Hồi thứ 16b
TÀO A MAN BỊ VÂY NƠI ĐỒNG VẮNG
CHÂU PHÓ PHÒNG CỐ THỦ Ở TRONG XE
Đây nói, Tào Tháo hẹn cùng với Lưu Huyền Đức định ngày cất quân cùng đi đánh Lữ Bố. Khi Tháo sắp đi, có ngựa lưu tinh đến báo rằng Trương Tú kết liên với Lưu Biểu đóng quân ở Uyển Thành, muốn đem quân lại phạm cửa khuyết để cướp giá.
Tháo tức lắm, cắt ngay mười lăm vạn quân đi đánh Trương Tú, chia quân ra làm ba đường, cho Hạ Hầu Ðôn làm tiên phong. Quân mã đến Vị Thuỷ đóng trại.
Mưu sĩ của Trương Tú là Giả Hủ thấy vậy khuyên bảo Trương Tú rằng: “Quân Tào thế lớn lắm, ta không địch nổi. Chi bằng đem quân đầu hàng”.
Trương Tú nghe, cùng Giả Hủ đến trại yết kiến Tào Tháo. Tháo tiếp đãi thực hậu. Tú dẫn binh vào đóng trong Uyển Thành, lập doanh trại liên tiếp nhau, dài hơn mười dặm. Ở được vài ngày, Tú mỗi hôm mở yến mời Tháo một lần.
Ảnh: “Trong thành có em nào hay hay chén được không?”Một bữa Tháo uống rượu say, vào giường ngủ, hỏi nhỏ tả hữu rằng: “Trong thành có em nào hay hay chén được không?”
Ðứa cháu của Tháo là Tào An Dân, biết ý Tháo, vào thưa thầm rằng: “Thưa chú, chiều hôm qua, cháu trông thấy ở cạnh quán xá có một người đàn bà, mười phần xinh đẹp. Cháu hỏi ra thì là vợ Trương Tế, thím Trương Tú”.
Tháo nghe nói, liền sai An Dân đem năm mươi giáp binh ra đòi vào.
Ðược một lát, giáp binh dẫn người đàn bà vào. Tháo trông ra quả nhiên là xinh đẹp, hỏi tên tuổi nghề nghiệp, thì người đàn bà thưa rằng: “Thiếp họ Châu, vốn là vợ Trương Tế, năm nay 38 tuổi, hiện đang làm Phó phòng Khoa học của Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Uyển Thành”.
Ảnh: “Phu nhân có thuận không?”Tháo hỏi: “Phu nhân có biết ta không?”
Châu thị thưa: “Thiếp được nghe uy danh thừa tướng đã lâu. Nay mới được bái kiến”.
Tháo nói: “Ta cho Trương Tú hàng cũng vì phu nhân đó, nếu không ta đã giết cả họ hắn rồi”.
Phó phòng họ Châu lạy tạ nói: “Thực đội ơn tái sinh của ngài”.
Tháo nói: “Hôm nay trời xui được gặp phu nhân, thực là may quá. Ðêm hôm nay xin cùng ta đi ngắm trăng thanh gió mát, rồi sẽ theo ta về kinh đô yên hưởng giàu sang. Phu nhân có thuận không?”
Châu thị gật đầu, ghé tai Tháo dặn như thế như thế, rồi ra về. Canh hai đêm ấy, họ Châu thuê xe ngựa đưa đến trước cổng thái y viện đứng đợi.
Châu thị vừa xuống xe thì thấy Điển Vi đánh xe chở Tào Tháo đi tới. Vi dừng xe đón Châu thị xong đánh xe đến đoạn đê giữa cánh đồng thì dừng lại tắt đèn.
Ảnh: Điển Vi nhất quyết không cho ai mở cửa xeTào Tháo và Châu thị không ngờ rằng lúc Châu thị ra khỏi nhà thì Trương Tú đã bí mật đi theo. Thấy xe Tháo dừng lại giữa đồng, Tú liền chạy về gọi Giả Hủ và các thuộc hạ đến vây bắt. Tú lại gọi cả Tào An Dân và con trưởng của Tháo là Tào Ngang đến chứng kiến.
Khi mọi người có mặt, Tào Tháo và Châu thị hoảng hốt đóng cửa cố thủ trong xe, sai Điển Vi chặn đường, không cho ai mở cửa xe.
Trương Tú không đưa được thím ra khỏi xe nên vẫy quân mã xông vào hỗn chiến.
Điển Vi nhất sống nhì chết mà lăn xả vào đám quân của Trương Tú, chém giết một lúc chết hơn hai mươi người, quân mã ấy mới lui, lại có quân bộ kéo đến.
Hai bên giáo mác tua tủa như ngọn lau. Điển Vi mình không mảnh giáp, trên dưới bị vài mươi nhát đâm, vẫn cứ lăn xả vào đánh. Dao mẻ không dùng được, Vi bỏ dao, hai tay vớ ngay lấy hai người làm khí giới, quăng đập một lúc chết tám chín người.
Ảnh: Tào Tháo quất ngựa lội sông mà chạyQuân của Trương Tú thấy thế không dám đến gần, chỉ đứng đằng xa bắn tên lại. Tên bắn như mưa, Điển Vi vẫn liều chết giữ cửa xe, nhưng quân giặc quá đông, Vi lại bị một mũi giáo đâm trúng giữa lưng. Điển Vi kêu to một tiếng, máu chảy đầy đất rồi chết.
Tào Tháo nhờ có Ðiển Vi chẹn giữ của bên tả mới lẻn ra cửa bên hữu cướp ngựa trốn thoát. Chỉ có Tào An Dân biết mà đi bộ chạy theo.
Chạy gần đến bờ sông thì giặc đuổi kịp. An Dân bị băm nhỏ ra như bùn, Tháo vội quất ngựa lội qua sông mà chạy. Vừa sang đến bờ bên kia, thì giặc bắn một tên, trúng vào mắt ngựa. Ngựa ngã gục xuống đất. May đâu, giữa lúc ấy thì Tào Ngang phi ngựa chạy đến, đem ngay con ngựa đang cưỡi nhường cho cha.
Tháo lên ngựa chạy. Tào Ngang bị tên lạc bắn chết. Tháo đi đường gặp các tướng mới thu thập tàn quân lại.
Tháo buồn bã nói với các tướng: “Ta mất một con trưởng, một cháu yêu và một mãnh tướng cũng không tiếc là mấy, chỉ tiếc Phó phòng họ Châu ngon thế nhưng chưa chén được mà thôi!”
Thế thực là:
Tưởng ngon nên muốn trò hoa nguyệt
Không ngờ bị đuổi chạy như ma!
Muốn biết Tào Tháo xử lý vụ ấm chén bất thành này dư lào, xem tiếp hồi sau mới rõ.
Xem thêm:
- Tam quốc diễn nghĩa - Hồi thứ 91b
- Tam quốc diễn nghĩa - Hồi thứ 78b
- Tam quốc diễn nghĩa - Hồi thứ 23b
Tháo tức lắm, cắt ngay mười lăm vạn quân đi đánh Trương Tú, chia quân ra làm ba đường, cho Hạ Hầu Ðôn làm tiên phong. Quân mã đến Vị Thuỷ đóng trại.
Mưu sĩ của Trương Tú là Giả Hủ thấy vậy khuyên bảo Trương Tú rằng: “Quân Tào thế lớn lắm, ta không địch nổi. Chi bằng đem quân đầu hàng”.
Trương Tú nghe, cùng Giả Hủ đến trại yết kiến Tào Tháo. Tháo tiếp đãi thực hậu. Tú dẫn binh vào đóng trong Uyển Thành, lập doanh trại liên tiếp nhau, dài hơn mười dặm. Ở được vài ngày, Tú mỗi hôm mở yến mời Tháo một lần.
Ảnh: “Trong thành có em nào hay hay chén được không?”Một bữa Tháo uống rượu say, vào giường ngủ, hỏi nhỏ tả hữu rằng: “Trong thành có em nào hay hay chén được không?”
Ðứa cháu của Tháo là Tào An Dân, biết ý Tháo, vào thưa thầm rằng: “Thưa chú, chiều hôm qua, cháu trông thấy ở cạnh quán xá có một người đàn bà, mười phần xinh đẹp. Cháu hỏi ra thì là vợ Trương Tế, thím Trương Tú”.
Tháo nghe nói, liền sai An Dân đem năm mươi giáp binh ra đòi vào.
Ðược một lát, giáp binh dẫn người đàn bà vào. Tháo trông ra quả nhiên là xinh đẹp, hỏi tên tuổi nghề nghiệp, thì người đàn bà thưa rằng: “Thiếp họ Châu, vốn là vợ Trương Tế, năm nay 38 tuổi, hiện đang làm Phó phòng Khoa học của Trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Uyển Thành”.
Ảnh: “Phu nhân có thuận không?”Tháo hỏi: “Phu nhân có biết ta không?”
Châu thị thưa: “Thiếp được nghe uy danh thừa tướng đã lâu. Nay mới được bái kiến”.
Tháo nói: “Ta cho Trương Tú hàng cũng vì phu nhân đó, nếu không ta đã giết cả họ hắn rồi”.
Phó phòng họ Châu lạy tạ nói: “Thực đội ơn tái sinh của ngài”.
Tháo nói: “Hôm nay trời xui được gặp phu nhân, thực là may quá. Ðêm hôm nay xin cùng ta đi ngắm trăng thanh gió mát, rồi sẽ theo ta về kinh đô yên hưởng giàu sang. Phu nhân có thuận không?”
Châu thị gật đầu, ghé tai Tháo dặn như thế như thế, rồi ra về. Canh hai đêm ấy, họ Châu thuê xe ngựa đưa đến trước cổng thái y viện đứng đợi.
Châu thị vừa xuống xe thì thấy Điển Vi đánh xe chở Tào Tháo đi tới. Vi dừng xe đón Châu thị xong đánh xe đến đoạn đê giữa cánh đồng thì dừng lại tắt đèn.
Ảnh: Điển Vi nhất quyết không cho ai mở cửa xeTào Tháo và Châu thị không ngờ rằng lúc Châu thị ra khỏi nhà thì Trương Tú đã bí mật đi theo. Thấy xe Tháo dừng lại giữa đồng, Tú liền chạy về gọi Giả Hủ và các thuộc hạ đến vây bắt. Tú lại gọi cả Tào An Dân và con trưởng của Tháo là Tào Ngang đến chứng kiến.
Khi mọi người có mặt, Tào Tháo và Châu thị hoảng hốt đóng cửa cố thủ trong xe, sai Điển Vi chặn đường, không cho ai mở cửa xe.
Trương Tú không đưa được thím ra khỏi xe nên vẫy quân mã xông vào hỗn chiến.
Điển Vi nhất sống nhì chết mà lăn xả vào đám quân của Trương Tú, chém giết một lúc chết hơn hai mươi người, quân mã ấy mới lui, lại có quân bộ kéo đến.
Hai bên giáo mác tua tủa như ngọn lau. Điển Vi mình không mảnh giáp, trên dưới bị vài mươi nhát đâm, vẫn cứ lăn xả vào đánh. Dao mẻ không dùng được, Vi bỏ dao, hai tay vớ ngay lấy hai người làm khí giới, quăng đập một lúc chết tám chín người.
Ảnh: Tào Tháo quất ngựa lội sông mà chạyQuân của Trương Tú thấy thế không dám đến gần, chỉ đứng đằng xa bắn tên lại. Tên bắn như mưa, Điển Vi vẫn liều chết giữ cửa xe, nhưng quân giặc quá đông, Vi lại bị một mũi giáo đâm trúng giữa lưng. Điển Vi kêu to một tiếng, máu chảy đầy đất rồi chết.
Tào Tháo nhờ có Ðiển Vi chẹn giữ của bên tả mới lẻn ra cửa bên hữu cướp ngựa trốn thoát. Chỉ có Tào An Dân biết mà đi bộ chạy theo.
Chạy gần đến bờ sông thì giặc đuổi kịp. An Dân bị băm nhỏ ra như bùn, Tháo vội quất ngựa lội qua sông mà chạy. Vừa sang đến bờ bên kia, thì giặc bắn một tên, trúng vào mắt ngựa. Ngựa ngã gục xuống đất. May đâu, giữa lúc ấy thì Tào Ngang phi ngựa chạy đến, đem ngay con ngựa đang cưỡi nhường cho cha.
Tháo lên ngựa chạy. Tào Ngang bị tên lạc bắn chết. Tháo đi đường gặp các tướng mới thu thập tàn quân lại.
Tháo buồn bã nói với các tướng: “Ta mất một con trưởng, một cháu yêu và một mãnh tướng cũng không tiếc là mấy, chỉ tiếc Phó phòng họ Châu ngon thế nhưng chưa chén được mà thôi!”
Thế thực là:
Tưởng ngon nên muốn trò hoa nguyệt
Không ngờ bị đuổi chạy như ma!
Muốn biết Tào Tháo xử lý vụ ấm chén bất thành này dư lào, xem tiếp hồi sau mới rõ.
Xem thêm:
- Tam quốc diễn nghĩa - Hồi thứ 91b
- Tam quốc diễn nghĩa - Hồi thứ 78b
- Tam quốc diễn nghĩa - Hồi thứ 23b
Tiên sinh biên hồi này tôi hiểu ý tiên sinh định nói đến là gì. Có điều không thể đoán được sự tình nó ứng với điềm nào té ra là vậy. Đến Quản Lộ đội mồ sống dậy chắc cũng chẳng bói ra nổi vì nhiều việc trùng nhau xảy ra ở muôn nơi xứ ta.
Trả lờiXóaMà xem ra văn tiên sinh nhẹ nhàng mà thâm thúy, Vẫn giữ được cái cốt, cái hồn của Tam quốc mà vẫn khiến người xem hiểu được ý tứ xâu xa. So ra văn tôi thô thiển tầm thường. Thật lấy làm hổ thẹn lắm lắm!
Đa tạ tiên sinh đã liếc mắt trông qua! Lại khiến tiên sinh chê cười rồi!
XóaXem việc tiên sinh làm, tôi thấy tiên sinh giống như Hán thừa tướng, làm việc gì cũng cẩn thận, không vội vàng hấp tấp. So ra tôi lại càng không bằng. Ấy vẫn mạo muội nếu như sau này tiên sinh có xuất bản đầu sách học theo văn sĩ họ La ngày xưa để truyền bá cái hay của Tam quốc thì cho tôi xin vài trang phụ lục. Như thế há chẳng phải tôi vinh hạnh lắm ru!
Trả lờiXóaXin tiên sinh đừng chê cười! Tự thân kẻ hèn xét thấy mình tài hèn đức mỏng, không dám nghĩ tới việc làm những chuyện to tát như văn sĩ họ La!
XóaTiên sinh làm thế là phạm vào ba tội lớn đấy.
Xóaba tội ấy là gì, xin tiên sinh vui lòng cho biết?
XóaThời buổi đảo điên đạo học suy vi, chữ thánh hiền bị đem nhóm lò, tiên sinh có cái tài "dùng cán bút làm đòn xoay chế độ", khôi phục lại đạo học. Tiên sinh không chịu viết sách cổ súy cho chúng dân như Phúc-Trạch-Dụ-Cát của xứ Phù Tang. Ấy là có tội với Thiên hạ; Tiên sinh sở học mài rũa bao năm nay, lại đi học thói của mấy anh hủ nho Thôi Châu Bình mà chẳng chịu ra giúp đời làm dạng danh dòng tộc, ấy là có tội với tổ tiên; Tiên sinh văn như Siêu Quát học nghệ đã thành nhưng lại chẳng chịu bộc lộ để người đời biết tiếng, ấy là cái tội với bản thân. Ba cái tội ấy, tiên sinh phạm phải khác nào đi ngược lại với lời dạy của đức Khổng Tử: Tu thân, tề gia, trị quốc,...
XóaTôi có mấy lời mạo phạm xin tiên sinh chớ để bụng.
Được lời của tiên sinh, kẻ hèn này như vén bức mây mù mà trông thấy trời xanh. Chỉ hiềm tài sơ trí thiển, lại không có người đủ tâm đủ tài giúp sức, e là chẳng làm nên trò trống gì lại thành trò cười cho thiên hạ!
Xóa*nói xong nước mũi tuôn như suối*
Vậy là Tiên sinh phụ mất những tấm lòng trong thiên hạ rồi!
XóaThôi tiên sinh đành bằng lòng vậy! :(
XóaDVD sang thăm nhà, đọc và ngẫm...
Trả lờiXóaVinh hạnh được đón lão tiền bối ghé thăm!
XóaTại hạ văn chương thô lậu, không viết được nhiều từ lắm chữ khen tặng tiền bối, chỉ biết thốt lên: "Hay, rất hay". Mong lão tiền bối giữ được cái đam mê giữa dòng đời thực dụng này!
Trả lờiXóaĐa tạ tấm lòng của thiếu hiệp! :)
Xóa