Hôm nay mười chín tháng mười-
Một là ngày của những người liền ông
Tất nhiên họ vẫn chổng mông
Cắm mặt cày cuốc ngoài đồng như trâu
Bình quyền nam nữ? Còn lâu!
Liền ông tự biết là đâu có quà
Cũng không hề được tặng hoa
Ngẫm về phận mỏng, lệ nhòa trên mi
Giời sinh giai thẳng làm chi
Mà sao để bị khinh khi dư lày?
Xem thêm: Quốc tế liền ông (#1)
Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2024
Sự vần vèo của thơ ca
Mấy bữa nay, cần lao An Nam cãi nhau ỏm tỏi về một bài thơ trong sách lớp 5. Phe chê thì nhằm vào sự trúc trắc của vần điệu và sự khó hiểu của từ “ánh ỏi”. Phe khen thì ca ngợi ý nghĩa và tính nhân văn của nội dung bài thơ, đồng thời nại cả từ điển ra để khai sáng cho phe chống về nghĩa của cái từ được cho là khó hiểu đó.
Ảnh: Bài thơ gây tranh cãiVới tư cách là một người theo chủ nghĩa ba phải, tôi cho rằng phe nào cũng có cái lý.
Lý của phe khen là tính nhân văn của bài thơ. Cái đó thì tôi thừa nhận, mặc dù không dám chắc các bé lớp 5 có thể cảm nhận được khía cạnh này.
Lý của phe chê là sự trúc trắc vần điệu của bài thơ. Mặc dù trong mười mấy năm học khoa Văn trường Tài chính và hơn chừng ấy năm làm công việc bóp cổ người ta lấy lãi, không ai dạy cho tôi cách gieo vần để làm thơ, dưng với những gì quan sát được qua nhiều bài thơ thì tôi thấy một trong những cách gieo vần hay được dùng là chữ cuối trong câu cuối khổ trước và chữ cuối trong câu đầu khổ tiếp theo được gieo cùng vần với nhau.
Trong bài thơ gây tranh cãi kia, các câu nối giữa các khổ 2 - 3 - 4 - 5 đã được gieo vần theo luật mà tôi phát hiện ra ở trên, trong khi các câu nối giữa các khổ 1 - 2 và 5 - 6 lại theo một luật nào đó mà tôi chưa biết. Và sự vần vèo lộn xộn như vậy, ngoài việc làm cho bài thơ trúc trắc khó đọc ra, còn dẫn đến hai nguy cơ.
Nguy cơ thứ nhất, rất dễ thấy, là làm cho cần lao An Nam tưởng làm thơ cũng dễ, từ đó mà sinh ra cảnh cả nước làm thơ, hoặc ra ngõ gặp nhà thơ, hoặc người người xuất bản thơ…
Nguy cơ thứ hai, tuy không dễ gì mà thấy được, nhưng cũng không kém phần nguy hại đối với hòa bình và trật tự của thế giới. Nguy cơ đó đến từ một bà chị mà tôi quen, trông có vẻ hiền lành, nhút nhát, nhưng cũng rất quyết liệt khi đã từng đứng trước tượng Quan Vân Trường mà thề:
Làm thơ cốt phải đúng vần
Bằng không, em chả mặc quần nữa đâu!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)