Chuyện xưa kể lại, Tần Thuỷ hoàng muốn được sống lâu để hưởng cảnh lạc thú hồng trần nên sai quan ngự y là Từ Phúc ra đảo Bồng Lai tìm thuốc trường sinh. Từ Phúc tâu rằng đấy là một món thuốc quý xưa nay khó ai tìm được, và yêu cầu Thuỷ hoàng cấp mười chiếc thuyền lớn để vượt bể Đông, trong thuyền có đủ hạng thợ và năm trăm đồng nam, năm trăm đồng nữ, phòng khi dùng đến. Thủy hoàng liền hạ lệnh sắm đủ mọi thứ cho Từ Phúc ra đi.
Tháng ngày trôi qua, Thủy hoàng đợi mãi mà Từ Phúc vẫn chẳng bóng chim tăm cá. Truyền thuyết nói rằng, Từ Phúc đã mang các đồng nam, đồng nữ và vật dụng mà Thuỷ hoàng cấp cho, trốn ra đảo để sinh cơ lập nghiệp. Có người nói đảo đó là Nhật Bản, người khác thì cho rằng đảo đó là Đài Loan.
Ảnh: Thuyền của Từ Phúc vượt bể tìm thuốc trường sinhCâu chuyện kể trên được ghi lại trong rất nhiều tài liệu khác nhau, kể cả “Sử ký” của Tư Mã Thiên, “Tam quốc chí” của Trần Thọ hay các tác phẩm văn học như “Đông Chu liệt quốc”, “Hán Sở tranh hùng”, “Tần Thuỷ hoàng diễn nghĩa”... Nhắc lại câu chuyện đó, chúng tôi không có ý định tìm hiểu coi Từ Phúc đã làm gì với số nhân tài vật lực mà Thuỷ hoàng cấp cho ông, cũng không nhằm xác định xem nơi ông đến là Đài Loan hay Nhật Bản. Chúng tôi chỉ muốn thử lật lại một số vấn đề trong công tác quản lý của những bậc làm vương, làm tướng ngày xưa, mà cụ thể là việc xác định mục tiêu quản lý.
Hẳn những ai đã từng đọc các sách về quản lý đều biết rằng xác định mục tiêu là khâu đầu tiên và quan trọng nhất, quyết định toàn bộ diễn biến của quá trình quản lý. Điều đó có nghĩa rằng quá trình quản lý thành hay bại phụ thuộc trước hết vào việc xác định mục tiêu quản lý đúng hay sai. Lẽ hay hớm ấy tuy rằng đơn giản nhưng thực ra chỉ người đời nay mới có thể hiểu thấu do đã được trang bị các lý thuyết quản lý, còn ngày xửa ngày xưa khi quần hùng trong thiên hạ đua nhau nổi lên giành đất cướp dân thì người ta chỉ cần biết rằng, quản lý nghĩa là quản thế nào cho có lý, mà cái lý ở những thời dã man, mông muội ấy, không phải là cái gì khác ý chí của những người được “trời trao mệnh lớn”. Tuy nhiên, ý chí của những kẻ “thay trời trị dân” ấy dẫu có khi hay nhưng cũng nhiều lúc rất dở, bởi thế nên việc quản lý của họ cũng có lắm chuyện oái oăm dao găm.
Lịch sử đã chứng minh rằng, sở dĩ nước Tần có thể trở nên hùng mạnh và đánh bại các nước Triệu, Nguỵ, Hàn, Yên, Tề, Sở để thống nhất Trung Hoa là vì người Tần đã có những chính sách tuyệt vời để thu hút nhân tài trong thiên hạ. Nhiều chính khách lừng danh như Vệ Ưởng, Trương Nghi, Phạm Thư, Thái Trạch,... sau khi bôn ba khắp sáu nước nhưng không được trọng dụng thì cuối cùng đã tìm được đất dụng võ ở nước Tần. Tuy nhiên, lịch sử không hề ghi nhận một trường hợp nào các chính khách kể trên đã nói hoặc các vị vua Tần đã được nghe, rằng yêu cầu đặt ra đối với mục tiêu quản lý là phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp điều kiện thực tiễn. Chính vì thế nên trong câu chuyện tìm thuốc trường sinh kể trên, chủ thể quản lý là Tần Thuỷ hoàng mới đặt ra cho đối tượng quản lý của mình là Từ Phúc một mục tiêu không tưởng, làm cho hệ thống quản lý vận động chệch hẳn mục tiêu, mà cụ thể là Từ Phúc đã tấu lên Thuỷ hoàng một bản báo cáo láo, rằng “Bệ hạ muốn có thuốc trường sinh tất phải chịu tổn phí, đóng thuyền và cấp hành trang cho hạ thần vượt bể thì mới tìm được”, rồi sau đó mang toàn bộ số người ngợm, của cải được giao chạy một mạch ra đảo, không bao giờ dám quay trở lại. (Bởi nếu quay lại thì chỉ còn nước dùng đít mà đội mũ).
Lại có một câu chuyện khác về người không biết cách quản lý là trường hợp của ông Quan Vũ thời Tam quốc. Sách Tam quốc kể rằng ông này khi đang đem quân Kinh Châu vây đánh Tào Nhân ở Phàn Thành thì thiếu lương, bèn sai sứ về giục hai tướng giữ thành Nam Quận và Công An là My Phương và Phó Sĩ Nhân phải tải ngay mười vạn gánh gạo đến, hễ chậm chạp thì chém lập tức. Quan Vũ không hề biết rằng trong khi ông ta mải miết đánh phá quân Tào thì thành trì quan trọng nhất của ông là Kinh Châu đã bị Đông Ngô chiếm mất, còn Nam Quận và Công An cũng bị Đông Ngô vây chặt, vì vậy việc kiếm một lúc mười vạn gánh gạo để tiếp ứng cho quân sĩ là điều mà hai tướng Phó, My có muốn thì cũng chẳng làm được. Bởi thế nên khi nghe sứ giả truyền đạt mệnh lệnh của Quan Vũ, hai tướng chỉ biết nhìn nhau than thở, cực chẳng đã đành phải chém sứ giả rồi mở cửa thành ra đầu hàng quân Ngô.
Dẫu rằng việc đốc thúc lương thảo của Quan Vũ là hoàn toàn xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn và cũng không thể không làm, bởi lẽ nếu không có lương thảo thì dẫu Tôn Vũ hay Ngô Khởi sống lại cũng chẳng thể ra trận đánh giặc được; tuy nhiên, việc Quan Vũ đặt ra cho các đối tượng quản lý của mình (My Phương và Phó Sĩ Nhân) một mục tiêu quá xa vời (tải ngay mười vạn gánh gạo) với chế tài hết sức ngặt nghèo (hễ chậm chạp thì chém ngay lập tức) trong khi điều kiện khách quan không cho phép (thành trì đã bị chiếm mất) đã đẩy hệ thống quản lý của ông ta vào một tình trạng không thể nào cứu vãn (hai tướng giữ thành tuốt gươm chém sứ giả, rồi ra đầu hàng Đông Ngô). Hành động của My Phương và Phó Sĩ Nhân tuy rằng bị rất nhiều người lên án, và thậm chí sau đó họ còn bị Lưu Bị trừng phạt tàn khắc, nhưng rõ ràng lời họ nói trước khi trở cờ quay giáo về với Đông Ngô có lẽ cũng là một bài học rất quý giá mà những người đã từng làm “sếp” của họ là Quan Vũ và Lưu Bị không thể không suy nghĩ nếu còn muốn tiếp tục làm công tác quản lý khi sang thế giới bên kia: “Quan Công làm như thế, chính là cố ý muốn giết chúng ta, lẽ đâu ta ngồi chắp tay mà chịu chết? Nếu không sớm hàng Đông Ngô, tất không khỏi chết về tay Quan Công”.
Tiếp ngay sau cái chết của Quan Vũ, lịch sử lại được chứng kiến ngay một vụ sai lầm nghiêm trọng không kém trong công tác quản lý của người em kết nghĩa của ông, ấy là Trương Phi. Số là khi được tin Quan Vũ bị Đông Ngô xử chém, Trương Phi nóng ruột báo thù, liền hạ lệnh cho thuộc hạ trong ba ngày phải may đủ cờ trắng và áo giáp trắng để toàn quân mặc đồ tang sang đánh Ngô. Hai tướng dưới quyền là Phạm Cương, Trương Đạt vào xin Trương Phi cho gia hạn thêm thời gian vì không thể may kịp đủ cờ trắng, giáp trắng cùng một lúc cho mấy vạn quân thì bị ông ta nổi giận quát võ sĩ trói vào gốc cây, đánh mỗi người năm chục roi, đánh xong còn đe giết hai người nếu ngày hôm sau không may đủ.
Hai tướng Phạm, Trương phải đòn đau quá, hộc cả máu ra đằng miệng, trở về dinh bàn chuyện với nhau. Phạm Cương nói: “Hôm nay ta phải đòn thế này, còn ngày mai nữa thì biện làm sao cho kịp? Người ấy tính nóng như lửa, nếu ngày mai không xong, chúng ta cũng khó toàn mạng”. Trong cái khó ló cái liều, Trương Đạt đề xuất: “Để cho hắn giết ta, chẳng thà ta giết hắn trước đi cho rảnh”. Thế là ngay trong đêm đấy, Trương Phi, anh hùng lừng lẫy một thời, người được Quan Vũ miêu tả là “có thể ở trong đám quân trăm vạn lấy đầu thượng tướng dễ như lấy vật gì trong túi”, bị hai đứa vô danh tiểu tốt là Phạm Cương và Trương Đạt cắt đầu đem nộp cho Đông Ngô. Nguyên nhân cái chết lãng xẹt của Trương Phi, không phải ở đâu xa, mà cũng chính là vì ông ta đã sai lầm trong việc xác định mục tiêu quản lý, từ đó mà đưa ra những quyết định quản lý xa rời thực tiễn, dẫn đến việc trả giá bằng chính mạng sống của mình...
Ảnh: Ăn chơi mà không sợ mưa rơi thì tránh làm sao cho khỏi ướt?Còn rất nhiều câu chuyện như thế được sử sách ghi lại, mỗi câu chuyện có một tình tiết riêng và xuất hiện trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng đều có chung một điểm giống nhau là người quản lý xác định mục tiêu không phù hợp với điều kiện khách quan, dẫn đến hệ thống quản lý của họ buộc phải vừa vận động vừa chổng mông vào quy luật. Trong các câu chuyện kể trên, tuy mức độ thiệt hại của Quan Vũ, Trương Phi hay Tần Thuỷ hoàng... là không giống nhau, nhưng nói chung, cái giá mà họ phải trả cho việc xác định sai mục tiêu quản lý đều rất thê thảm, cho dù cái giá đó là mất đất, mất của hay mất người.
Thế cho nên, trước khi có ý định làm gì với nguồn lực của mình, cho dù đó là nhân, tài hay vật lực, xin hãy nhớ rằng, nếu ý định đó không phù hợp với điều kiện thực tiễn thì cái giá phải trả hẳn sẽ là không rẻ. Ăn chơi mà không tính đến việc mưa rơi thì chuyện bị ướt cũng khó mà tránh khỏi vậy!
Xem thêm: Thị trường mục tiêu của người ăn mày
Ông nói chính hợp ý tôi. Sử dụng nhân tài vật lực cho tốt đòi hỏi năng lực quản lý của người cầm đầu. Nếu cái Tôi cá nhân quá lớn thì nhiều khi biết ko có lợi mà vẫn làm dẫn đến thiệt hại về người và của. Đọc TQ tôi cũng điên nhất là mấy cái chết rất ư trời ơi đất hỡi của Quan, Trương, hay như Bàng Thống chẳng hạn, tài năng thì có thừa, thế mà chỉ vì cái Tôi quá lớn cứ sợ Khổng Minh tranh công giành Tứ Xuyên để cuối cùng chết lãng xẹt ở đồi Lạc Phượng.
Trả lờiXóaBài học rút ra: Đi chơi phải mặc áo mưa! =))
XóaÔng lại xuyên tạc rồi. Câu này là đa nghĩa lắm đấy, hè hè, thỉnh Dâm Sư vào bình loạn riêng câu này đê....
XóaXuyên tạc gì đâu, bài học đó cũng được rút ra từ chính bài viết mà. Ông không nghe lời tôi, đến lúc bị ướt thì đừng trách nha! :))
XóaMô phật ! Ta thuần khiết như một tờ giấy trắng nên cái ẩn ý sâu xa,đa nghĩa gì đó ta chịu thôi,không thể nào hiểu được.A di đà phật !
XóaVậy ông nambinhfree và Dâm Sư phải về mua áo mưa mặc vào ngay, không thì ướt hết đấy. Mô Phật!
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTôi xoá cái cmmt này vì ông xách mé tôi quá! :))
XóaHồng chúc bạn cuối tuần vui nhiều.
Trả lờiXóaCó lẽ bài viết này là câu trả lời cho câu hỏi mà ta đang trăn trở(tới bữa quên ăn,nửa đêm thức giấc...):
Trả lờiXóaTại sao những kẻ đánh bạc thường chỉ có một kết cục : Nhẹ thì cháy túi,nặng thì mất nhà,mất cửa,vật vờ đầu đường xó chợ ?
Bởi vì những kẻ này đã sử dụng tài lực của mình để thực hiện một mục tiêu có thể nói là không tưởng : "dỡ nhà người khác về xây nhà xí nhà mình" !
Nhưng sự đời trớ trêu ở chỗ,cái kết cục đau thương đó hầu hết các con bạc đều biết nhưng than ôi chẳng mấy người dứt ra được giấc mộng "lên Tiên" của mình(trong đó có ta)! Haizzz !!!
Sư định ăn chơi không thèm sợ mưa rơi hở? Mặc áo mưa vào đi kẻo ướt hết giờ!
XóaSài Gòn đang mưa !
XóaSư đi ăn chơi thì nhớ mặc áo mưa vào!
XóaHaizzz ! Thời buổi bây giờ đi ăn đậu hũ cũng phải mặc áo mưa.Có phải không ông Nambinhfree ơi ?
XóaSư lúc nào cũng đam mê đậu hũ là sao? Nên chăng Sư chuyển qua món Viên Thiệu đi.
XóaMô phật ! Ta là hoà thượng nên ta chỉ thích đậu hũ còn món Viên Thiệu ấy thì để lão với A Sol chén đi,ta không thèm.
XóaHai ông muốn ăn gì cũng được, miễn là mặc áo mưa vào ướt! :))
Xóa