nghĩ, không hiểu thằng giời đánh nào lại gọi vào lúc này. Móc điện thoại ra xem. Thằng giời đánh hoá ra lại là phụ nữ. Chị dạy văn ở trường chuyên của tỉnh. Mới gặp chị cách đây không lâu, khi chị dẫn các em học sinh giỏi ra Hà Nội luyện thi.
Thằng giời đánh hồ hởi báo tin đội tuyển Văn thắng lớn trong kì thi quốc gia. Có đến 4 trong 6 thành viên đội tuyển đạt giải chính thức. Chỉ tiếc là 2 em còn lại tuy cũng có nhiều triển vọng nhưng đành làm kẻ không may.
Mặc dù chẳng được xơ múi gì, nhưng cũng cảm thấy vui lây với niềm vui của cô giáo dạy văn. Nhiệt liệt chúc mừng chị, nhờ chị chuyển lời chúc mừng các em đạt giải. Rồi luôn thể nhắn chị kiếm lời động viên 2 em kém may mắn.
Nhét điện thoại vào túi. Vừa cắm cơm vừa tưởng tượng sự hân hoan của thằng giời đánh và những em sắp được áo mũ xênh xang. Nghĩ đến cuộc đời dài dằng dặc của mình, đi thi chẳng bao giờ được giải. Rồi lại nghĩ đến 2 em đang phải đóng cái vai mà mình đã đóng năm xưa…
Trong cái cuộc đời này, mỗi thằng người đều sinh ra phải trải qua rất nhiều kì thi, ở trong cả trường học lẫn trường đời. Và thi học sinh giỏi chỉ là một trong số rất nhiều kì thi đó. Bởi thế nên, những người đạt giải trong kì thi này, dù muốn hay không vẫn phải tiếp tục tham dự những kì tiếp theo. Còn những người chưa đạt, vẫn còn có rất nhiều cơ hội để thể hiện mình trong những kì thi khác.
Bất chợt nhớ đến hai cái ông chuyên đời đi thi mà bất kì ai học văn cũng từng biết đến. Một ông thì thi đâu xịt đó, dù đã đổi hết tên nọ đến tên kia để lấy may. Còn ông kia thì thi gì đỗ nấy, đến đỗi thiên hạ chán chẳng buồn gọi tên, mà gọi luôn là Tam Nguyên Yên Đổ.
Cho dù vậy, thì người đời đánh giá cái ông thi xịt cũng chẳng kém gì cái ông thi đỗ. Bằng chứng là số tác phẩm của ông lắm tên kia được đưa vào để dạy lũ học trò cũng nhiều không kém cái ông được gọi là Tam Nguyên.
Bởi vì thế, có lẽ cũng chẳng nên vì việc được thua ở một kì thi mà lấy làm buồn. Không làm được Nguyễn Khuyến thì làm Tú Xương cũng chẳng sao. Thắng ở một trận đánh cũng là quan trọng, nhưng thắng trong cả cuộc chiến mới là quan trọng nhất.
Ghi chú:
1. Tít bài được giật theo phong cách của Trần Long Ẩn trong một bài hát gì nói về công tác trồng cỏ, quên cmn tên rồi.
2. Nhẽ ra phải nhét thằng giời đánh vào trong dấu ngoặc kép, nhưng do bàn phím bị hỏng đúng cái phím đấy nên thôi. Để thế cho nó máu!
Bài viết này thể hiện sự cùng cực của nền giáo dục. Trong khi thế giới đang hướng tới tinh giản mọi thứ cho gọn nhẹ, súc tích thì đường đường một tổng biên tập vườn cải học vị áo tắm lại thể hiện tư duy phức tạp, rối rắm và loằng ngoằng của mình. Với cả bài viết này, một nhà kinh tế có đầu óc sáng sáng láng như ta chỉ cần nói bằng vài chữ học lỏm theo các cụ là "Học tài thi phận" (Hay học theo cụ Gúc nói tiếng Ả rập là Study ability exam fate) thì lão TBT phải mất cả tiếng đồng hồ để giải thích vòng vo tam quốc. Haiz, thế mới biết sự vất vả của những người nhiều chữ :v
Trả lờiXóaNhư vậy là cái phận ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thi cử của con người ta, từ đó ảnh hưởng đến việc tuyển sinh, xét tốt nghiệp, tuyển dụng, đề bạt, nâng lương,... tóm lại là ảnh hưởng đến tất cả những công việc gì mà cần phải có thi cử. Như vậy, để đảm bảo các kì thi luôn đạt kết quả cao, tỉ như 100% học sinh tốt nghiệp, hay 100% học sinh đỗ đại học..., thì nhất thiết phải hình thành nên một cơ quan chuyên trách về việc lựa chọn giờ, ngày, tháng, năm ra đời cho trẻ sơ sinh mới được. Ta nói vậy, chị thấy đúng phỏng, nhà kinh tế học Đồng nát?
XóaLão phải uống thuốc ngủ nhiều vào cho rơi bớt chữ đi, chứ nhiều chữ như lão suy nghĩ rối rắm lắm, ko thể nào cải tạo nổi! Sao lão ko nghĩ đơn giản rằng sai chỗ nào thì phải sửa chỗ ấy nhỉ? Học tài thi phận ảnh hưởng đến kết quả thi cử thì tại sao ta không chuyển đổi sang học phận thi tài? Nghĩa là thay vì học chữ vớ vẩn, thì ngành giáo dục nên đào tạo cho người ta biết xem tướng, xem số, khi thi cử thì chỉ đem tài ra thí thố với nhau thôi cho nó thực chất, ai giỏi gì thì thi nấy! Tỷ như Lệ rơi giỏi ca hát thì thi hát, lão Sô giỏi mắng chởi thì thi chởi, vân vân và vân vân :))
XóaThế ta thi chửi một mình à? Chị có thi với ta không? :))
XóaTa là con người nho nhã, có biết chởi bao giờ đâu mà thi với lão ;))? Ta chỉ giỏi môn chọc gậy bánh xe và đâm bị thóc chọc bị gạo thoai. Ta thấy bà già mất gà được truyền tụng trong dân gian chắc xứng đáng là đối thủ của lão đấy ;))
XóaHố hố, ta đường đường là đàn ông đàn ang, hà cớ đi chửi nhau với bà già mất gà kia! Mà ta thật chị, đành rằng giá lông gà đang lên cao và cánh đồng nát rất thích buôn lông gà, nhưng không nên vì thế mà nhà chị nỡ bắt trộm con gà của bà già tội nghiệp. Chị trả lại cho bà ấy đi, chứ con gà ấy ở nhà bà ta thì nó là con công con phượng, còn ở nhà chị thì nó là con quạ còn diều. Vặt được nắm lông con gà ấy cũng chẳng sung sướng gì đâu!
XóaCon gà ấy chả phải là một tay lão bắt rồi cắt lấy tiết canh để ngậm phun phì phì rồi mới vứt cho ta nhúm lông gà đó hay sao? Giờ lại đổ vấy tội cho ta là sao? Có muốn ta đem lão đi cắt tiết canh cho chừa cái thói vu oan giá họa ko hả :))
Xóa