Thực ra thì mẹ tôi chưa bao giờ mua đồ chơi cho tôi. Đấy là một điều rất thật, thật như thể tên tôi là Solitaire vậy. Tôi chỉ giật tít thế cho thêm phần long trọng, và cũng là để gợi lại kí ức về một thời trẻ trâu của tôi, khi mà anh em tôi thèm cưỡi trâu đến nhỏ dãi nhưng chẳng được, vì bố mẹ tôi đều là cán bộ nhà nước và nhà tôi không hề có ruộng, cũng chẳng có trâu.
Ở cái thời oanh liệt và hào hùng đó, tôi cũng như tất cả những đứa trẻ trâu được ăn học tử tế khác, mỗi khi nghe tiếng cassette nhà ai đó vang lên khúc nhạc dạo đầu của bài hát “Girl you are my love”[1] đều rống lên “Mẹ về, em có đồ chơi, téo téo téo”. Đôi khi, cũng có một số đứa trẻ trâu có trí tuệ siêu việt và được giáo dục tử tế hơn thì sẽ không hát như bọn tôi, mà hát thành “Mẹ về, ba có đồ chơi, téo téo téo”. Cơ mà thôi, đấy là chuyện của ngành giáo dục và ngành y tế, tôi không có chuyên môn nên không định bàn sâu.
Quay trở lại câu chuyện mẹ về. Suốt những tháng năm thơ ấu, tôi chưa bao giờ lục được một thứ đồ chơi nào trong giỏ xách của mẹ tôi mỗi khi mẹ đi chợ về. Lẽ tất nhiên, tôi thừa biết rằng nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng nhất mà Tổ quốc giao phó cho mỗi người phụ nữ Việt khi ra chợ là phải mua đồ ăn. Và mẹ tôi có lẽ là một trong những người phụ nữ thuần Việt nhất, khi mà mỗi lần lên chợ thì chỉ làm mỗi một việc là mua đồ ăn, không mua bất kì thứ gì khác.
Nhưng nói thế thì cũng hơi có phần oan ức cho mẹ tôi, bởi bên cạnh những thứ cần thiết cho mâm cơm hàng ngày, mẹ cũng thường mua cho anh em tôi những thứ tuy cũng là đồ ăn nhưng lại chẳng dùng cho bữa cơm. Hôm thì cặp bánh giò. Hôm thì vài chiếc kẹo gừng, kẹo cau. Hôm thì mấy quả cam quýt mít dừa dứa dưa củ đậu... Tóm lại là những thứ có thể cho vào mồm ăn được. Nhưng tuyệt nhiên, không bao giờ mẹ mua cho chúng tôi một thứ đồ chơi nào. Có lẽ, ở cái thời oanh liệt và hào hùng khi mà cả nước lên đường xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục ấy[2], việc làm thế nào cho no cái bụng vẫn là nhiệm vụ quan trọng cần phải xử lý quyết liệt hơn rất nhiều lần so với cái nhiệm vụ chơi bời trác táng - thường thấy nhiều ở các cô chiêu, cậu ấm con nhà tư sản, địa chủ hoặc tiểu tư sản chứ không phải là ở con em ưu tú của cán bộ nhà nước như tôi.
Những bánh đường phên này thường được người ta bổ thành cục nhỏ, dùng để kho cáCũng có hôm mẹ đi chợ về, không mua đồ chơi đã đành, cũng chẳng mua cho chúng tôi cái gì ăn được. Tất nhiên là tôi không tính những thứ mà mẹ sẽ cho vào nồi để nấu và chia phần cho chúng tôi khi đến bữa ăn. Những hôm như thế, mẹ thường nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm và thực hiện ngay biện pháp sửa sai bằng cách cho phép anh em tôi được vào chạn mở lọ đường phên và lấy mỗi đứa một cục chia nhau. Thực ra, chẳng cần mẹ cho phép thì bọn tôi cũng thường xuyên chén cái thứ dùng để kho cá ấy thay cho bánh kẹo mỗi khi mẹ vắng nhà. Cơ rưng, việc được công khai mút cục đường phên khi có mặt mẹ ở nhà vẫn sướng hơn nhiều lần so với việc tự lấy trộm mà ăn để rồi chối bay chối biến mỗi khi bị mẹ hỏi, “đứa nào ăn vụng đường phên?”
Giờ thì anh em tôi đều đã lớn tướng cả rồi. Ở cái thời bây giờ, ăn uống đôi khi lại là một cái việc chẳng mấy ai quan tâm, bởi với mỗi miếng ăn trôi khỏi cổ họng thường đi kèm với một vài nỗi lo, tỉ như không biết ăn cái thứ này thì có bị công an phạt vì tội đi đái ngoài đường, hoặc ăn cái thứ kia thì có phải là góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất hoá chất và thuốc bảo quản do đồng chí Tập Cận Bình[3] lãnh đạo hay không...
Cơ rưng, bỏ qua một bên nguy cơ bị phạt vì tội đái đường hoặc nguy cơ làm mất thị trường của ngành sản xuất thuốc sâu nội địa, mẹ tôi vẫn quan tâm đến cái sự ăn của mấy anh em tôi. Bởi chính thế, trong khi người ta đang coi cái việc chơi bời trác táng là một nhu cầu cấp thiết vượt lên trên cả chuyện ăn uống, thì mỗi khi đi chợ về, mẹ tôi vẫn chỉ mua cam quýt mít dừa dứa dưa củ đậu... như những ngày tôi còn bé.
Tuyệt nhiên, chẳng bao giờ mẹ mua đồ chơi.
P/S. Mà thực ra, bây giờ mẹ có mua đồ chơi cho tôi thì tôi cũng chẳng thèm vào. Tôi chơi những thứ vui hơn ba cái đồ người ta bán ngoài chợ nhiều...
Ở cái thời oanh liệt và hào hùng đó, tôi cũng như tất cả những đứa trẻ trâu được ăn học tử tế khác, mỗi khi nghe tiếng cassette nhà ai đó vang lên khúc nhạc dạo đầu của bài hát “Girl you are my love”[1] đều rống lên “Mẹ về, em có đồ chơi, téo téo téo”. Đôi khi, cũng có một số đứa trẻ trâu có trí tuệ siêu việt và được giáo dục tử tế hơn thì sẽ không hát như bọn tôi, mà hát thành “Mẹ về, ba có đồ chơi, téo téo téo”. Cơ mà thôi, đấy là chuyện của ngành giáo dục và ngành y tế, tôi không có chuyên môn nên không định bàn sâu.
Quay trở lại câu chuyện mẹ về. Suốt những tháng năm thơ ấu, tôi chưa bao giờ lục được một thứ đồ chơi nào trong giỏ xách của mẹ tôi mỗi khi mẹ đi chợ về. Lẽ tất nhiên, tôi thừa biết rằng nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng nhất mà Tổ quốc giao phó cho mỗi người phụ nữ Việt khi ra chợ là phải mua đồ ăn. Và mẹ tôi có lẽ là một trong những người phụ nữ thuần Việt nhất, khi mà mỗi lần lên chợ thì chỉ làm mỗi một việc là mua đồ ăn, không mua bất kì thứ gì khác.
Nhưng nói thế thì cũng hơi có phần oan ức cho mẹ tôi, bởi bên cạnh những thứ cần thiết cho mâm cơm hàng ngày, mẹ cũng thường mua cho anh em tôi những thứ tuy cũng là đồ ăn nhưng lại chẳng dùng cho bữa cơm. Hôm thì cặp bánh giò. Hôm thì vài chiếc kẹo gừng, kẹo cau. Hôm thì mấy quả cam quýt mít dừa dứa dưa củ đậu... Tóm lại là những thứ có thể cho vào mồm ăn được. Nhưng tuyệt nhiên, không bao giờ mẹ mua cho chúng tôi một thứ đồ chơi nào. Có lẽ, ở cái thời oanh liệt và hào hùng khi mà cả nước lên đường xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục ấy[2], việc làm thế nào cho no cái bụng vẫn là nhiệm vụ quan trọng cần phải xử lý quyết liệt hơn rất nhiều lần so với cái nhiệm vụ chơi bời trác táng - thường thấy nhiều ở các cô chiêu, cậu ấm con nhà tư sản, địa chủ hoặc tiểu tư sản chứ không phải là ở con em ưu tú của cán bộ nhà nước như tôi.
Những bánh đường phên này thường được người ta bổ thành cục nhỏ, dùng để kho cáCũng có hôm mẹ đi chợ về, không mua đồ chơi đã đành, cũng chẳng mua cho chúng tôi cái gì ăn được. Tất nhiên là tôi không tính những thứ mà mẹ sẽ cho vào nồi để nấu và chia phần cho chúng tôi khi đến bữa ăn. Những hôm như thế, mẹ thường nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm và thực hiện ngay biện pháp sửa sai bằng cách cho phép anh em tôi được vào chạn mở lọ đường phên và lấy mỗi đứa một cục chia nhau. Thực ra, chẳng cần mẹ cho phép thì bọn tôi cũng thường xuyên chén cái thứ dùng để kho cá ấy thay cho bánh kẹo mỗi khi mẹ vắng nhà. Cơ rưng, việc được công khai mút cục đường phên khi có mặt mẹ ở nhà vẫn sướng hơn nhiều lần so với việc tự lấy trộm mà ăn để rồi chối bay chối biến mỗi khi bị mẹ hỏi, “đứa nào ăn vụng đường phên?”
Giờ thì anh em tôi đều đã lớn tướng cả rồi. Ở cái thời bây giờ, ăn uống đôi khi lại là một cái việc chẳng mấy ai quan tâm, bởi với mỗi miếng ăn trôi khỏi cổ họng thường đi kèm với một vài nỗi lo, tỉ như không biết ăn cái thứ này thì có bị công an phạt vì tội đi đái ngoài đường, hoặc ăn cái thứ kia thì có phải là góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất hoá chất và thuốc bảo quản do đồng chí Tập Cận Bình[3] lãnh đạo hay không...
Cơ rưng, bỏ qua một bên nguy cơ bị phạt vì tội đái đường hoặc nguy cơ làm mất thị trường của ngành sản xuất thuốc sâu nội địa, mẹ tôi vẫn quan tâm đến cái sự ăn của mấy anh em tôi. Bởi chính thế, trong khi người ta đang coi cái việc chơi bời trác táng là một nhu cầu cấp thiết vượt lên trên cả chuyện ăn uống, thì mỗi khi đi chợ về, mẹ tôi vẫn chỉ mua cam quýt mít dừa dứa dưa củ đậu... như những ngày tôi còn bé.
Tuyệt nhiên, chẳng bao giờ mẹ mua đồ chơi.
P/S. Mà thực ra, bây giờ mẹ có mua đồ chơi cho tôi thì tôi cũng chẳng thèm vào. Tôi chơi những thứ vui hơn ba cái đồ người ta bán ngoài chợ nhiều...
-----
[1] Sau này học tiếng Ả dập thì tôi mới biết tên của bài hát này, chứ hồi trẻ trâu thì tôi quan tâm làm đếch ngôn ngữ của bọn tư bản giãy chết mà biết được bài hát tên gì
[2] Hồi xưa tôi nghe người ta hay hát trên đài, rằng: “Có những ngày vui sao cả nước lên đường xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục”. Sau này tôi mới biết, đó là bài “Đường ra mặt trận” của Huy Du
[3] Đồng chí Tập Cận Bình: Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
[1] Sau này học tiếng Ả dập thì tôi mới biết tên của bài hát này, chứ hồi trẻ trâu thì tôi quan tâm làm đếch ngôn ngữ của bọn tư bản giãy chết mà biết được bài hát tên gì
[2] Hồi xưa tôi nghe người ta hay hát trên đài, rằng: “Có những ngày vui sao cả nước lên đường xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục”. Sau này tôi mới biết, đó là bài “Đường ra mặt trận” của Huy Du
[3] Đồng chí Tập Cận Bình: Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
Nếu vì ngày xưa nhà Sô không được Mẹ mua đồ chơi cho mà ngày nay không biết chơi đồchơi thì nhà Sô cứ nhờ chị Nát hay cô Tũm giúp cho một tay, hà cớ gì ngài phải lên đây gào thét thía nhỉ?
Trả lờiXóaƠ hay, chơi bời dư lào là việc của tôi và các chị ấy, mắc mớ gì mà anh Ớt lên đây xui nguyên giục bị thế kia? Hay là anh có nguyện vọng được chơi ké đấy phỏng?
XóaAnh Ớt: Thì rõ là vì hồi bé lão Sô không được chơi đồ chơi nên bi giờ toàn đem ba con sói ra thổi bóng bay mà anh Ớt. Anh Ớt học cao hiểu rộng, mở rộng tầm mắt cho lão ấy đi, tôi mù chữ, ko có phương pháp nào đào tạo nổi sự mù đồ chơi của lão chủ vườn cải. Thiết nghĩ anh thử cho lão ấy chơi đồ chơi cùng một phen, may chăng có cơ hội khai sáng văn minh cho lão ý :))
Trả lờiXóaAnh Ớt thì làm gì có trò chơi nào khác cái việc xúc phân gà rồi tự bón vào gốc để cho quả nó cay đâu! :)))
XóaThì lão cứ học hỏi cái trò đơn giản nhất ấy coi có làm được ko, hay là thay vì xúc phân gà bón vào gốc cây thì lại đút vào cái chỗ ko nên đút :))
XóaThôi ta chẳng dây! Chị đi mà chơi với anh Ớt ấy! Một người thì chuyên la cà phố xá để mua lông gà, một kẻ thì tâm huyết với việc xúc phân gà đổ vào chân mình, thật là đôi lứa xứng đôi quá đi mà.
Xóa(Nhưng không hiểu vì sao sau này Nam Cao không thích cái cụm "đôi lứa xứng đôi" nữa mà lại chuyển sang thích "cái lò gạch cũ" mấy lị "Chí Phèo". Hay là ông ấy đã sớm hình dung ra có ngày Ớt xanh và Đồng nát cũng làm nên một cặp Phèo - Nở)
Lão lại bắt đầu tớn cặp môi vĩ đại lên để phun tiết canh phì phì vào ta và anh Ớt phỏng? Có muốn ta tặng ít lông gà nhét vào cặp môi vĩ đại của lão ko :))
XóaTuỳ chị thôi! Ta thấy chị và anh Ớt đôi lứa xứng đôi thì ta nói, còn việc chị có nhã ý tặng lông gà cho ta thì xin chị quy thành tiền đặng ta cất cho nó tiện nhé. Không phải ai cũng có trình độ ngậm tiết canh phun người điêu luyện như chị để đến cả lông gà cũng có thể cho vào mồm mà phun phì phì vậy đâu! :))
Xóa