Chuyện kể rằng quan tướng quốc nước Tấn là Triệu Thuẫn hay can gián vua nên vua Tấn phật ý, sai người tìm cách giết đi nhưng Triệu Thuẫn may mắn thoát được. Một người em họ của Triệu Thuẫn là viên tướng hầu cận vua liền lập mưu thích sát vua Tấn rồi đón Triệu Thuẫn về.
Triệu Thuẫn về cung, ôm lấy thi thể vua khóc lóc thảm thiết rồi sai đem tống táng, đoạn cùng triều thần lập vua mới để kế vị mà không truy xét kẻ giết vua. Sử quan cho rằng Triệu Thuẫn là kẻ chủ mưu, liền chép vào thẻ: “Mùa thu, tháng bảy, năm Ất Sửu, Triệu Thuẫn giết vua là Di Cao ở Đào Viên”.
Viên tướng hầu cận vua Tấn là em họ của Triệu ThuẫnTriệu Thuẫn xem thẻ thì giật mình kinh sợ, liền sai sử quan chép lại nhưng sử quan không chịu. Sử quan nói: “Đã gọi là tín sử thì có thế nào phải chép như thế, bởi vậy đầu tôi có thể cắt được, chứ bản thảo này thì không thể chữa lại được”. Triệu Thuẫn thở dài mà than: “Tiếc thay, bấy giờ ta chưa ra khỏi địa giới, để đến nỗi chịu tiếng xấu muôn đời, hối sao cho kịp”.
Lại có một chuyện khác tương tự xảy ra ở nước Tề. Quan tướng quốc nước này là Thôi Trữ có hiềm khích với vua Tề, bèn lập mưu lừa vua đến phủ riêng của mình mà giết đi, rồi sai sử quan chép là vua chết vì bị sốt rét. Viên sử quan tên là Bá, không nghe lời Thôi Trữ, chép vào thẻ rằng: “Ngày Ất Hợi, tháng 5, mùa hạ, Thôi Trữ giết vua là Quang”.
Thôi Trữ nổi giận, giết chết Bá. Bá có ba người em là Trọng, Thúc, Quý. Trọng chép như trước. Thôi Trữ lại giết đi. Thúc cũng chép thế. Thôi Trữ lại giết. Quý lại chép như vậy. Thôi Trữ cầm lấy cái thẻ, bảo rằng nếu Quý chịu chép khác đi thì tha chết cho. Quý nói: “Chép đúng sự thực là chức phận của người làm sử, nếu trái chức phận mà sống thì chẳng thà chết còn hơn!”. Thôi Trữ không làm gì được, đành thở dài mà trả cái thẻ chép sử lại cho Quý.
Quý cầm cái thẻ đi ra, sắp đến cửa sử quán thì gặp một sử quan tên là Thị. Quý hỏi đi đâu, Thị nói: “Ta nghe nói anh em nhà ngươi đều chết cả, sợ bỏ mất cái việc ngày Ất Hợi, tháng 5, mùa hạ mới rồi, vậy nên ta cầm thẻ đến để chép”. Quý đưa cái thẻ của mình chép cho Thị xem, Thị mới cáo từ mà về.
Xem chuyện của Triệu Thuẫn và Thôi Trữ mới thấy, người Tàu rất coi trọng sử sách. Cũng chính vì coi trọng sử sách nên họ rất sợ những chuyện xấu của mình bị ghi vào sách sử, sợ đến đỗi lắm lúc phải tìm cách giết cả sử quan để bịt mồm hậu thế. Nhưng cũng may là có nhiều ông quan chép sử dù có chết cũng chẳng chịu để cho người khác bịt mồm. Thành ra, sử liệu mà người Tàu xưa để lại cho con cháu của họ ngày nay cũng khá là phong phú và giá trị.
Việt Nam mình thì ở sát ngay cạnh nước Tầu. Nhưng đáng tiếc là mình không học được mấy từ bài học của họ. Mà tiếc nhất có lẽ là mấy vụ choảng nhau giữa mình với họ lại không được chép vào chính sử một cách đầy đủ. Thế nên mới có chuyện một ông là phó giáo sư cay đắng thốt lên một sự thật rằng vợ ông, con ông, sinh viên của ông, đồng nghiệp của ông… toàn là trí thực bậc cao cả nhưng không biết ngày 17/2 là ngày đếch. Mà rõ ràng, chẳng riêng gì những người được ông phó giáo sư kể ra, mà còn rất nhiều, rất nhiều người khác cũng ở trong tình trạng tương tự.
Và cay đắng hơn cả cái sự cay đắng của ông phó giáo sư kia là cả một sự thật trần trụi rằng nhiều người Việt ngày nay tỏ ra rất hờ hững với cái gọi là sử học. Thế cho nên mới có chuyện học sinh chẳng buồn học sử, chẳng muốn thi sử, còn Thượng thư Bộ Lễ thì thản nhiên thừa nhận rằng, việc có hàng ngàn bài thi lịch sử đạt điểm không là chuyện bình thường. Và cũng vì cái bình thường đó nên ngày nay sinh viên nào ra trường mà cầm trong tay mỗi nhõn tấm bằng lịch sử thì khả năng phải xin đi theo Ngọc Trinh để học thêm một khoá bồi dưỡng về kĩ năng cạp đất là dường như chắc chắn.
Nhưng tất cả những thứ cay đắng này ở tự đâu mà ra? Phải chăng người Việt mình không coi sử sách là quan trọng, không muốn học các bài học của tiền nhân để lại, hay người Việt không sợ hậu nhân chê cười những việc mình làm ngày hôm nay?
Thực ra thì, đối với người Việt, cũng như người Tây hay người Tàu, thì lịch sử đều có tầm quan trọng như nhau. Cái khác biệt, có chăng, giữa chúng ta và họ (tức người Tây, người Tầu) là cách chúng ta ghi chép và truyền bá lịch sử. Muốn truyền bá tốt, tất nhiên phải có những pho sử tốt. Và ngược lại, truyền bá tốt cũng chính là cơ sở để làm kho tàng sử liệu ngày càng phong phú hơn và phát huy hiệu quả tốt hơn. Thế nhưng hình như cả hai việc này, Việt Nam đều làm chưa đạt.
Vấn đề nan giải hiện nay là, thế thì, người Việt bây giờ phải bắt đầu từ việc nào trước, chép sử hay truyền bá sử? Để trả lời được câu hỏi này thì chắc lại phải mời các vị ở Sử quán và Bộ Lễ họp lại với nhau để bàn. Lẽ đương nhiên, họp và bàn như thế nào là việc của các vị ấy, và đương nhiên, những gì mà các vị bàn và quyết hôm nay sẽ được ghi vào sử sách để hậu thế phán xử. Nhưng nếu một khi đã họp, đã bàn mà vẫn không quyết được nên bắt đầu từ đâu thì có lẽ hãy bắt đầu từ việc bàn cách giảm họp. Bởi nếu không, thì hậu thế sẽ lại phải mất công chê cười tiền nhân của chúng là sao họp lắm mà vẫn chẳng quyết được cái gì. Mà đấy không phải cũng là một điều đáng sợ ư?
Xem thêm: Phỏng vấn một nhà sử học
Triệu Thuẫn về cung, ôm lấy thi thể vua khóc lóc thảm thiết rồi sai đem tống táng, đoạn cùng triều thần lập vua mới để kế vị mà không truy xét kẻ giết vua. Sử quan cho rằng Triệu Thuẫn là kẻ chủ mưu, liền chép vào thẻ: “Mùa thu, tháng bảy, năm Ất Sửu, Triệu Thuẫn giết vua là Di Cao ở Đào Viên”.
Viên tướng hầu cận vua Tấn là em họ của Triệu ThuẫnTriệu Thuẫn xem thẻ thì giật mình kinh sợ, liền sai sử quan chép lại nhưng sử quan không chịu. Sử quan nói: “Đã gọi là tín sử thì có thế nào phải chép như thế, bởi vậy đầu tôi có thể cắt được, chứ bản thảo này thì không thể chữa lại được”. Triệu Thuẫn thở dài mà than: “Tiếc thay, bấy giờ ta chưa ra khỏi địa giới, để đến nỗi chịu tiếng xấu muôn đời, hối sao cho kịp”.
Lại có một chuyện khác tương tự xảy ra ở nước Tề. Quan tướng quốc nước này là Thôi Trữ có hiềm khích với vua Tề, bèn lập mưu lừa vua đến phủ riêng của mình mà giết đi, rồi sai sử quan chép là vua chết vì bị sốt rét. Viên sử quan tên là Bá, không nghe lời Thôi Trữ, chép vào thẻ rằng: “Ngày Ất Hợi, tháng 5, mùa hạ, Thôi Trữ giết vua là Quang”.
Thôi Trữ nổi giận, giết chết Bá. Bá có ba người em là Trọng, Thúc, Quý. Trọng chép như trước. Thôi Trữ lại giết đi. Thúc cũng chép thế. Thôi Trữ lại giết. Quý lại chép như vậy. Thôi Trữ cầm lấy cái thẻ, bảo rằng nếu Quý chịu chép khác đi thì tha chết cho. Quý nói: “Chép đúng sự thực là chức phận của người làm sử, nếu trái chức phận mà sống thì chẳng thà chết còn hơn!”. Thôi Trữ không làm gì được, đành thở dài mà trả cái thẻ chép sử lại cho Quý.
Quý cầm cái thẻ đi ra, sắp đến cửa sử quán thì gặp một sử quan tên là Thị. Quý hỏi đi đâu, Thị nói: “Ta nghe nói anh em nhà ngươi đều chết cả, sợ bỏ mất cái việc ngày Ất Hợi, tháng 5, mùa hạ mới rồi, vậy nên ta cầm thẻ đến để chép”. Quý đưa cái thẻ của mình chép cho Thị xem, Thị mới cáo từ mà về.
Xem chuyện của Triệu Thuẫn và Thôi Trữ mới thấy, người Tàu rất coi trọng sử sách. Cũng chính vì coi trọng sử sách nên họ rất sợ những chuyện xấu của mình bị ghi vào sách sử, sợ đến đỗi lắm lúc phải tìm cách giết cả sử quan để bịt mồm hậu thế. Nhưng cũng may là có nhiều ông quan chép sử dù có chết cũng chẳng chịu để cho người khác bịt mồm. Thành ra, sử liệu mà người Tàu xưa để lại cho con cháu của họ ngày nay cũng khá là phong phú và giá trị.
Việt Nam mình thì ở sát ngay cạnh nước Tầu. Nhưng đáng tiếc là mình không học được mấy từ bài học của họ. Mà tiếc nhất có lẽ là mấy vụ choảng nhau giữa mình với họ lại không được chép vào chính sử một cách đầy đủ. Thế nên mới có chuyện một ông là phó giáo sư cay đắng thốt lên một sự thật rằng vợ ông, con ông, sinh viên của ông, đồng nghiệp của ông… toàn là trí thực bậc cao cả nhưng không biết ngày 17/2 là ngày đếch. Mà rõ ràng, chẳng riêng gì những người được ông phó giáo sư kể ra, mà còn rất nhiều, rất nhiều người khác cũng ở trong tình trạng tương tự.
Và cay đắng hơn cả cái sự cay đắng của ông phó giáo sư kia là cả một sự thật trần trụi rằng nhiều người Việt ngày nay tỏ ra rất hờ hững với cái gọi là sử học. Thế cho nên mới có chuyện học sinh chẳng buồn học sử, chẳng muốn thi sử, còn Thượng thư Bộ Lễ thì thản nhiên thừa nhận rằng, việc có hàng ngàn bài thi lịch sử đạt điểm không là chuyện bình thường. Và cũng vì cái bình thường đó nên ngày nay sinh viên nào ra trường mà cầm trong tay mỗi nhõn tấm bằng lịch sử thì khả năng phải xin đi theo Ngọc Trinh để học thêm một khoá bồi dưỡng về kĩ năng cạp đất là dường như chắc chắn.
Nhưng tất cả những thứ cay đắng này ở tự đâu mà ra? Phải chăng người Việt mình không coi sử sách là quan trọng, không muốn học các bài học của tiền nhân để lại, hay người Việt không sợ hậu nhân chê cười những việc mình làm ngày hôm nay?
Thực ra thì, đối với người Việt, cũng như người Tây hay người Tàu, thì lịch sử đều có tầm quan trọng như nhau. Cái khác biệt, có chăng, giữa chúng ta và họ (tức người Tây, người Tầu) là cách chúng ta ghi chép và truyền bá lịch sử. Muốn truyền bá tốt, tất nhiên phải có những pho sử tốt. Và ngược lại, truyền bá tốt cũng chính là cơ sở để làm kho tàng sử liệu ngày càng phong phú hơn và phát huy hiệu quả tốt hơn. Thế nhưng hình như cả hai việc này, Việt Nam đều làm chưa đạt.
Vấn đề nan giải hiện nay là, thế thì, người Việt bây giờ phải bắt đầu từ việc nào trước, chép sử hay truyền bá sử? Để trả lời được câu hỏi này thì chắc lại phải mời các vị ở Sử quán và Bộ Lễ họp lại với nhau để bàn. Lẽ đương nhiên, họp và bàn như thế nào là việc của các vị ấy, và đương nhiên, những gì mà các vị bàn và quyết hôm nay sẽ được ghi vào sử sách để hậu thế phán xử. Nhưng nếu một khi đã họp, đã bàn mà vẫn không quyết được nên bắt đầu từ đâu thì có lẽ hãy bắt đầu từ việc bàn cách giảm họp. Bởi nếu không, thì hậu thế sẽ lại phải mất công chê cười tiền nhân của chúng là sao họp lắm mà vẫn chẳng quyết được cái gì. Mà đấy không phải cũng là một điều đáng sợ ư?
Xem thêm: Phỏng vấn một nhà sử học
Ta bắt đầu quan ngại sâu sắc về tư tưởng đường lối không kiên định vững vàng của nhà báo lá cải cách mạng Solitaire. Ngài có muốn thâm canh tăng vụ thì cũng ko nhất thiết phải giồng lúa vào với cải chứ?
Trả lờiXóaChứ chị không nhớ lời cụ Tú Xương dạy à? "Sông kia rày đã nên đồng. Chỗ thì giồng lúa, chỗ giồng ngô khoai". Lúa giồng với ngô và khoai còn được thì hà cớ không giồng với cải được?
XóaNgài suy luận nông nổi như thế thì làm sao xứng đáng là người tình của Thị Nở được? Ngô và khoai làm sao giống cải được, nhất là loại cải phun thuốc sâu đậm đặc lại lai tạp không ra giống rì của ngài. Mới lại, vườn cải của ngài mới lên level được tí mà đã tí tởn giồng món khác thì dù ngài có vòng 1 nhớn tự nhiên ko chỉnh sửa cũng không thể giữ vững được danh hiệu nhà lá cải cách mạng được đâu ;))
XóaTôi không chủ trương việc hơn thua với chị ở cái ván cãi nhau này. Cãi hơn chị thì chỉ tổ mang tiếng là Chí Phèo chứ báu bở gì! Ta nhường cho chị một ván cãi nhau để bá tánh được an cư lạc nghiệp trong cái hoà bình và cái trật tự vậy! Sự đại bại vạn tuế! :)))
XóaĐây mới gọi là phản ánh đúng bản chất thực tế của vườn CẢI này!
XóaThứ lỗi cho ta hỏi ngu. Ý cô là sao, cô Cát? Từ bao giờ cô lại đâm ra hâm mộ các phạm trù triết học mà lại thích bàn về bản chất mấy lị hiện tượng thế?
XóaThôi được, vì nhà Sô có cái nhìn hết sức sáng suốt và sâu sắc nên từ rày ta sẽ không gọi ngài là Chí Phèo nữa, mà sẽ gọi là Thị Nở :)). Ngài hả lòng hả dạ rồi chứ :))
Trả lờiXóaTa đã bảo rồi mà, ta không chủ trương việc được thua với chị ở một cái quần! À quên, một ván quần! :))
XóaNgài suốt ngày diện một manh áo vải, cần gì quần mà chả ko tranh với ta :))
XóaÈo mịa, ta xin có vài thiển ý như sau:
Trả lờiXóa1. Theo đúng quy trình, trước hết ta bày tỏ sự thống nhất cao với báo cáo, ớ lộn, bản phân tích về cái sự học sử đầy tâm huyết lòng mề của A Sol.
2. Tiếp theo ta xin có vài nhời lạm bàn dư lày:
- Về hệ thống sử liệu của nước Nam ta cũng khá là phong phú và đầy đủ mà nếu có ai quan tâm thì sẽ bới ra được kha khá tác phẩm rất hay, mà theo ta đánh giá là không đến nỗi thua kém bác Thiên bên Tàu (vì 2 phương pháp nghiên cứu khác nhau, bác Thiên nghiêng về phương pháp đồng đại, trong lúc các nhà sử học của ta nghiêng về phương pháp lịch đại, tức là sẽ thiếu bới đi những loại hình như bản kỷ, thế gia.. bla bla... tuy nhiên nếu đọc các tác phẩm như Đại Việt Sử ký Toàn thư hay Việt sử tiêu án... thì sẽ kiếm được vô số mẩu chuyện hay chả kém đâu. Ngoài ra còn Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam Nhất thống chí, Việt sử xứ Đàng Trong, Khâm định Việt sử thông giám cương mục... và vô số các tác phẩm lịch sử khác, đảm bảo hay không kém sử Tàu.
Cũng không thể nói rằng chúng ta không chép hết những sự kiện trọng đại xảy ra gần đây vào sử, theo ta mới chỉ có sự kiện năm 1988 là chưa chép kịp thôi, chứ còn những sự kiện như chiến tranh biên giới phía Bắc hay Tây Nam ta đều đã được học vào tầm cấp 2, cấp 3 gì đó, sau phần chiến tranh chống Mỹ.
2. Với 1 hệ thống sử liệu đồ sộ như thế, quay lại vấn đề tại sao con em ta không chịu học sử, theo ta ngoài việc đổ tội hết cho bộ Lễ thì còn nhiều nguyên nhân khác chèn vào.
Đành rằng bộ Lễ đáng trách đầu tiên với việc chưa có 1 phương pháp truyền bá sử cho sinh động - điểm này ta nhất trí với A Sol. Nhưng ngoài ra, ta lật ngược lại 1 chút, là ngoài nhà trường, thì về phía gia đình, đến thế hệ chúng ta bây giờ có mấy bố mấy mẹ chú trọng đến việc giúp con mình yêu lịch sử. Chúng ta chú trọng đến điểm toán, điểm lý, điểm hóa, điểm văn.... là chính, chứ có bố mẹ nào hỏi con lúc con đi học về rằng hôm nay con được mấy điểm môn sử?
Chưa nói đến có bao nhiêu bố mẹ, khi con bắt đầu học chữ, dắt con đi hiệu sách mà mua cho con những cuốn sách kiểu Lá cờ thêu 6 chữ vàng? Thay vào đó là những cuốn truyện tranh vô bổ?
Có bố mẹ nào đêm về kể chuyện lịch sử cho con nghe?
Phim truyền hình chiếu sử Trung quốc nhiều hơn sử ta. Cái này thì cũng nên trách các nhà đài tí chứ, vì số phim sử chúng ta làm ra vừa thiếu vừa tệ.
Và cứ thế, từ lúc bé, cũng là lúc nhân cách bắt đầu định hình - cho đến lúc 10 tuổi thì tính cách chúng ta đã gần vào nề nếp, biết phân biệt môn chính - môn phụ, thì lúc đó còn coi sử học ra gì. Mà đã không yêu ngay từ đầu, thì đảm bảo lúc lớn lên cho dù các nhà giáo dục cỡ Makarenko có ra sức nhồi nhét vào đầu chúng ta rằng phải học sử đi nữa, cũng có ai yêu được nữa? Vì lúc đó đầu óc còn phải phân tán cho bao nhiêu môn học được coi là môn chính khác, hỏi còn sức đâu mà học cái môn toàn sự kiện ngày tháng ấy? Giả tỉ như ta chẳng hạn, ta vốn ghét môn Toán thì thầy giáo có ra sức giảng đến giờ ta cũng chỉ nhớ mỗi cái vụ "tích phân bỏ vào hàm", hay ghét môn Văn thì cho dù cố gắng mấy điểm văn ta cũng không thể quá trung bình. MUỐN HỌC GIỎI MÔN GÌ THÌ TRƯỚC HẾT PHẢI YÊU THÍCH MÔN ĐÓ. Và chúng ta đã không đươc dạy dỗ rằng phải yêu môn Sử ngay từ thơ bé.
3. Tất nhiên nói vậy cũng không thể quấy quá trách nhiệm của bộ Lễ, vì đến giờ, như ta thấy, vẫn còn có những giáo viên dạy Sử mà lúc ta đưa ra 1 ví dụ sai lè về viết lịch sử thì cô vẫn bảo rằng thì là mà và do ta hiểu sai vấn đề chứ không phải người viết là sai (mà trong facebook của ta là ví dụ điển hình)... Với những giáo viên dạy ẩu, đương nhiên học trò cũng học ẩu.
Bla bla... các lão thấy ý ta dư lào????
Để ta điện cho bác Thiên với bác Đôn, mời 2 bác ấy về họp để bàn việc phê bình cái comment của ông! :))
XóaThôi thôi, các bác ấy lại chả mắng ta cái tội hậu sinh nói leo thì chết bỏ cmn à?
XóaThế để ta điện thêm cho anh Lượng râu, đặng nhỡ 2 bác ấy mắng ông thì đã có anh Lượng râu cãi hộ! :))
XóaÔng đừng có mà xỏ ta, bữa trước ta trót nhỡ mồm chửi xéo bác ấy mấy câu, ông điện bác ấy lên nhỡ bác ấy nhớ thù xưa lôi ta ra trảm như Mã Tốc thì sao? Ta còn muốn thọ dài dài để vào vườn cải tỉ thí với Dâm Sư ba trăm hiệp.
XóaĐội ơn ông đã có lòng với việc phá phách vườn cải của ta. Trộm nghĩ, một kẻ thông thiên văn, tường địa chất như ông mà không được đấu khẩu với bác Thiên mấy lị bác Đôn thì sao tỏ được cho bá tánh làng Vũ Đại thấy được cái hùng tài đại bựa của ông. Còn ví thử anh Lượng có làm gì không nên không phải với ông thì ông cứ học theo bài của mấy đứa hậu sinh mà ta đã kể trong bài hôm nọ mà làm, đảm bảo anh ấy ộc ra còn nhiều máu hơn cả Vương Lãng và Tào Chân! ;))
XóaHay ta nhờ vả ông cùng ta đi đối chất với bác Lượng râu???? Nhờ vía ông, biết đâu bác ấy lại nể tình tha cho ta.
XóaGiúp ông thì ta cũng chằng nề hà gì, hiềm nỗi vòng một của ta lớn tự nhiên không cần chỉnh sửa, làm sao có thể khiến anh Lượng tức chết được? Ông phải nhờ những kẻ mà vòng một bị chỉnh sửa như cô Cát hay cô Nát ấy, thì anh Lượng mới ộc máu đằng mồm được! ;))
XóaNgoài khả năng làm Ghẹ đứng thẳng và phun nước màu phì phì vào người khác thì ngài còn tài năng xuất chúng tiềm ẩn nào mà người ta chưa được biết ko hả ngài Sô?
XóaTôi chẳng dám nhận mình có tài năng xuất chúng nào, chỉ tự hào mỗi cái vòng một lớn tự nhiên không cần chỉnh sửa thôi. Nhưng tiếc thay nhà chị suốt ngày cứ chê bai, dè bĩu những người có vòng một lớn tự nhiên không cần chỉnh sửa là sai, là đáng cười. Cứ tự đó mà suy thì biết ngay tình cảnh của chị là như thế nào! :))
XóaTa việc gì phải hỏi cô Cát hay cô Nát, vì ta tin là các cô ấy không chỉnh sửa gì ở các vòng của mình. Mấy lại ông phải xem lại vấn đề chính xác là vòng nào của ông lớn tự nhiên không chỉnh sửa? Vòng 1 hay vòng 3? Theo ta thứ ông cần là vòng 3 lớn tự nhiên không chỉnh sửa, chứ chỉ mỗi vòng 1 thôi thì đến giờ ông vẫn ế chỏng ế chơ là đúng!!!! :)) :)) :))
XóaĐề nghị ông làm rõ vụ này giúp tôi! Nhất thiết phải trưng cầu giám định, ông ạ! (Nhưng tuyệt nhiên không được trưng cầu lão Sư, a di đà phật!)
XóaVới nghề bơm bóng gia truyền của nhà Sô thì tôi đồ rằng nhà Sô ba vòng đều nhớn bằng nhau ngài Bồ Nông ạ :)).
XóaỐi giời, ông Bồ Nông xem nhời của chị Nát mà về tắm gội sạch sẽ rồi ra bến Hoàng Giang đi. Ông gì Ninh nên Nga đã dạy là muốn nhận thức chân lí thì phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng, rồi mới từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn. Ông chưa thấy cái "trực quan sinh động" của ta dư lào mà đã phát biểu liều, để lại tiếng xấu cho muôn đời sau, giờ muốn hối lại làm sao kịp? Chẳng bù cho chị Nát, bao giờ cũng dòm cái "trực quan sinh động" rồi mới phát biểu nên nói gì trúng đấy, thật là khoa học, thật là biện trứng!
XóaCPU của nhà Sô dạo này hỏng hóc hay sao mà lại bảo ta đã dòm cái "trực quan sinh động"? Nếu đã có "trực quan sinh động" thì việc gì ta phải "đồ rằng" cho nhọc người ra? Tốt nhất là nhà Sô đem CPU vào Trâu Quỳ mà chữa chạy đi, không ta đem bán đồng nát hết đấy ;))
XóaChị có vẻ ham hố với cái vụ bán đồng nát này quá nhỉ? Có phải là chị nghĩ rằng trong quả CPU của ta cũng có chứa 5 triệu Yên Nhật như cái loa mà một đồng nghiệp của chị mua được không? Không có đâu chị ạ, ta giấu trong đó toàn tàu hũ mới lại ghẹ thôi, chị mà mang mấy thứ đó đi trên đường, khéo gặp cớm thì chị ăn cơm cà luôn! ;))
Xóa