1. Thời Chiến quốc bên Tầu, vương tôn nước Tần tên là Doanh Dị nhân bị đưa sang ở kinh đô Hàm Đan nước Triệu làm con tin. Lã Bất Vi, vốn là một nhà buôn, lúc ở Hàm Đan trông thấy Doanh Dị nhân bèn nảy ra ý muốn giúp Dị nhân trở thành người kế nghiệp nước Tần để mình có cơ hội tiến thân, liền chủ động kết giao với Dị nhân. Bất Vi có một người thiếp yêu tên là Triệu Cơ, đàn hay múa giỏi, lại đang có mang, đem dâng cho Dị nhân. Doanh Dị nhân mê Triệu Cơ như điếu đổ, liền lập làm phu nhân. Đến đủ tháng, Triệu Cơ sinh một đứa con trai, đặt tên là Chính. Lã Bất Vi dốc hết tiền của trong nhà để tìm cách giải thoát cho Doanh Dị nhân được về nước Tần, rồi sau đó lại chạy chọt cho Dị nhân được lập làm thế tử.
Vua Tần mất, Bất Vi cùng quần thần tôn Doanh Dị nhân lên nối ngôi, lấy hiệu là Trang Tương vương, lập Triệu Cơ làm Vương hậu, lập con là Chính làm Thái tử. Đương kim Thừa tướng nước Tần lúc đó là Thái Trạch biết Trang Tương vương cảm cái ơn sâu của Lã Bất Vi, bèn cáo bệnh đem ấn tướng nộp giả. Trang Tương vương liền phong cho Bất Vi làm Thừa tướng, tước Văn Tín hầu, ăn lộc mười vạn nóc nhà ở Lạc Dương, Hà Nam.
Lã Bất Vi muốn học theo Tướng quốc của các nước chư hầu như Mạnh Thường Quân nước Tề, Tín Lăng Quân nước Nguỵ, Bình Nguyên Quân nước Triệu, Xuân Thân Quân nước Sở, nên cũng đặt ra tân quán, chiêu dụ tân khách, được hơn ba nghìn người. Bất Vi lại muốn lưu danh cho đời sau, liền tập hợp tân khách, soạn ra một bộ sách gọi là “Lã Thị Xuân thu”.
Dưới triều Trang Tương vương, Bất Vi tự làm đại tướng, đem quân đánh nhà Chu lấy hết cả đất, lại bắt được thiên tử đem về Tần, chấm dứt hơn tám trăm bảy mươi năm tồn tại của nhà Chu, uy danh của Lã Bất Vi lừng lẫy khắp các nước chư hầu.
Ảnh: Thái hậu thường đòi Bất Vi vào cung chơi trò ấm chén2. Doanh Dị nhân làm vua được ba năm thì bị bệnh, Lã Bất Vi vào cung hỏi thăm, nhân lúc ấy sai nội thị cầm phong thư kín đưa cho Triệu Cơ, nhắc lại lời thề ngày trước. Triệu Cơ chưa quên tình cũ, bèn triệu Bất Vi vào cung bày cuộc gió mưa.
Dị nhân lâm bệnh một tháng thì mất. Bất Vi rước thái tử Chính lên ngôi Tần vương[1], bấy giờ mới có mười ba tuổi. Tần vương Chính tôn Trang Tương hậu Triệu Cơ làm Thái hậu, phong Lã Bất Vi làm Thượng phụ và giao quyền quyết định mọi việc triều chính. Bất Vi sai tướng đánh nước Triệu, hạ được thành Tân Dương, sau đó lại đánh nước Hàn, lấy được mười hai thành. Công lao của họ Lã đối với nước Tần thật không sao kể xiết.
Lã Bất Vi có sức khỏe, được Thái hậu yêu lắm nên tha hồ ra vào cung cấm, không kiêng nể gì ai. Khi thấy vua Tần đã trưởng thành lại thông minh hơn người, Bất Vi có ý sợ, nhưng Triệu Cơ càng ngày càng toả nhiều bóng dâm[2], thường đòi Bất Vi vào cung chơi trò ấm chén. Bất Vi sợ việc bị phát giác thì họa đến thân, muốn tiến một người để thay mình sao cho vừa lòng Thái hậu, nhưng khó tìm người lắm. Nhân nghe nói có người ở chợ tên là Lao Ái thường được các chị em xồn xồn ở trong xóm tranh nhau xin chữ ký, bị chính quyền địa phương khép vào tội đeo kính dâm của người loạn thị[3], Bất Vi liền yêu cầu chính quyền địa phương tha cho Lao Ái, lại giữ ở trong phủ làm xá nhân.
Năm ấy nước Tần mở hội mừng ngày mùa, người trong nước được vui chơi nhảy múa thoả thích, ai có trò gì hay đều được đem ra góp vui, không phải kiêng giữ. Bất Vi liền sai làm một cái bánh xe bằng gỗ vông đeo vào phương tiện đi tè của Lao Ái rồi quay tít mà Lao Ái vẫn không hề hấn gì. Người xem hội trông thấy đều lắc đầu lè lưỡi, tôn Lao Ái là thánh sống. Dê nước Tần nhìn thấy Lao Ái thì phải quỳ cả bốn chân mà lạy từ xa.
Thái hậu Triệu Cơ nghe việc ấy, liền hỏi Lã Bất Vi, tỏ ý hâm mộ. Bất Vi nói: “Thái hậu muốn thấy người ấy thì để tôi xin tiến vào”. Thái hậu cười mà không đáp, hồi lâu mới nói rằng: “Nhà ngươi nói đùa đấy ư, người ngoài khi nào lại vào được nội cung?”.
Bất Vi nói: “Tôi có một kế, là sai người phát giác tội cũ của nó, bắt đem thiến đi. Thái hậu sẽ đút nhiều tiền cho kẻ hành hình, bảo thiến vờ, rồi cho nó làm hoạn quan vào hầu trong cung, như thế mới được lâu dài”.
Thái hậu mừng quá nói rằng: “Kế ấy rất diệu!”. Nói rồi lấy trăm nén vàng giao cho Bất Vi, sai thi hành “diệu kế”. Thế là Lao Ái trở thành “hoạn quan”, đi lẫn trong bọn nội thị, vào hầu hạ trong cung Thái hậu. Đêm đến được Lao Ái hầu ngủ, Thái hậu thấy vừa lòng lắm, sáng ra triệu Lã Bất Vi vào cung thưởng cho rất hậu để đền lại công lao. Tự đó họ Lã mới được yên thân.
3. Thái hậu cùng Lao Ái ở với nhau như vợ chồng, không bao lâu đã có mang. Thái hậu sợ khi sinh nở không thể giấu được, bèn nói dối là có bệnh, sai Lao Ái đem tiền đút cho thầy bói, bảo nói dối là trong cung có ma, nên tránh ra ngoài. Vua Tần vốn hơi nghi ngờ việc Thái hậu tư thông với Lã Bất Vi, nay thấy Thái hậu đòi đi ở xa thì xem đó là cơ hội để tuyệt đường đi lại giữa hai người, bèn mời Thái hậu ra ở một toà cung điện cũ cách kinh thành hai trăm dặm, gọi là Đại Trịnh cung.
Ảnh: Thái hậu cùng Lao Ái ở với nhau như vợ chồngThái hậu và Lao Ái ra ở Đại Trịnh cung lại càng thân mật nhau, không còn kiêng sợ bố con thằng nào. Trong hai năm, Thái hậu đẻ luôn hai đứa con trai, lại ước riêng với Lao Ái là mai sau vua Tần mất thì sẽ chọn một đứa lên nối ngôi. Lao Ái mừng lắm.
Thái hậu tâu lên vua Tần nói Lao Ái thay vua phụng dưỡng có công, xin phong đất cho. Vua Tần vâng mệnh Thái hậu, phong Lao Ái làm Trường Tín hầu, cho ăn lộc ở đất Sơn Dương. Lao Ái bỗng chốc được quý hiển, lại càng hung hăng. Thái hậu lại cho Lao Ái tham dự việc triều chính, mỗi ngày ban thưởng cho rất nhiều nhà cửa, xe ngựa, săn bắn, chơi bời, Lao Ái muốn làm gì mặc ý; bất cứ công việc lớn nhỏ, đều do Ái quyết định. Lao Ái lại nuôi vài nghìn tên gia đồng; các tân khách cầu được tiến đạt, đến xin làm xá nhân, cũng hơn nghìn người. Lao Ái không muốn kém tiếng Lã Bất Vi, cũng tập hợp tân khách soạn ra một bộ sách gọi là “Lao Thị đại điển”. Ái lại bỏ tiền giao kết với những người có thế lực trong triều để gây bè phái, được những kẻ xu phụ quyền thế thi nhau đến theo, thanh thế lại to hơn cả Văn Tín hầu Lã Bất Vi.
4. Từ chuyện xưa nghĩ lại, Lao Ái tuy không có tài trí gì, lại cũng chẳng phải mất công đèn sách hay cày cuốc, nhưng nhờ được trời ban cho một khả năng đặc biệt nên cũng vì thế mà quý hiển hơn người. Khác với Lã Bất Vi nhờ có tài buôn bán hay các chính khách khác như Mạnh Thường Quân, Bình Nguyên Quân, Tín Lăng Quân, Xuân Thân Quân... nhờ có tài thao lược mà được trọng dụng, song vinh hiển cũng chỉ đến mức dè dặt, thậm chí phần đông trong số họ rồi cũng đến lúc thất sủng mà bị vua cho ngồi chơi xơi nước hoặc đi ngủ với giun; Lao Ái chỉ có mỗi cái tài phục vụ chị em nhưng vinh hiển lại đến mức tột bậc, được Thái hậu Triệu Cơ cho phép muốn làm gì được nấy. Ân sủng của Thái hậu dành cho Lao Ái, thậm chí cho đến lúc cận kề cái chết, vẫn không hề suy giảm tẹo nào so với buổi ban đầu, bằng chứng là khi việc tư thông với Lao Ái bị bại lộ, Thái hậu còn giao cả ấn tín của mình cho Lao Ái để huy động vệ binh, quyết một phen sống mái với vua Tần.
Cho hay, ở đời không cứ là khả năng gì, miễn khả năng đó là xuất chúng và được dùng đúng chỗ thì người ta cũng có thể làm được những chuyện phi thường. Nước Tần biết dùng đúng người đúng việc nên cũng vì thế mà trở nên hùng mạnh, đánh bại được các nước chư hầu, thống nhất Trung Quốc. Ấy cũng có thể coi là cái phúc của trăm họ vậy.
-----
[1] Sau này Tần vương Chính thống nhất Trung Quốc, lập ra triều đại nhà Tần và trở thành vị hoàng đế đầu tiên, gọi là Tần Thuỷ hoàng đế (hoặc Tần Thuỷ hoàng)
[2] Người toả nhiều bóng dâm còn được gọi là người đa dâm
[3] Khoa học pháp lý ngày nay gọi những kẻ phạm tội đeo kính dâm của người loạn thị là dâm loạn
[1] Sau này Tần vương Chính thống nhất Trung Quốc, lập ra triều đại nhà Tần và trở thành vị hoàng đế đầu tiên, gọi là Tần Thuỷ hoàng đế (hoặc Tần Thuỷ hoàng)
[2] Người toả nhiều bóng dâm còn được gọi là người đa dâm
[3] Khoa học pháp lý ngày nay gọi những kẻ phạm tội đeo kính dâm của người loạn thị là dâm loạn
Mô phật ! 2 cái chú thích 2 & 3 quá đỉnh ! Ta thích !
Trả lờiXóaÔng thích thì chạy ra mua cái kính dâm của người loạn thị mà đeo, xong rồi tỏa ra nhiều bóng dâm cho thiên hạ được nhờ! :))
XóaTôi cũng muốn phát dương quang đại cái Dâm uy của tôi lém.Ngặt nỗi nếu mà đeo quả kính dâm của người loạn thị vào thì lại nhìn gà hóa cuốc,chẳng may quàng phải em Xuân của ông thì bỏ bố !
XóaỔng thật xỏ lá quá, thứ nhất là Lao Ái bị Tần vương Doanh Chính xem là cái họa rồi diệt trừ tận gốc chứ có dùng đúng người đúng việc đâu, ngẫm mà tiếc cho khả năng tỏa bóng dâm tới mọi chị em của y (giả thử dùng y vào việc dụ dỗ vương hậu các nước khác chắc nhà Tần còn nhanh chóng thống nhất Trung Hoa hơn nữa).
XóaThứ 2 là việc so sánh Lã Bất Vi với Lao Ái khiến tôi thấy hơi bất mãn. Vì rằng Lao Ái chỉ có mỗi cái tài bắn chim bách phát bách trúng. Nhưng Lã Bất Vi thì ngoài tài buôn bán ra còn hơn thiên hạ ở cái đầu mưu lược, đi nước cờ nào trúng nước cờ đó, nào thuyết khách, nào dùng hiền tài.... Nhà Tần giàu mạnh lên sau cái chết của Dị Nhân bệ rạc rõ ràng là nhờ công lớn của họ Lã. Chỉ tiếc Lã thị khôn ngoan thế nhưng lại ko lường được thằng con quý tử quay lại rót rượu độc cho mình uống. Haizza, đúng là ko gì nhanh giàu bằng buôn vua, cũng ko có gì nhanh chết bằng buôn vua!!!
Ông chỉ cho tôi thấy tôi xỏ lá chỗ nào coi? Thế bây giờ ông thử cho Lao Ái làm thừa tướng để trị nước, còn Lã Bất Vi làm thái giám để hầu hạ Thái hậu coi hiệu quả như thế nào? Thái hậu là mẹ của vua, là bậc mẫu nghi thiên hạ, thế mà bữa ăn giấc ngủ của Thái hậu không quan trọng thì cái gì mới quan trọng? Lao Ái là người có khả năng đặc biệt, nhưng nếu không được vào cung phục vụ Thái hậu thì liệu có thể lập được những công trạng phi thường đó không? Bởi thế nên tôi mới nói là, có khả năng xuất chúng và được dùng đúng chỗ, thì sẽ làm được những chuyện phi thường vậy!
XóaÔng ah, cái ý xỏ lá này nó bao trùm lắm, tôi không dẫn dụ cụ thể ra được. Tỷ như cái anh ngửi văn anh í biết hơi hướng của nó dư lào, thơm thối ra sao nhưng mà chỉ ra cụ thể thì hơi khó. :)))))) Tôi đọc văn ông thì tôi vỗ đùi mà tự sướng ờ thằng này nó xỏ hay quá, dưng mà chỉ ra từng điểm 1 a, b, c thì lại mất cả sướng.
XóaTôi có thêm ý này muốn bổ sung vào cái ý của ông ở trên dưng mà lại hơi sợ phạm thượng, nên thôi vậy, có gì ông bỏ quá tôi chỉ nói ngang đến thế này thôi, dẫn nữa lại phạm vào húy của ông thì bỏ mịa :))))))))))))))))))))
XóaĐâu đâu, ông bổ sung coi? Có gì phạm vào huý của tôi thì tôi bỏ quá cho, nhưng mà chắc là không phạm huý được đâu, vì đằng nào tôi cũng chẳng làm được như Lã Bất Vi, càng không làm được như Lao Ái, còn muốn làm Triệu Cơ thì cũng chẳng ai cho tôi làm! :))
XóaDã sử: Thời Hậu Lý, đời vua Anh Tông (sau đó đến Cao Tông), Tô Hiến Thành làm quan Thái Úy, vua còn nhỏ nên phải giúp vua phụ chính mọi việc trong triều. Bề tôi đắc lực trong triều còn có hai ông Trần Trung Tá và Vũ Tán Đường.
XóaLúc Tô Thái Úy bệnh nặng, Trần Trung Tá ngày đêm lo việc công cán quốc gia nên không đến hầu Thái Úy được. Vũ Tán Đường thì ngày đêm bên cạnh Thái Úy sắc thuốc bưng trà.
Bệnh tình mỗi ngày một ngặt nghèo, Thái Úy sắp mất, Thái Hậu đến thăm và xin Thái Úy đề cử người lên thay. Thái Hậu hỏi:
"Ai có thể thay được Thái Úy lo việc triều chính?"
Tô Hiến Thành nói: "Trần Trung Tá có thể thay được thần"
Thái Hậu ngạc nhiên hỏi:
"Lúc ông bệnh, Trần Trung Tá không hề đến viếng thăm ông, còn Vũ Tán Đường thì ngày đêm bên cạnh sắc thuốc bưng trà. Vậy tại sao ông không đề cử Vũ Tán Đường?"
Thái Úy nói: "Thái Hậu hỏi thần ai có thể thay được thần lo việc triều chính thì thần đề cử Trần Trung Tá. Nếu Thái Hậu hỏi ai có thể thay Trần Trung Tá sắc thuốc bưng trà thì thần đề cử Vũ Tán Đường."
Tân dã sử (chôm từ 1 cuốn sách của 1 nhà thơ nổi tiếng viết cho thiếu nhi, hình như là TĐK): Một sếp nọ chuẩn bị về hưu, tay chân sếp có 2 vị thân tín. 1 vị có tài năng, có năng lực quản lý, túm lại là CEO hàng đầu. Vị kia tuy ko có tài nhưng được cái hầu hạ sếp chu đáo từ lúc sếp còn tại ngũ. Khi sếp nghỉ, mọi người ngạc nhiên thấy sếp đề cử vị thứ 2 thay mình. Hỏi: Sao ko đề cử ông kia? Đáp: Nó có tài quá chắc gì nó nghĩ đến mình. Chi bằng cho cái thằng từng đổ bô cho mình lên, sau này nó còn chăm lo cho con cháu mình.
Hết truyện: Mở ngoặc đơn là toàn truyện đi chôm, ko phải của tôi viết, ông ah!!!!
Chuyện ông mới là bựa ấy! Liên tài ở đâu? Chuyện phi thường ở đâu?
XóaHố hố, thì đang nói chuyện biệt nhỡn liên tài mà. Ở khía cạnh này, cái vụ đổ bô mấy lại sắc thuốc bưng trà là liên tài.
XóaÀ ừ, tôi mải miết đi tìm yếu tố phi thường mà quên mất chuyện biệt nhỡn. Mình đúng là ham hố cái to, thật đáng hổ thẹn! :))
XóaÁi chà! Một khiêm tốn bốn tự cao kiểu ni không khéo thêm vài còm măng nữa sẽ xưng tụng thành Nam Bình Phi - Bắc Ơ Sol (kiểu như Nam Mộ Dung - Bắc Kiều Phong) không biết chừng. Lão Fích ta chắc cũng phải lập 1 thằng blog để vô chém gió cho nó chính thống
XóaVâng vâng! Mời bác nhanh nhanh cho! Cái đống trên Zà hú vừa lấy về năm ngoái, bác tống lên trên blog ngay cho!
XóaHe he, thế sau bao năm trăn trở anh đã biết mình có tài xuất chúng gì chưa, dùng vào việc gì để phát huy tối đa khả năng trời phú của mình chưa:d
Trả lờiXóaLàm như Lã Bất Vi thì anh không có khả năng, làm như Lao Ái thì càng không thể. Anh đồ rằng có nhẽ anh chỉ làm được Thái hậu Triệu Cơ! :))
XóaMột cái Blog được viết bởi một người không chuyên nhưng tính chuyên nghiệp thì còn ăn đứt khối bài trên báo thì có được tính là một việc phi thường được làm ra bởi một biệt tài không hở các ông ?
XóaMô phật, nhà chuà quá khen làm tôi xấu hổ rồi. Hay là nhà chuà cũng lập một cái blog rồi mang thơ "mùng tơi" lên đấy mà đăng cho nó máu? ;))
Trả lờiXóaA di đà phật ! Tội lỗi ! Tội lỗi...!
XóaẤn tượng về các nhân vật trong truyện của mình:
Trả lờiXóaNgày bé (Cấp 2) xem phim trên tv không hiểu Lao Ái, Triệu Cơ và Lã Bất Vi có mối quan hệ thế nào.
Giờ lớn lên bao nhiêu năm rồi mới đọc lại qua câu chuyện của bác :)))) Và đã hiểu ra nhiều điều. Mong bác tiếp tục viết để mình vào hóng hớt ạ 8->
Được được, từ từ rồi tôi sẽ viết để hầu chuyện các anh chị!
XóaCó số điện thoại của Lao Ái không ông ơi? ;))
Trả lờiXóatao xin mày. Có cấn gửi một chai dầu vào kô hả Solitaire
Trả lờiXóaGửi dầu để làm gì?
Xóaxuất chúng + đặt đúng chổ là thiên tài cmmr :v
Trả lờiXóaCái chi tiết kể LBV thân tự làm tướng diệt nhà Chu ta cho rằng đưa vào đây chưa thỏa đáng.
Trả lờiXóaHà cớ chi ko thoả đáng vậy Lão Phích? Đấy ko được tính là tài năng và công trạng của họ Lã ru?
XóaBài đang nói về biệt nhỡn liên tài, thì để đọ với cái món vô địch bắn chim của Lao Ái chỉ cần mô tả khả năng súng ống của Lã Bất Vi là đủ, cùng lắm thêm cái món buôn vua thượng hạng. Nếu kể thêm món cầm quân đánh trận, rồi công lao biên soạn Lã Thị Xuân Thu, e rằng chú Sol làm cho người đọc có cảm giác lệch lạc LBV là tay anh hùng kiệt hiệt, văn võ toàn tài, liên tài với Lao Ái thần chim thế nào được.
Trả lờiXóaNếu so Bất Vi với Bình Nguyên Quân, Tín Lăng Quân.. hay Ngô Khởi, Bạch Khởi... thì ko chuẩn cho lắm nhưng đúng là LBV cũng có tài trị nước hay cầm quân đó chứ. Lão Fích ko thấy sau khi LBV bị bãi chức thì chư hầu đua nhau đến mời LBV về làm tướng đó à?
XóaẤy mới nói mấy cái chân tài thực học của họ Lã thì ta giấu biến cmn đi, chỉ thò ra mỗi tài chim cú để so đọ với Trường Tín hầu Lao Ái là đủ. Như thế mới làm nổi bật lên "một góc nhìn khác" của cái note này
Xóanhư vậy thì một trăm lần không được, một nghì lần cũng không được! Văn Tín hầu tuổi gì mà đòi đọ súng với Trường Tín hầu? Em đồ là ko phải ngẫu nhiên mà vua Tần phong cho 2 ông ấy là Văn và Trường! :))
Xóa