Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2008

Văn hoá nói tục


1. Trước hết tớ phải có ngay mấy nhời giải thích về cái tiêu đề entry, không thì mọi người lại bảo tớ là hàm hồ. Đương nhiên là tớ chả hàm hồ tí nào nếu mọi người công nhận 2 tiên đề dưới đây:

Một là: Văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ trong quá trình tồn tại và phát triển… (Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo dục, H., 1998, trang mấy thì tớ quên béng mất rồi, vì tớ học môn này từ thời sinh viên năm I, nhớ thế cún nào được);

Hai là: Cho dù là vật chất hay tinh thần thì nói tục luôn là “giá trị” gắn liền với con người, do con người “sáng tạo và tích luỹ”, bởi lẽ, chỉ có con người mới biết nói – tục hay hay không tục thì tớ không cần quan tâm.

Thế thôi, từng đó là đủ để cho người cố chấp nhất cũng phải thừa nhận nói tục là văn hoá. Đó chính là lý do tại sao tớ lại đặt tiêu đề cho cái entry này như vậy. Còn bây giờ tớ mới đi vào vấn đề trọng tâm.

2. Phải nói ngay rằng tớ chẳng thích thú gì cái trò nói tục (cho dù thi thoảng tớ cũng nhỡ mồm), nhưng hằng ngày trong cuộc sống, tớ (và mọi người) vẫn thường xuyên được thưởng thức các giá trị văn hoá nhỡ mồm đó (tớ tạm thời gọi như vậy cho có vẻ hàn lâm một tẹo). Ôi thôi thì các giá trị văn hoá nhỡ mồm trên đời này thật khó mà kể cho hết, bởi nó vô cùng phong phú về ngôn từ, đa dạng về ngôn ngữ; nhưng tớ tạm phân các giá trị đó thành 4 nhóm:

(i) Nhóm giá trị liên quan đến các đấng sinh thành: thầy, bu, bố tổ, tiên sư…;

(ii) Nhóm giá trị liên quan đến tín ngưỡng phồn thực: đệch, đe*o, trym, bướm, ong, ve… (à quên, không có ong và ve);

(iii) Nhóm giá trị liên quan đến các sản phẩm của quá trình bài tiết: shit, ị, uýnh rắm, tiểu quốc (hay nước nhỏ, nước tiểu)…;

(iv) Nhóm giá trị liên quan đến các con thú cưng: trâu, bò, chó, ngựa, lợn, gà…

3. Chắc mọi người cũng đồng ý với tớ rằng khi nói tục, người ta cũng chẳng ý thức được mình đang nói cái gì, chỉ quen mồm văng ra thế (như một phản xạ vô thức) chứ không cố ý. (Yếu tố này quan trọng phết, vì nhỡ có bị kiện ra toà về tội xúc phạm người khác thì chắc hành vi không cố ý cũng được xem là tình tiết giảm nhẹ). Mà khi đã được nói ra một cách vô thức, thì người ta nói tục hay không tục có khác gì nhau? Tớ tỷ dụ, khi thằng A chim cú một thằng B nào đó, thằng A sẽ lôi đấng sinh thành thằng B ra để mạt sát (“bu mày!” – chẳng hạn thế), nhưng vì được nói ra một cách vô thức nên đối với A, việc bu hay thầy của B bị mạt sát là không quan trọng; trong trường hợp này thì bu cũng như thầy, cũng như hàng xóm, bạn gái, đồng nghiệp, trưởng phòng, giám đốc công ty… (túm lại là tất cả những ai có liên quan đến thằng B). Ngược lại, đối với thằng B, đương nhiên việc đấng sinh thành của nó bị mạt sát là điều rất khó chấp nhận, nhưng nếu hàng xóm hay bạn gái hay trưởng phòng của nó bị lôi ra để xỉ vả, thì chắc là dễ tiêu hoá hơn rất nhiều. Thế thì, tại sao người ta không thay câu “bu mày!” bằng “trưởng phòng mày!” hay “hàng xóm mày!” có phải được việc hơn không? Người nói vẫn thấy sướng mồm, mà người nghe thì lại không tức mấy(!)

4. Thuở còn cắp sách tới trường, tớ thấy nhà trường thường rất lên án các cô cậu học trò nói tục, biểu hiện rõ ràng nhất là những cô cậu nào trót nói ra mà nhà trường biết được thì sẽ bị trừng phạt (bằng những hình thức cũng vô cùng đa dạng: ghi vào sổ liên lạc để “méc” cho phụ huynh, hạ hạnh kiểm…, thậm chí có khi còn dã man hơn thế nhưng vì hồi đó không có Dantri.com nên tớ cũng không được biết). Hồi ý tớ cũng chẳng nghĩ ngợi gì về mấy cái chuyện đó lắm, chỉ cố làm sao càng ít bị trừng phạt càng tốt; nhưng bi h tớ lại nghĩ, cùng với nhiều thứ cấm kỵ giáo điều khác của nhà trường, thì việc cấm các cô cậu học trò nói tục là cực kỳ vô lý. Về phương diện khoa học thì như đã trình bày ở trên, nói tục vốn dĩ là văn hoá, là sự thể hiện tính đa dạng và phong phú về ngôn từ (mà cù tỉ là thán từ), và tớ dám cam đoan rằng không có thứ ngôn ngữ của dân tộc nào lại không có một series các giá trị văn hoá nhỡ mồm. Do đó, việc nhà trường cấm học trò nói tục, trên phương diện nào đó, là phủ nhận các giá trị văn hoá mà loài người đã dày công sáng tạo và tích luỹ (nói trắng ra là phản động). Mà tớ cũng chẳng tài nào hiểu nổi tại sao nhà trường cấm học trò nói tục trong lúc lại đi dạy cho học trò những bài kiểu như:

“Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, lại đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ” (Trần Hưng Đạo, “Hịch tướng sĩ văn”, Văn học 9, NXB Giáo dục, H., 1993); hay:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!/ Có chồng hờ hững cũng như không!” (Trần Tế Xương, “Thương vợ”, Văn học 8, tập I, NXB Giáo dục, H., 1992); hay:

“Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung” (Hồ Xuân Hương, “Lấy chồng chung”, Văn học 8, tập I, NXB Giáo dục, H., 1992)…

(Đấy là tớ còn chưa thèm kể đến một tác phẩm khác của Nam Cao mà bất kỳ ai muốn thi đại học các khối C, D, G, H, K… đều phải học thuộc lầu lầu cái câu mở đầu “Hắn vừa đi vừa chửi”).

5. Để thay cho nhời kết của entry này, tớ có mấy đề nghị nho nhỏ như thế này:

- Xã hội không nên có cái nhìn khắt khe quá đối với hành vi nói tục; nhà trường cũng đừng nên trừng phạt các cô cậu học trò vì cô cậu nào đó trót nhỡ mồm nói ra những câu được coi là “tục” nữa.

- Các nhà ngôn ngữ, thay vì ngồi buôn nước bọt về những chuyện trên trời dưới đất không có lợi cho quốc kế dân sinh, hãy nghĩ ra một series các giá trị văn hoá nhỡ mồm khác thay thế cho các nhóm đã kể ở phần 2 nêu trên, sao cho vừa không động chạm đến các bậc tiên liệt, vừa tế nhị lại không mất vệ sinh, mà khi nói được ra thì người nói cảm thấy hả lòng hả dạ, người nghe thì nghĩ “chắc nó chừa mình ra”.

- Tớ dông dài linh tinh vậy thôi, chứ nói tục thì hay ho gì (nhưng tớ vẫn bảo lưu ý kiến rằng nói tục là văn hoá đấy nhé). Nếu ai đó chưa bao h nhỡ mồm thì hãy cố đừng để bị nhỡ, còn ai đó trót nhỡ mồm rồi thì từ rày cố mà tránh đi nhé.

Thế thôi, nhẩy?? Tớ đi ngủ trước đây. Cám ơn mọi người đã dành thời gian đọc entry này của tớ.

5 nhận xét:

  1. há»›, nhìn chung là tá»› toàn cố tính nhỡ mồm, nhỡ xong lại thấy mình nhã má»›i sợ chứ!

    Trả lờiXóa
  2. Cái văn hoá nhỡ mồm này...bác Nguyá»…n HÆ°ng Quốc (hình nhÆ° là giáo sÆ° ở 1 trường ĐH nào Ä‘ó của Úc thì phải) cÅ©ng có viết, hay lắm, í có muốn tham khảo ko? ;))
    http://tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=6456

    Trả lờiXóa
  3. "Tôi bá»—ng nhá»› đến cái gọi là mỹ học của sá»± bất toàn (aesthestics of imperfection) vốn gắn liền vá»›i tên tuổi của Furuta Oribe ở Nhật: má»™t vết rạn ngẫu nhiên trên má»™t chiếc bình sứ được xem là má»™t nét Ä‘á»™c Ä‘áo. Nó làm cho chiếc bình đẹp hẳn ra. Có thể xem cái tục nhÆ° má»™t vết rạn nhÆ° thế chăng?"_Trích, Nguyá»…n HÆ°ng Quốc- Văn hoá tục. :D

    Trả lờiXóa
  4. Mèn Æ¡i, cái thằng cha Quốc ấy viết đến là... (eo ôi, thôi Ä‘ek nói nữa Ä‘âu, ngại chít)!

    Trả lờiXóa
  5. Đến là làm sao? Có gì Ä‘âu nhỉ, cái í này. :)) Khiếp, ngại mí sợ chứ.=))

    Trả lờiXóa