Bách Lý Hề là người nước Ngu, học giỏi nhưng nhà nghèo, ngoài ba mươi tuổi mới lấy nàng Đỗ thị làm vợ, sinh đặng một người con trai. Trong cảnh túng thiếu, Bách Lý Hề muốn đi lập công danh, song vợ con đơn độc, không biết nhờ cậy ai, vì vậy cứ quyến luyến mãi, không nỡ dứt tình.
Đỗ thị thấy vậy thưa: “Thiếp nghe nói làm trai phải lập chí, nay phu quân không tìm công danh, cứ vướng bận gia đình, biết bao giờ làm lên đại sự. Phận thiếp tuy yếu đuối nhưng cũng có thể kiếm ăn được, xin phu quân đừng ngại”.
Nói xong, Đỗ thị bắt con gà mái ấp làm thịt để tiễn chân Bách Lý Hề. Nhà hết củi, Đỗ thị phải bẻ phên làm củi, nấu một nồi cơm gạo đỏ bưng cho Bách Lý Hề ăn.
Bách Lý Hề ăn no, từ giã vợ con ra đi. Đỗ thị tay ẵm con, tay níu áo chồng, trối: “Lúc phú quý xin chớ phụ nhau!”
Bách Lý Hề phiêu du qua nhiều nước nhưng vì không có ai tiến dẫn nên vẫn không có đường tiến thân, lắm lúc cùng quẫn phải đi ăn xin qua ngày. Cuối cùng, Bách Lý Hề lưu lạc đến nước Sở, làm người chăn ngựa cho vua Sở.
Vua nước Tần là Mục công nghe tiếng Bách Lý Hề là người giỏi, liền sai người mang 5 bộ da dê sang biếu vua Sở xin chuộc lấy Bách Lý Hề về, phong làm tể tướng[1]. Năm ấy Bách Lý Hề đã ngoài bảy mươi tuổi.
Trong khi Bách Lý Hề đi vắng, Đỗ thị ở nhà quan hệ bất chính với phó bí thư đảng uỷ xã, ý lộn, đấy là chuyện của chị gì trên Vietnamnet. Đỗ thị ở nhà làm thuê làm mướn để kiếm ăn; sau nghèo khổ quá, không lấy gì cho đủ được, mới đem con lưu lạc sang nước Tần, làm nghề giặt thuê. Đến lúc Bách Lý Hề làm tể tướng nước Tần, Đỗ thị đã nghe tiếng, lại hai ba lần trông thấy ngồi xe đi qua mà không dám nhận.
Bấy giờ trong phủ tể tướng cần người giặt thuê, Đỗ thị liền xin vào làm.
Một hôm, người trong phủ mời phường nhạc vào hát hầu Bách Lý Hề. Đỗ thị nói với người trong phủ là mình cũng biết đàn hát, xin lên nhà trên hát một bài để hầu quan tể tướng. Phường nhạc bẩm với Bách Lý Hề, Bách Lý Hề truyền cho lên. Đỗ thị lên nhà trên, cúi đầu khép nép cất tiếng hát:
“Bách Lý Hề năm bộ da dê!
Nhớ ngày nào cùng nhau ly biệt,
Mổ con gà mái ấp, thổi nổi cơm vàng.
Chừ thương thì thương...
Ngày nay giàu sang, quên ta hay sao?
Bách Lý Hề năm bộ da dê!
Cha ăn thịt cá, con đói khóc dài.
Chồng mặc gấm vóc, vợ giặt thuê hoài!
Chừ thương thì thương...
Ngày nay giàu sang, quên ta hay sao?
Bách Lý Hề, năm bộ da dê!
Nhớ ngày xưa tiễn chàng ra đi,
Thiếp tôi nước mắt chứa chan!
Tới bây chừ, thấy chàng ngồi đó, thiếp tới ruột đứt từng cơn!
Chừ thương thì thương...
Ngày nay giàu sang, quên ta hay sao?”
Bách Lý Hề nghe hát, lấy làm ngạc nhiên, gọi đến trước mặt mà hỏi thì hóa ra vợ mình, liền ôm lấy mà khóc òa. Từ đó vợ chồng cha con lại được sum họp cùng nhau.
Bách Lý Hề là một trong những tể tướng giỏi nhất Trung Quốc thời Xuân Thu. Nhờ có sự phò tá của Bách Lý Hề mà Tần Mục công trở thành bá chủ chư hầu. Kể ra, làm to như Bách Lý Hề mà chịu ôm khư khư một mụ vợ già thì cũng coi là của hiếm.
Ấy thế nhưng lại có một ông quan rất to khác muốn học theo cái bài dùng đồ cổ của Bách Lý Hề, đó là Án Anh. Ông này nổi tiếng là người thông minh, có tài xử thế và ngoại giao rất tốt, được vua nước Tề là Cảnh công dùng làm tể tướng. Cuộc đời Án Anh gắn liền với 2 câu chuyện rất nổi tiếng là tích “Án Anh đi sứ nước Sở” và “Án Anh chia đào”. Nhờ có sự phò tá của Án Anh mà nước Tề dưới thời trị vì của Cảnh công trở nên rất cường thịnh.
Một hôm, Tề Cảnh công đến phủ tể tướng chơi, trông thấy vợ Án Anh, mới hỏi Án Anh rằng: “Đó là nội tử của khanh đấy à?”
Án Anh tâu rằng: “Phải!”
Tề Cảnh công cười mà nói rằng: “Chao ôi! Già mà xấu lắm! Ta có đứa ái nữ, trẻ mà đẹp, để ta gả cho khanh”.
Án Anh mừng rỡ, quỳ xuống lạy tạ Cảnh công rồi nhảy cẫng lên reo hò như điên. Nhưng đấy là chuyện bịa, còn thực tế thì Án Anh nói: “Lúc trẻ trung, người ta lấy mình, là mong lúc già nua có thể nhờ vả được. Vợ tôi dẫu già mà xấu, nhưng khi nào tôi nỡ phụ!”
Tề Cảnh công khen rằng: “Vợ còn chẳng nỡ phụ, huống chi là vua!”
Từ bấy giờ Tề Cảnh công có lòng tin cậy Án Anh lắm.
Tóm lại, đúng như thằng dở hơi nào đó đã nói, “đằng sau một người đàn ông thành đạt bao giờ cũng có bóng dáng của một người phụ nữ”. Nhân ngày 8/3, xin chúc chị em phụ nữ luôn được các ông chồng yêu thương và luôn là cái bóng lừng lững đằng sau sự thành đạt của các đức ông chồng. Trường hợp chị em muốn nhảy lên đứng trước và thành đạt hơn cả chồng thì cũng xin cứ tự nhiên, vì như lời một người cải cách xã hội và có trách nhiệm với sự tiến bộ của phụ nữ là Me xừ Xuân Tóc đỏ đã nói, “cái đó vô hại”.
Đỗ thị thấy vậy thưa: “Thiếp nghe nói làm trai phải lập chí, nay phu quân không tìm công danh, cứ vướng bận gia đình, biết bao giờ làm lên đại sự. Phận thiếp tuy yếu đuối nhưng cũng có thể kiếm ăn được, xin phu quân đừng ngại”.
Nói xong, Đỗ thị bắt con gà mái ấp làm thịt để tiễn chân Bách Lý Hề. Nhà hết củi, Đỗ thị phải bẻ phên làm củi, nấu một nồi cơm gạo đỏ bưng cho Bách Lý Hề ăn.
Bách Lý Hề ăn no, từ giã vợ con ra đi. Đỗ thị tay ẵm con, tay níu áo chồng, trối: “Lúc phú quý xin chớ phụ nhau!”
Bách Lý Hề phiêu du qua nhiều nước nhưng vì không có ai tiến dẫn nên vẫn không có đường tiến thân, lắm lúc cùng quẫn phải đi ăn xin qua ngày. Cuối cùng, Bách Lý Hề lưu lạc đến nước Sở, làm người chăn ngựa cho vua Sở.
Vua nước Tần là Mục công nghe tiếng Bách Lý Hề là người giỏi, liền sai người mang 5 bộ da dê sang biếu vua Sở xin chuộc lấy Bách Lý Hề về, phong làm tể tướng[1]. Năm ấy Bách Lý Hề đã ngoài bảy mươi tuổi.
Trong khi Bách Lý Hề đi vắng, Đỗ thị ở nhà quan hệ bất chính với phó bí thư đảng uỷ xã, ý lộn, đấy là chuyện của chị gì trên Vietnamnet. Đỗ thị ở nhà làm thuê làm mướn để kiếm ăn; sau nghèo khổ quá, không lấy gì cho đủ được, mới đem con lưu lạc sang nước Tần, làm nghề giặt thuê. Đến lúc Bách Lý Hề làm tể tướng nước Tần, Đỗ thị đã nghe tiếng, lại hai ba lần trông thấy ngồi xe đi qua mà không dám nhận.
Bấy giờ trong phủ tể tướng cần người giặt thuê, Đỗ thị liền xin vào làm.
Một hôm, người trong phủ mời phường nhạc vào hát hầu Bách Lý Hề. Đỗ thị nói với người trong phủ là mình cũng biết đàn hát, xin lên nhà trên hát một bài để hầu quan tể tướng. Phường nhạc bẩm với Bách Lý Hề, Bách Lý Hề truyền cho lên. Đỗ thị lên nhà trên, cúi đầu khép nép cất tiếng hát:
“Bách Lý Hề năm bộ da dê!
Nhớ ngày nào cùng nhau ly biệt,
Mổ con gà mái ấp, thổi nổi cơm vàng.
Chừ thương thì thương...
Ngày nay giàu sang, quên ta hay sao?
Bách Lý Hề năm bộ da dê!
Cha ăn thịt cá, con đói khóc dài.
Chồng mặc gấm vóc, vợ giặt thuê hoài!
Chừ thương thì thương...
Ngày nay giàu sang, quên ta hay sao?
Bách Lý Hề, năm bộ da dê!
Nhớ ngày xưa tiễn chàng ra đi,
Thiếp tôi nước mắt chứa chan!
Tới bây chừ, thấy chàng ngồi đó, thiếp tới ruột đứt từng cơn!
Chừ thương thì thương...
Ngày nay giàu sang, quên ta hay sao?”
Bách Lý Hề nghe hát, lấy làm ngạc nhiên, gọi đến trước mặt mà hỏi thì hóa ra vợ mình, liền ôm lấy mà khóc òa. Từ đó vợ chồng cha con lại được sum họp cùng nhau.
Bách Lý Hề là một trong những tể tướng giỏi nhất Trung Quốc thời Xuân Thu. Nhờ có sự phò tá của Bách Lý Hề mà Tần Mục công trở thành bá chủ chư hầu. Kể ra, làm to như Bách Lý Hề mà chịu ôm khư khư một mụ vợ già thì cũng coi là của hiếm.
Ấy thế nhưng lại có một ông quan rất to khác muốn học theo cái bài dùng đồ cổ của Bách Lý Hề, đó là Án Anh. Ông này nổi tiếng là người thông minh, có tài xử thế và ngoại giao rất tốt, được vua nước Tề là Cảnh công dùng làm tể tướng. Cuộc đời Án Anh gắn liền với 2 câu chuyện rất nổi tiếng là tích “Án Anh đi sứ nước Sở” và “Án Anh chia đào”. Nhờ có sự phò tá của Án Anh mà nước Tề dưới thời trị vì của Cảnh công trở nên rất cường thịnh.
Một hôm, Tề Cảnh công đến phủ tể tướng chơi, trông thấy vợ Án Anh, mới hỏi Án Anh rằng: “Đó là nội tử của khanh đấy à?”
Án Anh tâu rằng: “Phải!”
Tề Cảnh công cười mà nói rằng: “Chao ôi! Già mà xấu lắm! Ta có đứa ái nữ, trẻ mà đẹp, để ta gả cho khanh”.
Án Anh mừng rỡ, quỳ xuống lạy tạ Cảnh công rồi nhảy cẫng lên reo hò như điên. Nhưng đấy là chuyện bịa, còn thực tế thì Án Anh nói: “Lúc trẻ trung, người ta lấy mình, là mong lúc già nua có thể nhờ vả được. Vợ tôi dẫu già mà xấu, nhưng khi nào tôi nỡ phụ!”
Tề Cảnh công khen rằng: “Vợ còn chẳng nỡ phụ, huống chi là vua!”
Từ bấy giờ Tề Cảnh công có lòng tin cậy Án Anh lắm.
Tóm lại, đúng như thằng dở hơi nào đó đã nói, “đằng sau một người đàn ông thành đạt bao giờ cũng có bóng dáng của một người phụ nữ”. Nhân ngày 8/3, xin chúc chị em phụ nữ luôn được các ông chồng yêu thương và luôn là cái bóng lừng lững đằng sau sự thành đạt của các đức ông chồng. Trường hợp chị em muốn nhảy lên đứng trước và thành đạt hơn cả chồng thì cũng xin cứ tự nhiên, vì như lời một người cải cách xã hội và có trách nhiệm với sự tiến bộ của phụ nữ là Me xừ Xuân Tóc đỏ đã nói, “cái đó vô hại”.
-----
[1] Vua Tần định dùng lễ vật hậu hĩnh để chuộc Bách Lý Hề nhưng sợ vua Sở sinh nghi mà không cho chuộc, nên chỉ dùng 5 bộ da dê mà thôi. Cũng bởi vì thế, Bách Lý Hề mới được gọi là “Ngũ cổ thượng khanh” (ngũ cổ: năm bộ da dê)
[1] Vua Tần định dùng lễ vật hậu hĩnh để chuộc Bách Lý Hề nhưng sợ vua Sở sinh nghi mà không cho chuộc, nên chỉ dùng 5 bộ da dê mà thôi. Cũng bởi vì thế, Bách Lý Hề mới được gọi là “Ngũ cổ thượng khanh” (ngũ cổ: năm bộ da dê)
Giờ tôi mới biết vì sao nhà Sô lại nhanh chóng trở thành nhà báo lá cải cách mạng thành đạt và nhà bơm bóng huyền thoại như ngày hôm nay. Chắc hẳn ngài phải có "một bộ phận không nhỏ" bóng dáng các Thị Nở đứng sau, trước và cả ngồi trên lưng :P
Trả lờiXóaThứ nhất, ta không xài hàng bơm vá. Thứ hai, chị không nghĩ được ra tên nào khác ngoài Thị Nở để gọi các giai nhân hay sao? Hay chị cũng muốn can dự vào công cuộc bơm vá để làm "giai nhân" đấy hả? ;))
XóaTên dành cho giai nhân thì nhiều, nhưng người khiến cho tài tử Sô mê đắm và bảo vệ hết mình thiết nghĩ chỉ có Thị Nở mà thôi :))). Ta là đại gia đồng nát cơ mà, giai nhân cần ta chứ ta ko thèm làm giai nhân của kẻ nào cả, lão Sô hiểu chửa?
XóaTa hiểu roài. Như vậy là Thị Nở cần chị! :))
XóaVâng, Thị Nở cần tôi, nhưng vì dại trai nên yêu ngài :)))
XóaSao mà ta muốn chống hai tay vào háng quá ta ơi!
Xóathank, bài viết cũng được đó chứ
Trả lờiXóaKeywords: dong co dien xoay chieu khong dong bo 3 pha
bài này viết éo được. cái kết của ông rất ba phải.Đồng ý với ông là phụ nữ và đàn bà là bình quyền. Nhưng đàn bà với đàn ông là ko thể. Ông về ôm lại sách ngẫm lại sự đời đi. Tôi nghị cái kết của Án Anh trong sách thực ra là hàng vẽ đếch phải hàng thật
Trả lờiXóaAnh Lúa đúng là hai lúa! Đàn ông và đàn bà thì không thể bình quyền, cái đó tôi đồng ý với anh. Nhưng đàn ông và nam giới thì phải bình quyền, mà nam giới và nữ giới thì hẳn là đã bình quyền rồi. Tự đó mà suy, đàn ông phải bình quyền với nữ giới chứ. Tức là, nữ giới được làm gì thì đàn ông được làm đấy, thậm chí làm nhiều hơn thế (trừ việc đau đẻ) :)))
Xóa